Nếu là dân điện tử, hoặc đơn thuần nếu bạn thường xuyên sử chữa các linh kiện điện tử trong gia đình thì chì hàn không còn là từ ngữ quá xa lạ.
Tuy nhiên, với những người mới bắt chân vào nghề thì thiếc hàn vẫn là một khá niệm khá xa lạ. Chính vì thế hôm nay Websosanh sẽ đưa bạn đến tìm hiểu về chì hàng và những điều cần nắm rõ khi sử dụng chì hàn trong việc hàn điện.
Chì hàn là gì?
Chì hàn là hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp, có tác dụng nối hai mảnh kim loại với nhau
Chì hàn hay thiếc hàn là một hợp kim có điểm nóng chảy khá thấp, khoảng từ 90 đến 450 °C (200 tới 840 °F), được sử dụng trong việc liên kết bề mặt các kim loại khác nhau.
Chúng được ứng dụng trong kỹ thuật điện, điện tử, hàn ống nước,…. Thông thường, nhiệt độ nóng chảy của chì hàn trong khoảng từ 180 đến 190 °C. Tùy các mục đích khác nhau mà thành phần trong chì hàn có thể thay đổi, tuy nhiên, vẫn giữ được đặc tính chính là dẫn điện và các đặc tính khác của kim loại được hàn và có khả năng nóng chảy ở nhiệt độ thấp.
Thành phần và các loại chì hàn trên thị trường?
Thành phần của các dòng chì hàn trên thị trường ngày được điều chỉnh nhằm thân thiện hơn
Mục đích của chì hàn là kết nối hai phần kim loại với nhau, chính vì thế, điều đầu tiên cần thiết đó là mối hàn
Thành phần chính của chì hàn (thiếc hàn) là hợp kim của chì và thiếc, thông thường bạn sẽ bắt gặp các loại hợp kim chì hàn như sau:
– Chì hàn thông dụng nhất: hợp kim gồm 63% thiếc (Sn) và 37% chì (Pb), loại chì này được biết đến với cái tên Eutecti, loại hợp kim này có nhiệt độ nóng chảy 183 độ C, và được sử dụng phổ biến trong kỹ thuật hàn điện.
– Chì hàn nguyên chì với thành phần 100% chì có nhiệt độ nóng chảy từ 340 độ C đến 370 độ C
– Chì hàn với hợp kim gồm 96,5% thiếc, 3% bạc và 0,5% đồng với nhiệt độ nóng chảy 217 độ C
Thông thường, trong các mối hàn, chì luôn chiếm một thành phần lớn là do chì lâu bị đóng cứng sau khi mối hàn kết thúc, điều này giúp cho người hàn có thể dễ dàng lau sạch các vệt hàn vấy ra xung quanh mối hàn một cách dễ dàng.
Chì hàn có độc không?
Một lượng nhỏ chì cũng gây độc cho cơ thể, chính vì thế, các loại chì hàn có chứa chì đều gây hại với người sử dụng
Một lượng nhỏ chì nhiễm vào cơ thể cũng khiến gây nguy hiểm cho cơ thể người. Chì can thiệp với một loạt các quá trình cơ thể và gây độc cho nhiều cơ quan và các mô bao gồm cả tim, xương, ruột, thận, và các hệ thống sinh sản và thần kinh. Nó cản trở sự phát triển của hệ thần kinh và do đó đặc biệt độc hại đối với trẻ em, gây ra khả năng học tập lâu dài và rối loạn hành vi.
Các triệu chứng bao gồm đau bụng, nhức đầu, nhầm lẫn, thiếu máu, khó chịu, và trong trường hợp nặng co giật, hôn mê, và tử vong.
Chì có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua nhiều con đường như không khí, nước hoặc thực phẩm, chính vì thế, việc tiếp xúc lâu dài với các chì hàn chứa thành phần chì cũng là nguyên nhân gây độc cho cơ thể người.
Điều này cũng chính là nguyên nhân mà các loại chì hàn có thành phần là chì không được sử dụng trong các mỗi hàn ống nước nữa, mà chỉ chủ yếu dành trong hàn điện, nhưng cũng rất hạn chế, vì có thể gây hại cho người làm nghề hàn.
Hiện nay,hợp kim hàn chì đã bị thay thế bằng đồng hay antimon, thường có bổ sung thêm bạc và tỷ lệ của thiếc được tăng lên.
Và đây cũng là nguyên nhân xuất hiện các khái niệm về chì hàn không chì trong thực tế, vì các loại chì hàn (hợp kim hàn) này không chứa chì trong hợp chất của nó.
Trên đây là những thông tin cần nắm rõ về chì hàn, mong rằng bạn đã có cho mình những kiến thức đúng đắn về chì hàn và cách sử dụng chúng trong thực tế cuộc sống của mình.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam
O.N