Nếu bạn không may làm đổ nước, cà phê, trà, rượu, sữa hay đồ uống khác lên chiếc laptop bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây để giải cứu laptop khỏi những hiểm nguy từ nước.
1. Tắt nguồn máy tính. Ngay lập tức tháo bộ chuyển đổi AC và pin. Nếu nước chạm vào bảng mạch có thể sẽ gây ra chập mạch.
2. Rút tất cả các thiết bị ngoại vi như chuột, ổ USB, các thiết bị gắn rời và tất cả các loại cáp khác.
3. Dốc ngược chiếc máy tính ngay lập tức. Làm như vậy sẽ ngăn chặn nước đi sâu hơn vào trong mạch của máy tính.
4. Sử dụng một chiếc khăn bông mềm để làm sạch đồ uống bị tràn ra trên máy.
5. Kiểm tra bàn phím. Một số máy tính có bàn phím chống tràn tuy nhiên bạn cũng nên áp dụng các bước này:
– Đổ cho nước chảy ra hết khỏi miếng dán bảo vệ bàn phím
– Đối với bàn phím có thể tháo rời bạn có thể làm sạch một cách dễ dàng
6. Làm sạch cặn dính. Màn hình, bàn phím và các phím nhấn có thể bị bẩn. Bạn hãy sử dụng một miếng vải bông mềm ẩm để lau sạch.
7. Tránh để cơ thể bạn tiếp xúc với bản mạch máy tính bởi khi chúng ra trực tiếp tiếp xúc với các linh kiện máy tính vô tình chúng ta đã truyền một điện tích lớn sáng đó và làm hư hỏng linh kiện ấy. Bạn có thể sử dụng vòng chống tĩnh điện hoặc trước khi chạm tay vào bất kỳ thành phần nào bên trong máy bạn nên chạm chân trần xuống đất để giải tĩnh điện đang có trên cơ thể.
8. Tháo vỏ máy ra. Bạn có thể phải tháo các bộ phận nếu bạn không thể làm sạch toàn bộ. Một vài trường hợp tràn có thể làm hỏng các bảng mạch điện tử
– Nếu bạn không thể tự tháo thì bạn có thể đem ra các cửa hàng sửa máy tính hoặc nhờ ai đó có kinh nghiệm tháo giúp.
– Tháo tất cả các thẻ và ổ đĩa.
9. Loại bỏ các cục vón khô
Sử dụng một miếng vải bông mềm rồi nhẹ nhàng loại bỏ các vết bẩn khô cứng rồi sử dụng khí nén hoặc máy hút bụi nhỏ để thổi bay những cặn bẩn.
10. Rửa sạch các cặn
Nếu bạn làm đổ bất cứ chất lỏng gì mà không phải là nước thì việc rửa sạch là vô cùng vất vả. Có một số cách để rửa sạch máy tính của bạn, tùy thuộc vào đồ uống bị tràn ra là gì, và những rủi ro mà bạn sẵn sàng chấp nhận
– Bạn cần xác định loại chất lỏng đã đổ và ngấm vào trong máy tính, và quyết định nên dùng loại dung dịch có tính hòa tan trong nước hay không. Sử dụng nước khử ion cho vết bẩn tan trong nước như cola. Nếu không có tính hòa tan thì bạn rửa với rượu trước rồi sử dụng nước làm sạch
– Rửa sạch với nước. Bất kỳ thành phần nào có dính cặn bẩn bạn đều rửa nước. Hầu hết các bo mạch đều có khả năng chịu nước tốt miễn là nó không được nạp điện ngoại trừ bộ phận có thể tháo rời như ổ đĩa CD và quạt.
– Rửa sạch với nước khử ion hoặc nước cất. Nhiều người chọn nước khử ion hơn là nước máy.
Nước thường sẽ để lại hiện tượng đọng nước gây ra chập điện, nhưng nước khử ion sẽ không.
– Rửa sạch vừa mức và cẩn thận loại bỏ nước còn đọng lại.
11. Làm khô
– Khô tự nhiên. Kê máy lên cao xa khỏi mặt nền để không khí có thể lưu thông và bao quanh toàn bộ máy. Để máy khô trong 24 đến 48 tiếng. Trong khi chờ máy khô, bạn đặt pin vào trong thùng gạo sống.
– Lau khô bằng ánh sáng thường. Phơi chúng dưới ánh sáng vừa phải và để khô trong khoảng 12 giờ. Máy hút ẩm có thể cải thiện thời gian sấy.
– Tuyệt đối không sử dụng máy sấy tóc vì nó có thể gây ra tĩnh điện và làm hư hại máy. Máy sấy tóc khi được để ở chế độ nhiệt cao cũng có thể làm tan chảy một số thành phần làm chảy nhựa các bo mạch. Thậm chí máy sấy tóc còn làm tăng độ ẩm trong các bản mạch và các linh kiện bên trong, làm hỏng các bộ phận bên trong máy. Cách tốt nhất để loại bỏ độ ẩm còn lại trong máy là bạn nên kiên nhẫn làm khô nó bằng một máy hút bụi nhỏ khoảng 20 phút/ khu vực bị nước đổ vào bởi phần lớn những chất lỏng, độ ẩm thông thường mà bạn có thể nhìn thấy đều đã được làm khô. Phương pháp này thích hợp với việc bạn để máy khô tự nhiên bởi nó có khả năng ngăn cản quá trình oxi hóa.
12. Lau chùi bằng dung môi
Một số người sử dụng dung môi làm chất tẩy rửa. Nó được khuyến khích sử dụng nếu như các thành phần trong máy đã bị ngấm đủ lâu để có thể bị ăn mòn và oxy hóa trước khi bạn sửa hay làm sạch chúng. Luôn luôn sử dụng găng tay và đảm bảo phòng thông thoáng tốt để các chất tẩy rửa như dung môi hoặc cồn không làm hại da tay.
– Nếu bạn nghi ngờ rằng lần rửa đầu tiên của bạn không loại bỏ các chất cặn bẩn thì việc sử dụng chất tẩy rửa chứa nhiều rủi ro cũng đáng để bạn thử. Ưu điểm của chất tẩy rửa này đó là chỉ cần sử dụng duy nhất một loại tẩy rửa và thông thường là loại dễ bay hơi nên bạn không phải mất thời gian sấy. Điểm bất lợi là nếu bạn sử dụng nhầm loại tẩy rửa thì khả năng ăn mòn máy tính của bạn có thể xảy ra.
– Nên sử dụng cồn dễ cháy (99% cồn isopropyl). Tuyệt đối không sử dụng xăng hoặc axeton
– Sử dụng tăm bông đê lau cẩn thận các thành phần bên trong máy đến khi nó được sạch sẽ.
– Bạn có thể sử dụng loại bình xịt Flux từ các cửa hàng điện tử.
Hãy chắc chắn rằng máy tính xách tay của bạn hoàn toàn khô ráo trước khi bật trở lại nếu không bạn có thể sẽ thay một cái máy tính mới, vô cùng tốn kém.
13. Lắp ráp các bộ phận vào máy và cho máy chạy thử
14. Nếu máy vẫn không lên thì bạn hãy gọi bộ phận dịch vụ khách hàng.
Hy vọng với 14 bước trên sẽ giúp bạn có thể tự tin hơn trong việc xử lý trường hợp những chất lỏng đổ vào chiếc laptop yêu quý của bạn!
Theo wikihow.com