Chất lượng hình ảnh phụ thuộc vào điều gì?

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh. Ví dụ, trái với quan niệm của nhiều người, độ phân giải lớn chưa chắc hình ảnh sẽ tốt.

Thực chất, chất lượng hình ảnh phụ thuộc vào hai yếu tố là Máy ảnh và Con người – theo tỉ lệ 7-3. Xoay quanh hai “vấn đề” này, có khá nhiều điều bạn cần phải lưu ý nếu muốn có một tấm ảnh chất lượng.

Độ phân giải của chip cảm biến ảnh (Sensor)

Độ phân giải của chip cảm biến ảnh (Sensor) có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hình. Nhưng, độ phân giải có giá trị càng lớn chưa chắc ảnh đã có chất lượng tốt.

Con số này có tác dụng gì? Chỉ số càng lớn, độ phân giải của ảnh càng cao, càng dễ dàng in ra ảnh khổ lớn mà không làm vỡ nét của hình ảnh. Thế nhưng nếu công nghệ bên trong máy không đồng bộ thì dữ liệu của ảnh sẽ không được xử lý tốt, ảnh sẽ dễ bị nhòe – nhiễu hạt và mất chi tiết.Vậy nên, với một chip cảm biến ảnh (Sensor) trong cùng một thế hệ công nghệ, cùng chip xử lý ảnh (Image Processor) thì việc tăng số “chấm” không thể tăng chất lượng cho hình ảnh.

Độ nhạy ánh sáng – Dải ISO

ISO là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của ảnh.Ở máy số, tốc độ ISO là dành để nói về toàn bộ khả năng bắt sáng của máy ảnh.Không phải máy ảnh nào cũng có độ nhạy sáng ISO cho hiệu năng giống nhau.Chỉ số ISO cao giúp bạn chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng dễ dàng và nhanh chóng, đảm bảo ảnh không nhòe, rung hay nhiễu hạt.

Hiện nay, những máy ảnh bỏ túi đời mới có thể cho phép ISO lên đến 12800 (tối đa) và hoạt động tốt ở mức 800 trở xuống. Trong khi đó, các mẫu DSLR bán chuyên – chuyên nghiệp với công nghệ tiên tiến nhất cho dải ISO từ 50 – 256.000 (Canon 1D X), hoạt động hiệu quả ở ISO 25.600 trở xuống.

Đôi khi do hoàn cảnh, để có được một bức ảnh dùng được, bạn vẫn phải chụp với mức ISO thấp hoặc cao hơn ISO lý tưởng. Mức ISO của máy ảnh và của một bức ảnh được coi là tối ưu hay không, thực ra đều tùy thuộc vào con mắt đánh giá của chính người chụp nó.

Dải ISO trải rộng từ 200 đến 12.800 giúp NEX-5 chụp được những bức ảnh đẹp ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu

Hệ thống thấu kính

Nhiều người cho rằng chỉ cần thân máy (body) tốt thì chất lượng ảnh sẽ tốt – điều này không hoàn toàn đúng. Chất lượng ảnh chỉ đồng đều khi thân máy tốt đi kèm với một ống kính đẳng cấp tương xứng.

Đối với các dòng máy ảnh bỏ túi Ngắm và Chụp (PnS), chúng ta không thể nhận xét rõ về hệ thống thấu kính của chúng. Nhưng quy luật chung là sản phẩm càng cao cấp, hệ thống thấu kính càng được cải thiện, ánh sáng đi qua tốt hơn, màu sắc không bị mất mát quá nhiều.

Đối với các dòng máy hoán đổi ống kính và DSLR, chất lượng hệ thống thấu kính quyết định một phần chất lượng ảnh. Tại sao các ống kính dòng Luxury của Canon (L) rất đắt tiền? Theo giải thích của hãng, các ống kính đó được thiết kế bằng vật liệu riêng biệt, công nghệ chuyên dụng do hãng độc quyền sáng chế, tối ưu hóa một cách tối đa chất lượng ảnh. Giá của các dòng ống kính cao cấp đó thường đắt gấp 3 lần trở lên so với các ống kính thông thường.

Tượng tự, các dòng ống kính Carl Zeiss của Sony cũng đắt không kém, một chiếc ống kính có thể bằng giá với cả thân máy. Với số tiền đó bạn cũng có thể chọn một bộ máy và ống kính dòng trung bình. Tất nhiên chất lượng ảnh sẽ không đạt tối đa như các dòng cao cấp.

Thế nên, nếu có điều kiện, bạn nên mua ống kính đồng bộ với thân máy. Nếu dùng DSLR bán chuyên, bạn có thể mua các ống kính từ trung cấp đến phổ thông để sử dụng. Còn khi dùng DSLR chuyên nghiệp full-frame, bạn nên mua ống kính cao cấp để tận hưởng chất lượng hình ảnh một cách tuyệt vời nhất.

Bộ sưu tập ống kính EF “khủng” của Canon

Cách mà bạn sử dụng

Máy ảnh càng cao cấp, càng có nhiều tính năng thì đòi hỏi người dùng phải am hiểu và sử dụng thành thạo mới cho hiệu năng tốt nhất.

Sau khi quyết định chọn một dòng máy ảnh cao cấp để sử dụng, bạn hãy tìm hiểu và thành thạo hết tất cả các tính năng mà máy ảnh hiện tại đang có. Sau khi thuần thục, hãy nâng cấp máy theo nhu cầu của bạn, khi đó chất lượng ảnh sẽ tốt hơn một cách rõ rệt. Nếu không có sự tiến bộ trong cách sử dụng, bạn sẽ không thể chụp được ảnh một cách tốt nhất.

Toàn bộ các linh kiện của một chiếc máy ảnh đều ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh. Từ con chip bên trong máy, công nghệ xử lý kỹ thuật số cho đến hệ thống thấu kính vật lý bên ngoài đều có sự ảnh hưởng nhất định. Nhưng con người lại là yếu tố then chốt quyết định chất lượng ảnh tùy vào môi trường chụp và những gì bạn có. Chúc bạn có thêm nhiều kinh nghiệm cũng như nhứng tấm hình đẹp, chất lượng.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Máy ảnh

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Huawei P40 Pro là điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei. Xây dựng dựa trên những thành công của thế hệ P20 Pro và P30 Pro trước đó, P40 Pro được nhắm mục tiêu cụ thể đến các nhiếp ảnh gia. Cùng khám phá xem chiếc camera của Huawei P40 Pro đem đến những gì.
Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Bây giờ khi mọi người nói về máy ảnh không gương lật, nhiều người cũng nghĩ đến sự tuyệt chủng của DSLR. Nhưng Pentax không nghĩ vậy, hãng vẫn tin tưởng vào DSLR và tiếp tục công việc của mình. Pentax K3 III ra đời tiếp nối dòng Pentax quen thuộc và được xem như trụ cột của dòng cảm biến DSLR APSC.