Đánh giá chi tiết chiếc laptop Asus ZenBook 13 UX333FA

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Nếu bạn đang tìm hiểu về chiếc laptop Asus ZenBook 13 UX333FA thì những thông tin dưới đây hẳn sẽ giúp ích được cho bạn.

Thiết kế

Asus định hướng thiết kế một dòng UltraBook có thể đứng vững trên thị trường đầy cạnh tranh với một thiết bị có màn hình tràn viền siêu mỏng, bản lề “ErgoLift” độc đáo. Kết quả, chúng ta có một màn hình với tỷ lệ rộng 18:9 thay vì 16:9 như thông thường. Điểm yếu của cách tiếp cập này chính là góc mở tối đa của màn hình chỉ đạt 143 độ thay vì 180 độ giống nhiều laptop khác.

Độ cứng, độ chắc chắn của bộ khung là tuyệt vời, thậm chí là khó bị ảnh hưởng hơn chiếc UX433 nhờ bộ khung nhỏ hơn. Màn hình viền mỏng cũng chắc chắn hơn nhiều những gì mình dự đoán. Màn hình của máy khá dày, gần bằng với độ dày của thân máy. Khả năng kháng lực xoắn tốt hơn một mức so với UX430 và tương đương với XPS 13.

Điểm yếu dễ nhận thấy nhất của thân máy chính là bàn phím, phần trung tâm bàn phím có hiện tượng võng xuống nhẹ khi tác động lực từ trên xuống bằng ngón tay. Hiện tượng này không ảnh hưởng tới quá trình sử dụng hằng ngày, nhưng nó là một điểm trừ so với các đối thủ tới từ Dell hay Razer Blade Stealth. Phần bản lề cũng yếu hơn khi mở ở góc tối đa.

Chất lượng hoàn thiện nhìn chung là rất tốt, trên thiết bị của mình không hề có gờ hay kẽ hở giữa các mối nối. Bề mặt màu Dark Blue và Gold Matte có khả năng ẩn dấu vân tay tốt hơn bề mặt của Dell XPS hay Razer Blade.

Kích thước khung máy nhỏ hơn XPS 13 khi chiều dài ngắn hơn 10 mm. Tuy nhiên, thiết bị lại dày hơn đa số các mẫu UltraBook trên thị trường hiện nay. Dĩ nhiên, việc màn hình dày hơn cũng mang lại sự chắc chắn hơn cho hệ thống.

Cổng kết nối

Hệ thống cổng kết nối hoàn toàn tương tự như trên chiếc UX433 14 inch. Toàn bộ hệ thống có 2 cổng USB A, 1 cổng USB C và HDMI. Nói chung là đủ dùng đối với mình. Thiết bị không hỗ trợ Thunderbolt 3 và sử dụng cổng sạc riêng thay vì sạc tích hợp cùng cổng USB C.

Bàn phím – Touchpad

Bố cục bàn phím có một chút thay đổi nhẹ theo chiều hướng tốt hơn phiên bản UX433. Phím mũi tên điều hướng được làm lớn hơn và dễ dàng sử dụng hơn. Như một sự đánh đổi, phím Shift nay sẽ nhỏ hơn một chút.

Phản hồi của bàn phím hoàn toàn tương tự như trên UX433. Trải nghiệm gõ phím thoải mái hơn, đã hơn bàn phím của Razer Blade Stealth, nhưng HP Spectre vẫn có phản hồi sắc nét hơn.

ClickPad có kích thước lớn (10 x 5.5 cm), nhỏ hơn một chút so với touchpad trên XPS 13. Trải nghiệm di chuột chính xác và đáng tin cậy trên bề mặt mịn bất kể tốc độ di chuyển của ngón tay.

Có một điểm gây khó chịu khi sử dụng là phần phía bên trên của touchpad không phải lúc nào cũng đáp ứng với double tap. Vì vậy bạn cần phải nhớ chỉ nên nhấp đôi chuột về phía nửa dưới của touchpad.

Nút chuột tích hợp có hành trình khá nông và phản hồi yếu khi nhấn.

Hệ thống bàn phím số ảo trên touchpad cũng được thấy trên chiếc UX333. Thỉnh thoảng nó cũng khá hữu dụng trong việc nhập liệu, tuy nhiên bàn phím ảo này khá thiếu phản hồi và không có khả năng điều chỉnh độ sáng. Độ sáng của bàn phím ảo sáng hơn khá nhiều so với đèn nền bàn phím, gây mất tập trung trong điều kiện thiếu ánh sáng.

Màn hình

Khả năng hiển thị ngoài trời ở mức trung bình trên phiên bản màn hình gương. Nếu bạn chọn màn hình phủ mờ chống chói sẽ cải thiện được thêm một chút, nhưng vẫn chỉ trong giới hạn nhất định vì độ sáng tối đa của màn hình không được cao. Nếu bạn là một người thường xuyên phải sử dụng laptop ngoài trời thì nên tham khảo những thiết bị có độ sáng màn hình tốt hơn như Samsung NoteBook 9 hoặc MacBook Pro 13. Góc nhìn được đảm bảo rộng và đẹp nhờ tấm nền IPS, tuy nhiên góc nhìn ngoài hướng chính diện sẽ bị giảm độ sáng.

Hiệu năng

Bộ vi xử lý Whiskey Lake U Core i5-8265U trên chiếc ZenBook của chúng ta là thế hệ tiếp theo của dòng Kaby Lake R Core i5-8250U. Những thiết bị UltraBook năm 2019 đều được trang bị cùng bộ vi xử lý Core i5 và i7 như trên chiếc ZenBook UX333. Điểm khác biệt lớn nhất trên Asus ZenBook UX333 chính là GPU chuyên dụng GeForce MX150 với 2 GB VRAM, trong khi các đối thủ như XPS 13, Spectre 13 và Lenovo Yoga C930 đều bị kẹt lại với Intel UHD Graphics 620.

Nếu bạn thường xuyên sử dụng các tác vụ nặng thì nên cân nhắc tùy chọn 16 GB RAM vì bộ nhớ RAM là không thể nâng cấp.

Hiệu năng CPU

Bộ vi xử lý Core i5-8265U có hiệu năng vượt trội hơn 15% so với thế hệ trước i5-8250U được thấy trên chiếc MateBook X Pro và Asus VivoBook Flip 14. Điều này có thể gây thất vọng cho những ai hi vọng một hiệu năng vượt trội khi nâng cấp từ Kaby Lake lên Kaby Lake R.

UX333 có khả năng duy trì xung nhịp tối đa ở mức trung bình. Qua bài kiểm tra đa nhân CineBench R15 trong vòng lặp, điểm số cao nhất trong vòng đầu tiên là 595 điểm, sau đó giảm xuống 15% còn 508 điểm sau vòng thứ hai. Chiếc Lenovo Yoga C930 với bộ vi xử lý cũ hơn Core i7-8550U mang lại hiệu năng duy trì tốt hơn một chút.

Bộ nhớ lưu trữ Western Digital M.2 NVMe có tốc độ nhanh hơn gấp 2 lần so với SSD SK Hynix trên thế hệ trước. Khi so sánh với những SSD NVMe khác, tốc độ truyền tải tệp tin vẫn thấp hơn một phần. Ví dụ như SSD Samsung PM981 được thấy trên HP Elite x2 có tốc độ đọc ghi nhanh gấp 2 lần thiết bị của chúng ta. Asus đã lựa chọn giải pháp SSD tầm trung để giảm giá thành nhưng vẫn có hiệu năng nhanh hơn SSD SATA III.

Intel UHD Graphics 620 là GPU tích hợp được thấy trên nhiều thế hệ CPU gần đây. Vì vậy, hiệu năng đồ họa không có sự cải thiện so với những thế hệ trước. Phiên bản dùng GeForce MX150 mang lại hiệu năng đồ họa nhanh hơn khoảng 100% so với Intel UHD Graphics 620.

Loa ngoài

Loa ngoài âm thanh nổi Harman Kardon có âm lượng lớn mà không bị vang, rung thân máy hoặc mất cân bằng. Âm bass tuyệt vời hơn những gì mình mong đợi.

Thời lượng pin

Dung lượng pin vẫn được giữ nguyên như trên UX331 là 50Wh. Dù vậy, thời lượng sử dụng lại được cải thiện thêm khoảng 1 giờ với cùng tác vụ duyệt web cơ bản. Bạn có thể sử dụng thiết bị tối đa 10 giờ với các tác vụ duyệt web và soạn thảo thông thường.

Tin tức về Máy tính - Laptop

Đánh giá laptop Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 9: Có nên mua trong năm 2024?

Đánh giá laptop Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 9: Có nên mua trong năm 2024?

Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 9 ra mắt năm 2021, là một trong những chiếc laptop doanh nhân hàng đầu nổi tiếng với thiết kế sang trọng, cấu hình mạnh mẽ và khả năng bền bỉ đáng kinh ngạc. Nhưng liệu trong năm 2024 với rất nhiều model thế hệ mới, sản phẩm này liệu còn có sức cạnh tranh hay không?
Có nên mua laptop Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) trong năm 2024?

Có nên mua laptop Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) trong năm 2024?

Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) là một sản phẩm mang tính cách mạng với thiết kế độc đáo và hiệu năng vượt trội. Nó được mệnh danh là chiếc ‘laptop cổ điển trong thời đại mới’, gây được nhiều ấn tượng nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ ngoài bắt mắt và sức mạnh nội tại.
HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14 là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai tìm kiếm một thiết bị mạnh mẽ với khả năng hoạt động ổn định và bền bỉ. Mặc dù thiết kế bên ngoài không có gì nổi bật và có vẻ đơn điệu, nhưng sức mạnh bên trong của sản phẩm này chính là điểm mà người dùng cần chú ý đến.