Có nên mua điện thoại cũ? 2 rủi ro và 6 cách kiểm tra trước khi mua

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Hiện nay điện thoại là một vật bất ly thân đối với tất cả mọi người. Vậy có nên mua điện thoại cũ không? và cách mua như thế nào để đảm bảo chất lượng thì không phải ai cũng biết. Websosanh sẽ chia sẻ với các bạn về thông tin này qua bài viết dưới đây.

1. Tư vấn có nên mua điện thoại cũ không

1.1 Ưu điểm smartphone đời cũ

Tiết kiệm chi phí

Giá thành luôn là điều đầu tiên mà mỗi khách hàng quan tâm đến khi mua bất kỳ mặt hàng hay sản phẩm gì. Đây cũng là một lý do quan trọng khi khách hàng lựa chọn mua điện thoại cũ. Thông thường, khi mua điện thoại cũ các bạn sẽ giảm được tối đa là 50% giá gốc của điện thoại (tùy thuộc vào tình trạng mỗi máy khác nhau).  Con số này khá lớn nếu bạn mua những chiếc điện thoại có giá gốc cao.

Đặc biệt với một số dòng smartphone phổ biến trên thị trường hiện nay như iPhone thì giá máy cũ lại không được giảm giá nhiều. Bên cạnh đó với những hãng máy khác: smartphone thương hiệu Xiaomi, điện thoại hãng HTC, Sony,..  mức giá của máy có thể chỉ còn 50% giá trị máy gốc cho dù máy vẫn còn rất mới.

Tiết kiệm chi phí khi mua điện thoại cũTiết kiệm chi phí khi mua điện thoại cũ.

Được trải nghiệm dòng máy cao cấp với giá rẻ

Hiện nay nhu cầu của người tiêu dùng với những dòng điện thoại cao cấp rất nhiều. Vì vậy mà điện thoại cũ cũng được nhiều người tìm kiếm và mua để sử dụng hơn. Hàng loạt các dòng máy đời cao ra đời từ đó những dòng máy cũ lại trở thành lỗi thời và được nhiều người có nhu cầu mua máy mới bán lại.

Chúng ta có thể thấy iPhone là dòng máy nổi nhất trên thị trường hiện nay. Và cũng đã có rất nhiều phiên bản cho dòng máy này từ iPhone bây giờ đã có tới iPhone X. Bạn cũng sẽ dễ dàng tìm thấy những model cũ từ 4, 4s đến 7 hay 8 trên thị trường. Chính vì vậy mà các quan bán điện thoại cũ mọc lên như nấm ở mọi nơi. Với những người thích trải nghiệm những dòng máy khác nhau thì câu trả lời cho có nên mua điện thoại cũ không chắc chắn sẽ là có.

Có thể thay đổi máy để trải nghiệm mà bớt tốn chi phí

Với những lý do có nên mua laptop cũ giá rẻ để làm việc, lướt web thì giới trẻ hiện nay rất hứng thú với việc đổi điện thoại. Đặc biệt với những bạn muốn trải nghiệm, khám phá những dòng máy khác nhau. Thông thường mỗi dòng máy mỗi năm sẽ tung ra thị trường 1 đến 2 phiên bản mới với nhiều chức năng hơn. Vì vậy mà khiến cho người sử dụng muốn thay đổi sang máy khác.

Với những người không có nhiều tiền mà muốn đôi điện thoại thì đây cũng là một cách để đáp ứng được nhu cầu đổi máy. Với cách này giảm bớt được chi phí mà vẫn có điện thoại như mới để sử dụng.

1.2. Rủi ro khi mua điện thoại cũ

Rủi ro chất lượng

Chất lượng chính là điều khiến những người có ý định mua điện thoại cũ lo lắng rằng có nên mua điện thoại cũ không. Vì họ thường có suy nghĩ rằng điện thoại có bị gì thì mới bán lại. Và sự thật thì cũng có những trường hợp như vậy. Tuy nhiên sau khi được các địa chỉ bán điện thoại cũ mua lại máy sẽ được tu sửa lại và máy sẽ được như mới. Những linh kiện được thay thế thường được sử dụng là loại không được tốt, nên máy có thể nhanh bị hỏng hoặc gặp nhiều trục trặc trong quá trình sử dụng.

Thời gian bảo hành ngắn

Để có thể mua được điện thoại cũ có chất lượng tốt thì các bạn nên mua ở những cửa hàng, đại lý có uy tín. Tại đây sẽ có chế độ bảo hành với thời gian dài hơn cho máy mà bạn mua. Và bạn cũng có thể mang đến sửa chữa bất kỳ lúc nào nếu điện thoại bị hỏng.

Mua điện thoại cũ nên bạn mua loại nàoMua điện thoại cũ nên bạn mua loại nào.

2. Kinh nghiệm mua điện thoại cũ

2.1. Hàng Likenew

Điện thoại hàng like new là những chiếc điện thoại gần như là mới hoàn toàn. Nó được bán lại chỉ sau vài ngày hoặc 1 tuần sử dụng. Vì vậy những chiếc máy này còn mới từ thời gian sử dụng đến hình thức bên ngoài và cả những linh kiện bên trong.

Ví dụ: Khi bạn mua một chiếc điện thoại được 1-2 ngày nhưng bạn cảm thấy không ưng ý nữa, muốn bán để mua máy khác hoặc lấy tiền để sử dụng vào việc đang cần thì chiếc điện thoại mà bạn bán chính là hàng like new.

Nó được gọi là hàng cũ vì đã được sử dụng, dù ít ngày nhưng cũng là qua sử dụng chính vì vậy mà giá của nó sẽ thấp hơn máy gốc. Hàng like new luôn có bảo hành lâu dài và tại  sửa chữa tại những địa chỉ uy tín.

2.2. Hàng dựng

Hàng dựng là những điện thoại được trưng bày tại các cửa hàng, siêu thị để bán hàng. Những chiếc điện thoại này vẫn còn nguyên bản, các phụ kiện bên trong máy vẫn còn nguyên như máy mới. Chỉ có vỏ hoặc bàn phím là có thể bị thay đổi nếu trong quá trình trưng bày bị mờ hoặc xước.

Sử dụng điện thoại hàng dựng cũng khá an toàn nếu các bạn có ý định mua máy cũ. Giá thành cũng rẻ hơn mà chất lượng vẫn rất đảm bảo. Nhất là đối với một số dòng smartphone chính hãng Mobiistar thì bạn không phải lo lắng.

2.3. Hàng fake

Đây là loại hàng mà các bạn không nên mua nhất trong các loại máy cũ. Hàng fake chính là những chiếc điện thoại được làm giả, làm nhái những thương hiệu lớn: smartphone Samsung, những siêu phẩm của Apple… và được bán với giá rất rẻ lại có những tính năng khác lạ so với máy gốc. Ví dụ điện thoại iPhone lại sử dụng được 2 sim? Chính việc rẻ mà những điện thoại này thu hút được người sử dụng. Bên ngoài rất giống điện thoại thật, sáng bóng, rất đẹp nhưng bên trong thì chỉ được vài hôm là có vấn đề ngay.

Khi mua điện thoại cũ các bạn nên tránh những cửa hàng bán điện thoại này. Ngoài việc máy không đảm bảo chất lượng thì còn không có chế độ bảo hành, bảo dưỡng. Tức là khi mua xong là bạn đã mất trắng khoản tiền đó và mua về được một sản phẩm vô cùng kém chất lượng.

Điện thoại hàng fake rất nhiều trên thị trườngĐiện thoại hàng fake rất nhiều trên thị trường.

2.4. Hàng trả bảo hành

Hàng trả bảo hành là hàng được sử dụng nhưng bị lỗi nên được người sử dụng mang đến địa điểm mua máy để bảo hành. Các đại lý, cửa hàng sẽ gửi trả lại cho nhà sản xuất để sửa chữa. Và được trả lại cho người sử dụng. Hiện nay, loại điện thoại hàng trả bảo hành được rất nhiều cửa hàng đại lý sử dụng để có thêm nhiều lựa chọn cho người mua điện thoại cũ.

Hàng trả bảo hành thường có thời gian bảo hành ít hơn với những hàng khác. Vì thời gian mà gửi đi bảo hành cũng sẽ được tính vào thời gian sử dụng máy. Ví dụ chiếc điện thoại bạn mua có bảo hành là 1 năm. Bạn sử dụng được 1 tháng thì cần đi bảo hành. Như vậy sau khi bảo hành xong chiếc điện thoại đó vẫn có số thời gian bảo hành là 11 tháng chứ không phải 1 năm như máy mới. Về chất lượng thì đây là những điện thoại tốt, nên mua.

Từ những phân tích ở trên cho thấy việc lựa chọn mua điện thoại cũ khá là khó nếu các bạn không biết cách kiểm tra. Vì vậy mà các bạn nên chọn mua hàng Likenew hoặc hàng trả bảo hành. Và không nên lựa chọn hàng cũ hàng dựng và hàng fake.

Có nên chọn mua điện thoại cũCó nên chọn mua điện thoại cũ.

3. Cách kiểm tra điện thoại cũ trước khi mua

3.1 Kiểm tra ốc vít

Khi mua điện thoại cũ điều đầu tiên mà các bạn cần kiểm tra ở chiếc điện thoại đó là các ốc vít có dấu hiệu bị mở ra chưa? có bị thiếu hay hư hỏng ốc vít nào không. Bước này còn được gọi là kiểm tra xem điện thoại có còn zin hay không. Cho dù khi mua các bạn sẽ được người bán hàng giới thiệu là máy zin, không bị tháo ra thay bằng những linh kiện kém chất lượng. Nhưng để chắc chắn các bạn vẫn nên tự mình kiểm tra để chắc chắn hơn.

Đối với những điện thoại có thể tháo được nắp sau hoặc pin rời thì các bạn nên kiểm tra các ốc vít kỹ càng hơn. Những cạnh ốc có còn sắc nét hay không, ốc có bị chờn không. Nếu có những dấu hiệu trên thì không nên mua.

Thông thường máy điện thoại thường có tem chính hãng ở thân máy. Kiểm tra tem cũng rất cần thiết. Xem tem của máy có bị tem khác dán đè lên không? Hoặc tem có dán đè lên tất cả các ốc vít hay không, nếu dán đè lên chỉ để che đi những lỗi ở ốc vít.

3.2 Kiểm tra số IMEI

Trong bất kỳ điện thoại nào thì IMEI là phần quan trọng nhất. Nó chỉ đơn giản là một mã số nhưng lại quyết định đến sự hoạt động của điện thoại. Vì vậy kiểm tra ngày active iPhone bằng IMEI là điều mà các bạn cần lưu ý khi mua điện thoại cũ. Nhiều người phân vân có nên mua điện thoại cũ không vì sợ chất lượng của máy không tốt. Thì sau bước này các bạn sẽ biết được máy của mình định mua có nguồn gốc từ đâu và có đúng là máy của chính hãng hay không.

Kiểm tra IMEI của điện thoại trước khi mua Kiểm tra IMEI của điện thoại trước khi mua.

3.3 Kiểm tra màn hình

Để kiểm tra được màn hình của điện thoại cảm ứng bạn chỉ cần mở phần bàn phím số để gọi điện và bấm thử vào tất cả các số ở nhiều vị trí xem có bị liệt hay cảm ứng kém ở vị trí nào không. Sau đó bạn cũng có thể bật ứng dụng nhắn tin và để màn hình ở chế độ nằm ngang và cũng thử ở tất cả các chữ để kiểm tra độ cảm ứng của máy.

Khi đã kiểm tra cả hai cách trên mà điện thoại không có vấn đề gì thì có thể đảm bảo màn hình của điện thoại nhạy và nên mua.

3.4 Kiểm tra khả năng nghe gọi

Chức năng quan trọng nhất của chiếc điện thoại đó là nghe gọi. Vì vậy khi kiểm tra điện thoại cũ các bạn cũng nên kiểm tra chức năng này. Bạn chỉ cần gọi điện vào một số điện thoại khác và nghe trong khoảng vài phút để xem loa có nghe rõ không có bị rè hay không ổn định không? Với cách kiểm tra này sẽ đảm bảo được chất lượng loa của máy và cả khả năng bắt sóng của chiếc điện thoại đó có tốt không.

3.5 Kiểm tra độ rung và kết nối không dây

Để kiểm tra được độ rung và kết nối không dây cho điện thoại cũ các bạn hãy đặt chuông cho điện thoại sau đó sử dụng một số khác gọi vào điện thoại này. Khi điện thoại kêu sẽ biết được máy có độ rung và chuông như thế nào. Nên kiểm tra vấn đề này là do có nhiều máy có thể bị hỏng rung tức là khi có tin nhắn hay cuộc gọi sẽ có chuông nhưng máy lại không rung. Như vậy khi các bạn tắt chuông thì khó để nhận biết được là mình có điện thoại hay tin nhắn.

3.6 Kiểm tra các linh phụ kiện đi kèm

Đây là bước kiểm tra cuối cùng cho và quan trọng cho việc có nên mua điện thoại cũ không.. Đây là những chi tiết nhỏ nên các bạn cần thời gian và phải soi thật kỹ như loa, camera và các phụ kiện kèm theo. Thử gọi điện để kiểm tra chất lượng loa trong, bật nhạc để kiểm tra loa ngoài. Và bật ứng dụng chụp ảnh để kiểm tra chất lượng lấy nét của điện thoại của cả camera trước và sau.

Mua điện thoại cũ nên kiểm tra độ rung và kết nối không dâyMua điện thoại cũ nên kiểm tra độ rung và kết nối không dây.

Nếu bạn phân vân mua điện thoại cũ nên mua loại nào để chụp ảnh đẹp thì sắm ngay smartphone Vsmart siêu xịn chính là một gợi ý không tồi cho các bạn. Với mỗi phiên bản khác nhau tính năng chụp ảnh sẽ được nâng cấp khác nhau. Nên các bạn có thể tham khảo dòng máy này nếu có sở thích chụp ảnh.

Kiểm tra độ lấy nét của điện thoạiKiểm tra độ lấy nét của điện thoại.

Tiếp đến là các linh kiện như sạc, tai nghe. Bạn thử cắm sạc để xem máy có nhận sạc hay không? thử sạc trong vòng 10-15 phút để xem pin có lên không?

Điện thoại cũ thường được các cửa hàng điện thoại thay bằng vỏ mới để điện thoại có bề ngoài bóng sáng, đẹp hơn. Tuy nhiên chính vì vậy mà có nhiều vỏ điện thoại có khả năng bắt sóng kém, gây trở ngại trong quá trình sử dụng. Nên các bạn cũng cần kiểm tra chất lượng sóng của điện thoại trước khi quyết định mua.

3.7 Kiểm tra chế độ bảo hành

Khi mua điện thoại cũ các bạn nên đặc biệt chú ý đến chế độ bảo hành của máy. Nên mua những điện thoại còn bảo hành lâu, để đảm bảo điện thoại của bạn sẽ được sửa chữa, kiểm tra mà không mất chi phí.

Mua những điện thoại còn thời gian bảo hành dàiMua những điện thoại còn thời gian bảo hành dài.

Để có thể kiểm tra được bảo hành bạn cần biết được IMEI của máy mà bạn sẽ mua. Sau đó thực hiện theo các bước được hướng dẫn tương ứng với hãng máy mà bạn mua. Cách kiểm tra khá đơn giản, bạn nên tự làm để có kết quả chắc chắn nhất.

Mua điện thoại cũ là một cách có thể tiết kiệm tiền mà vẫn được sử dụng nhiều dòng điện thoại khác nhau. Tuy nhiên để rinh về chiếc smartphone đảm bảo chất lượng, bền đẹp và phù hợp với giá tiền mà bạn phải trả thì những chia sẻ của WEBSOSANH ở trên là rất cần thiết. Hy vọng với những chia sẻ đó các bạn sẽ có câu trả lời cho câu hỏi có nên mua điện thoại cũ hay không.

Tin tức về Điện thoại di động

Xiaomi Redmi A3 (2024) giá siêu rẻ, hội tụ loạt tính năng ấn tượng

Xiaomi Redmi A3 (2024) giá siêu rẻ, hội tụ loạt tính năng ấn tượng

Xiaomi mới đây đã bổ sung cho phân khúc smartphone giá rẻ nhất mẫu điện thoại Xiaomi Redmi A3 hoàn toàn mới. Không chỉ mang thiết kế đột phá khác biệt so với các thế hệ Redmi A1, Redmi A2 mà các trang bị cũng hết sức ấn tượng cho nhu cầu sử dụng thường ngày. 
Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!