Cách làm vỏ bánh nướng Trung thu đẹp mắt cho ngày Tết Đoàn viên

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Những lưu ý khi làm vỏ bánh Trung thu truyền thống để vỏ bánh mềm mịn và không bị nứt vỡ sẽ được Websosanh.vn đề cập trong bài viết dưới đây ngay bây giờ!

Đối với bánh Trung thu, thực khách không chỉ đòi hỏi chất lượng cao về nhân bánh đậm đà hương vị, vỏ bánh mềm mịn, đóng gói bao bì bắt mắt mà còn có yêu cầu về ngoại hình của bánh. Một chiếc bánh nướng Trung thu đúng chuẩn sẽ có lớp vỏ màu vàng bóng bẩy, có hoa văn rõ ràng, không bị rạn nứt, không có các bọt khí li ti hay bị lớp trứng phủ làm mờ hoa văn. Thành bánh Trung thu không bị phồng, phải thẳng thớm và không bị cong vẹo.

Bánh Trung thu tiêu chuẩn cần có hương vị lôi cuốn và vẻ ngoài bắt mắt
Bánh Trung thu tiêu chuẩn cần có hương vị lôi cuốn và vẻ ngoài bắt mắt

Để làm được điều đó, các đầu bếp cần lưu ý về nguyên vật liệu, cách làm cũng như nhiệt độ và thời gian nướng bánh. Dưới đây là cách làm vỏ bánh Trung thu truyền thống mà khách hàng có thể tham khảo.

1. Nguyên liệu làm vỏ bánh Trung thu

Để làm vỏ bánh Trung thu, ta cần chuẩn bị những nguyên vật liệu sau đây: 240g bột mì, 160g nước đường bánh nướng, 1 lòng đỏ trứng gà, 30g dầu ăn, 10g bơ đậu phộng và ¼ thìa cà phê ngũ vị hương.

Trong đó, bột mì cần sử dụng loại bột có hàm lượng protein ít, từ 8 đến 11% vì bột có hàm lượng protein cao sẽ làm vỏ bánh cứng, dễ bị rạn nứt. Vì vậy, để vỏ bánh ngon và có độ mềm mịn thì bột mì nên được pha tỷ lệ 1:1 giữa bột làm bánh ngọt có hàm lượng protein 8% và bột làm bánh mì có hàm lượng protein 11%; cụ thể là 120g bột số 8 và 120g bột số 11.

Vỏ bánh Trung thu cần sử dụng bột số 8 và bột số 11 để vỏ bánh được mềm mịn
Vỏ bánh Trung thu cần sử dụng bột số 8 và bột số 11 để vỏ bánh được mềm mịn

2. Cách làm vỏ bánh Trung thu

Sau đây là hướng dẫn cách làm vỏ bánh Trung thu chi tiết, kể cả người mới cũng có thể làm ra những chiếc bánh Trung thu truyền thống ngon miệng cho người thân hoặc bạn bè.

2.1. Trộn bột làm vỏ bánh Trung thu

Đầu tiên, ta cần rây bột mì vào âu để có được phần bột mịn, đều và không vón cục. Sau đó, tạo một lỗ nhỏ giữa bột mì và cho vào nước đường bánh nướng, lòng đỏ trứng gà, dầu ăn, bơ đậu phộng và thìa cà phê ngũ vị hương.

Dùng muỗng khuấy đều và liên tục hỗn hợp theo hình tròn hoặc hình xoắn ốc cho đến khi các nguyên liệu hòa tan vào nhau, rồi dùng tay nhào bột một cách nhẹ nhàng để tạo thành một khối mịn dẻo. Bột khi được trộn xong sẽ hơi ướt và mềm, sau đó ta bọc kín khối bột lại và để bột nghỉ ở nhiệt độ phòng trong vòng 30 đến 45 phút.

Lưu ý khi nhào bột là ta có thể thêm dầu ăn hoặc nước đường vào nếu bột bị khô hoặc bở. Nếu bột quá mềm thì cần thêm bột mì để đảm bảo bột làm vỏ bánh không bị quá lỏng.

2.2. Phần nhân bánh

Bánh Trung thu có nhiều loại nhân khác nhau từ truyền thống đến hiện đại như nhân đậu đỏ, nhân hạt sen, nhân khoai môn, nhân thập cẩm, nhân sầu riêng, nhân đậu xanh hạt chia, nhân phô mai, nhân trứng muối,… Việc lựa chọn nhân bánh tùy vào khẩu vị của từng khách hàng, tuy nhiên, để làm được bánh Trung thu đẹp mắt thì phần nhân bánh cần được cân, chia thành nhiều phần nhỏ và vo tròn lại.

Nhân bánh Trung thu khá đa dạng, tuy nhiên, tất cả cần được cân, chia đều và vo tròn lại
Nhân bánh Trung thu khá đa dạng, tuy nhiên, tất cả cần được cân, chia đều và vo tròn lại

Để đóng bánh vào khuôn, ta cần chuẩn bị những dụng cụ như khuôn bánh Trung thu, cây cán bột, 15g bột mì, 1 chén dầu ăn, chổi quét dầu và khay nướng. Trong đó, khuôn bánh có nhiều loại từ các loại khuôn cho bánh nhỏ như 50g, 75g, 100g,.. cho đến các khuôn bánh lớn như 150g, 250g, 300g,… và có hoa văn đa dạng nên khách hàng có thể lựa chọn mua khuôn tùy theo nhu cầu ăn uống của mình.

2.3. Tạo hình bánh

Trước khi tạo hình bánh, cần lưu ý rửa tay sạch sẽ, lau khô tay và lấy một chút bột mì xoa đều để bột không bị dính vào tay. Cách tạo hình bánh Trung thu bao gồm các bước sau đây:

  • Bọc nhân bánh: Dùng cân chia bột thành từng phần tương ứng với phần nhân đã chuẩn bị. Sau đó, phủ một lớp bột áo lên cây cán bột và cán dẹt miếng vỏ bột. Lưu ý nên cán bột vừa đủ bao 2/3 nhân và phần mép cần dày hơn so với phần giữa bột. Cuối cùng đặt nhân vào giữa, nhẹ nhàng áp phần vỏ với nhân từ dưới đáy đi lên để bột bao đều hết phần nhân bánh rồi miết kín và vuốt để làm mờ vết dính mép bột.
  • Đóng bánh vào khuôn: Quét 1 lớp dầu ăn mỏng xung quanh thành trong khuôn bánh, cho bánh vào khuôn và ép nhẹ xuống để bánh dàn đều. Để bánh không bị dính vào mặt bàn, ta cần thoa một lớp bột áo bên dưới phần đế và lấy tăm chọc vài lỗ ở đáy để bánh được thoát khí. Đối với khuôn bánh lò xo, ta cần đặt khuôn trên mặt bàn đã phủ bột áo, trong khi tay trái giữ chặt khuôn để cố định thì tay phải dùng lực ép mạnh xuống rồi nhẹ nhàng nhấc khuôn ra thì ta sẽ được một chiếc bánh Trung thu hoàn chỉnh.
  • Làm hỗn hợp trứng quét lên bánh: Hỗn hợp này sẽ giúp bánh có màu vàng bóng và đảm bảo độ mềm mịn cho vỏ bánh. Cách làm khá đơn giản, ta chỉ cần trộn 1 lòng đỏ trứng gà, ½ lòng trắng trứng, 1 hoặc 2 muỗng cà phê sữa tươi không đường, 1 thìa cà phê dầu vừng và ½ thìa cà phê mật ong hoặc nước đường bánh nướng rồi lọc hỗn hợp qua rây.

3. Cách nướng bánh Trung thu

Việc nướng bánh Trung thu là bước quan trọng có thể quyết định phần vỏ bánh có được đẹp mắt, mềm mịn hay không. Trước khi nướng bánh, đầu bếp cần làm nóng lò nướng tầm 10 đến 15 phút ở nhiệt độ từ 180 – 190 độ C. Lò nướng cần có đủ 2 lửa trên và dưới để bánh được chín đều và không bị cháy.

Quá trình nướng bánh sẽ chia làm 2 lần. Lần 1 nướng bánh trong tầm 5 – 10 phút, sau đó lấy ra và đợi bánh nguội. Tiếp theo lấy chổi quét hỗn hợp trứng đã chuẩn bị trước đó đều khắp mặt bánh, đối với thành bánh thì dùng chổi to và quét theo chiều dọc từ dưới lên và từ trên xuống.

Ở lần nướng thứ 2, nướng bánh từ 5 – 7 phút và ở nhiệt độ 190 – 200 độ C, sau đó lấy bánh ra và để nguội. Bánh Trung thu mới vừa ra lò sẽ có màu hơi vàng, sau khoảng 2 đến 3 ngày thì đường sẽ xuống màu, dầu từ nhân bánh sẽ thấm dần ra vỏ và từ đó, phần vỏ bánh sẽ có màu nâu vàng sậm và bóng.

Bánh Trung thu nướng có màu vàng nâu bóng cùng lớp vỏ mềm dẻo
Bánh Trung thu nướng có màu vàng nâu bóng cùng lớp vỏ mềm dẻo

Để làm ra được chiếc bánh Trung thu vừa có vẻ ngoài đẹp mắt và vừa đậm đà hương vị không phải là một điều dễ dàng mà phải trải qua nhiều công đoạn nhào bột, nướng bánh khá phức tạp. Hy vọng bài viết trên đây về cách làm vỏ bánh Trung thu dẻo sẽ mang đến thông tin hữu ích cho những người tiêu dùng để từ đó tạo ra những chiếc bánh Trung thu truyền thống thơm ngon cho gia đình, người thân hoặc bạn bè.

Tin tức về Thực phẩm - Đồ uống

Bạn có biết: Uống sữa không đường sai cách vẫn béo bình thường

Bạn có biết: Uống sữa không đường sai cách vẫn béo bình thường

Nhiều người thường nghĩ đường có trong thức ăn là nguyên nhân chính dẫn đến tăng cân, béo phì. Vì vậy họ thường chọn cách uống sữa không đường để giữ dáng, vậy thực hư chuyện uống sữa không đường có béo không và cách uống đúng là như thế nào sẽ được chia sẻ trong bài viết sau.
Vịt hấp bia mềm ngon bổ dưỡng và cách làm chi tiết

Vịt hấp bia mềm ngon bổ dưỡng và cách làm chi tiết

Mùi thơm của bia thấm đều vào từng thớ vịt sẽ giúp món vịt hấp bia của bạn thêm mềm mượt và ngọt hơn bao giờ hết. Trong thời tiết thế này hãy bắt tay vào làm ngay một nồi vịt hấp bia bổ dưỡng để thưởng thức cùng cả nhà luôn nhé!
Websosanh.vn mách bạn cách chọn mua bánh kẹo ngon ngày Tết: Ai sắp mua nên đọc

Websosanh.vn mách bạn cách chọn mua bánh kẹo ngon ngày Tết: Ai sắp mua nên đọc

Dù “thắt chặt chi tiêu” tới mấy thì việc mua bánh kẹo ngon ngày Tết trưng bàn thờ, biếu nội ngoại 2 bên vẫn không thể bỏ qua. Tùy nhu cầu mỗi người mà thương hiệu và giá bánh kẹo Tết có thể khác nhau nhưng chỉ cần nắm chắc kinh nghiệm sau, chắc chắn bạn sẽ mua được bánh kẹo ngon đúng chuẩn và ưng ý.
Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!