Ngày nay, bếp hồng ngoại là một trong những thiết bị gia dụng được ngày càng nhiều gia đình tin dùng. Do đó, việc hư hỏng có thể dẫn tới nhiều bất tiện cho người tiêu dùng trong thời gian nấu nướng.
Cách sửa bếp hồng ngoại khi bị mất nguồn điện
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến mất nguồn điện bếp hồng ngoại thường gặp là:
- Hỏng các bo mạch điều khiển.
- Ổ cắm, dây điện hoặc các nguồn điện xảy ra vấn đề như sau :đứt, chập điện,…
Như thế, chúng ta khắc phục tình trạng này cần các thao tác sau:
- Bước 1: Tháo lớp vỏ điều khiển bên ngoài của bếp
- Bước 2: Dùng những dụng cụ chuyên dùng để tháo rời mạch bảng điều khiển đồng thời kiểm tra mạch có bị cháy hay không và nếu có thì chúng ta cần thay mới.
- Bước 3: Cần tháo hai sợi dây nối bóng đèn với nhau để dễ dàng xử lý các thao tác phía sau. Sau đó kiểm tra các dây bên trong của bếp hồng ngoại xem có bị đứt, chập,.. hay không.
- Bước 4: Kiểm tra biến áp nguồn của bếp hồng ngoại
- Bước 5: Tiến hành đo các linh kiện xem chúng còn hoạt động tốt không.
- Bước 6: Tiến hành đo biến áp rồi lần lượt tới các linh kiện khác mới để đảm bảo kết quả chính xác nhất
- Bước 7: Mở biến áp nguồn của mạch bên trong xem có hoạt động không.
Mỗi bước kiểm tra như trên bạn sẽ xác định được đâu là nguyên nhân thật sự của tình trạng mất nguồn. Nếu không thật sự hiểu sâu thì bạn nên liên hệ các cơ sở sửa chữa có chuyên môn để được tư vấn và sửa chữa.
Các lỗi hay gặp – cách sửa chữa
1. Lỗi E0 – Lỗi sử dụng dụng cụ sai kích thước với bếp
- Nguyên nhân: Dụng cụ nấu nướng không phù hợp với bếp hồng ngoại
- Cách sửa chữa bếp hồng ngoại: đơn giản nhất là bạn cần lựa chọn kích thước nồi phù hợp. Đặc biệt là phần đáy của dụng cụ nấu nên nằm trong vòng tròn bếp.
2. E2 – Lỗi Board mạch
Nguyên nhân:
- Các bộ phận, linh kiện bên trong của bo mạch bị hở/chập điện.
- Do hở mạch điều khiển SCR.
*Lưu ý: Khi xảy ra lỗi E2, bếp hồng ngoại sẽ tự động thông báo bằng cách phát ra tiếng kêu báo động.
Cách sửa khi mắc lỗi E2: Với lỗi E2, nếu bạn không phải thợ sửa chữa về bếp hồng ngoại, thì bạn hãy liên hệ tới cửa hàng bảo hành để được hỗ trợ tốt nhất.
3. E3 – Nguồn điện vào quá thấp
Nguyên nhân là do nguồn điện đầu vào quá thấp. Bếp hồng ngoại hoạt động ở nguồn điện 220V, khi nguồn điện vào thấp hơn 170V bếp hồng ngoại sẽ ngừng hoạt động.
Khắc phục:
- Tắt nguồn điện và kiểm tra lại xem nguồn vào có ổn định không.
- Cắm điện lại sau khi đã chắc chắn nguồn cung cấp điện đầu vào đủ ở mức độ cho bếp hoạt động.
4. E4 – Nguồn điện quá cao
- Nguyên nhân: Ngược lại với lỗi E3, khi nguồn điện quá 260V bếp hồng ngoại cũng sẽ ngưng hoạt động.
- Cách khắc phục: Dùng các thiết bị ổn áp để điều chỉnh nguồn điện lại ở mức sử dụng được
5. E5 – Bề mặt kính bếp hồng ngoại quá nóng trong lúc nấu nướng
Nguyên nhân chính:
- Do để nhiệt độ quá cao hoặc bếp đã được sử dụng quá lâu trong quá trình nấu nướng.
- Khi nhiệt độ lên tới 640oC, bếp sẽ dừng hoạt động để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Cách khắc phục:
- Hạ nhiệt nhanh chóng bằng cách tắt bếp để có thể làm nguội máy.
- Để bếp từ 10-15 phút cho bớt nóng
6. E6 – Nhiệt độ quá cao
Nguyên nhân: Dùng nhiệt độ quá cao hoặc do công suất quá lớn trong quá trình nấu.
Cách khắc phục:
- Tắt bếp, bỏ hết các dụng cụ nấu ăn xuống khỏi mặt bếp
- Để bếp nguội trong vòng từ 15 – 20 phút.
Vậy là chúng tôi vừa hướng dẫn bạn kiểm tra nguyên nhân của một số lỗi cơ bản cũng như cách sửa bếp hồng ngoại tại nhà hiệu quả nhất. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có những kiến thức cơ bản khi sử dụng bếp hồng ngoại.