Cách khắc phục lỗi laptop Acer không kết nối được wifi

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Laptop Acer không kết nối được wifi là lỗi thường xuyên xảy ra cho người dùng. Đây không phải là vấn đề gì quá nghiêm trọng và bạn có thể tự mình giải quyết.

Laptop Acer với rất nhiều tính năng đa dụng được người dùng yêu thích. Nhưng có một số trường hợp laptop Acer không kết nối được wifi. Vậy nguyên nhân là do đâu và cách khắc phục như thế nào.

Nguyên nhân khiến laptop Acer không kết nối được wifi

Muốn giải quyết được vấn đề laptop Acer không kết nối được wifi thì trước hết phải biết được nguyên nhân gây ra lỗi này. Nhưng nếu nói đến lỗi laptop không bắt được wifi thì có nhiều lý do như sau:

  • Tính năng wifi chưa được mở.
  • Driver wifi chưa được cài hoặc đã bị lỗi, bị virus xâm nhập.
  • Do hệ thống phần cứng của mạng bị lỗi hoặc chưa kết nối.
  • Nếu sử dụng mạng LAN thì có thể bị lỗi trùng IP.
  • Máy tính bị virus
  • Đổi IP bằng phần mềm fake IP hoặc VPN.

Nguyên nhân khiến laptop Acer không kết nối được wifi

Cách sửa lỗi laptop Acer không kết nối được wifi

Laptop không kết nối được wifi có dấu X màu đỏ

Nếu bạn thấy wifi có biểu tượng dấu X màu đỏ, bạn hãy kiểm wifi đã được bật hay chưa. Với một số đời laptop cũ của Acer sẽ có một công tắc wifi. Bạn hãy kiểm tra xem là mình đã bật công tắc này lên chưa.

Còn các đời laptop hiện nay, công tắc wifi sẽ là một nút bấm cạnh nút nguồn. Bạn hãy thử dùng nút này để bật wifi. Nếu thấy laptop có đèn báo màu xanh lá thì wifi đã bật. Còn nếu bạn thấy đèn màu đỏ hoặc cam thì tức là wifi chưa được bật.

Nhưng nếu chiếc máy tính xách tay của bạn không có những công tắc wifi trên thì bạn có thể dùng cách khác, bạn hãy dùng tổ hợp phím tắt để mở lại wifi. Tùy vào dòng máy mà sẽ có những tổ hợp phím bật tắt wifi khác nhau. Đối với laptop Acer thì tổ hợp phím này là Fn + F5 hoặc Fn + F2

Laptop không kết nối được wifi có dấu X màu đỏ

Cài đặt lại driver

Nếu bạn đang sử dụng laptop có mạng bình thường nhưng đột nhiên lại thấy mất wifi thì có một khả năng là driver wifi đã bị hỏng. Để kiểm tra tình trạng của driver thì bạn hãy làm theo cách sau.

Đầu tiên, bạn hãy nhấn chuột phải vào biểu tượng This PC trên desktop và chọn Manager. Sau đó bạn vào trình quản lý thiết bị (Device Manager) để kiểm tra trong cột Network adapter có xuất hiện driver wifi hay không. Kí hiệu của driver wifi sẽ có hình Wireless.

Nếu bạn không thấy có driver của wifi thì cần phải dùng một thiết bị khác để tải driver về. Sau đó copy vào USB rồi cài đặt lại cho máy của bạn. Hoặc nếu bạn không tải được driver của wifi thì bạn có thể cài driver bằng phần mềm driver All in one như Driver Booster hay Wandriver. Phần mềm này sẽ giúp bạn tự cài driver.

Nếu đã cài driver wifi xong mà bạn thấy laptop của bạn có biểu tượng cột sóng là bạn đã cài thành công. Cách này ngoài việc giải quyết lỗi mất kết nối wifi thì còn có thể dùng để cài wifi cho laptop mới.

Wifi không kết nối được và có dấu chấm than vàng

Nếu laptop không kết nối được wifi mà bạn thấy có dấu chấm than vàng hoặc laptop mất luôn cả biểu tượng wifi thì có nghĩa là IP của laptop bạn đang bị trùng với IP của các máy khác. Khắc phục tình trạng này thì bạn hãy xóa wifi cũ và kết nối lại. Còn nếu đã xóa và kết nối wifi mới mà vẫn chưa được thì hãy tự mình thay đổi IP của máy mình.

Wifi không kết nối được và có dấu chấm than vàngĐầu tiên, bạn mở cửa sổ RUN lên. Sau đó gõ vào lệnh cmd và nhấn Enter để mở Command Prompt. Sau khi cửa sổ cmd mở lên, bạn hãy gõ lệnh ipconfig /release rồi nhấn phím Enter để bắt đầu lệnh. Đây là lệnh xóa đi IP cũ. Đã xóa IP cũ rồi thì bạn gõ lệnh ipconfig /renew để máy tính có được IP mới. Sau khi đã thực hiện xong các bước trên thì khởi động lại máy là được.

Trên đây là những nguyên nhân và cách khắc phục lỗi laptop Acer không kết nối được wifi. Nếu sau khi đã áp dụng các cách trên mà vẫn không kết nối được wifi thì có thể là hệ thống wifi chỗ bạn đang dùng hoặc máy bạn có vấn đề. Lúc này thì phải sửa máy hoặc sửa hệ thống thôi. Chúc bạn giải quyết được vấn đề thành công nhé.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Máy tính - Laptop

HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14 là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai tìm kiếm một thiết bị mạnh mẽ với khả năng hoạt động ổn định và bền bỉ. Mặc dù thiết kế bên ngoài không có gì nổi bật và có vẻ đơn điệu, nhưng sức mạnh bên trong của sản phẩm này chính là điểm mà người dùng cần chú ý đến.
Đánh giá laptop gaming Dell Alienware M18 R1: "Nghiền nát" mọi tựa game!

Đánh giá laptop gaming Dell Alienware M18 R1: "Nghiền nát" mọi tựa game!

Dell Alienware M18 R1 là một trong những chiếc laptop gaming mạnh mẽ nhất hiện nay được thiết kế dành cho những game thủ và các creator đòi hỏi hiệu năng đỉnh cao. Với thiết kế độc đáo, màn hình tuyệt đẹp, cấu hình “khủng”, nó hứa hẹn mang đến những trải nghiệm gaming và làm việc ấn tượng nhất.
Review chi tiết máy trạm đồ họa Dell Precision 5570

Review chi tiết máy trạm đồ họa Dell Precision 5570

Dell Precision 5570 là một trong những chiếc máy trạm di động nhẹ và mảnh mai nhất hiện nay. Nó không chỉ mang lại trải nghiệm tinh tế và thanh lịch mà còn cung cấp hiệu năng cực khủng cho dân làm kỹ thuật, thiết kế đồ họa.
Đánh giá laptop gaming Dell G16 7630

Đánh giá laptop gaming Dell G16 7630

Trong năm 2023, Dell đã tung ra dòng laptop gaming G16 mới chứa đựng hiệu suất tốt với mức giá phải chăng. Trong bài đánh giá Dell G16 7630 này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu xem liệu chỉ với mức giá khoảng 30 triệu đồng thì khả năng ‘cân game’ của nó sẽ như thế nào nhé.
Đánh giá laptop gaming Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2

Đánh giá laptop gaming Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2

Với mục đích mang lại trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người dùng có nhu cầu sử dụng cấu hình cao, như thiết kế đồ họa và chơi game, Acer đã cho ra mắt Laptop Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2 với thiết kế mới và cấu hình vượt trội.
Review chi tiết laptop Acer Aspire 5 A514-55-5954

Review chi tiết laptop Acer Aspire 5 A514-55-5954

Acer Aspire 5 A514-55-5954 được thiết kế với các yếu tố mỏng gọn, nhẹ nhàng, cấu hình tốt để mang đến cho người dùng phổ thông một chiếc laptop văn phòng hiệu quả trong tầm giá 15 triệu đồng.