Đánh giá chi tiết laptop ASUS ZenBook Flip 14 UM462DA

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Nếu bạn đang tìm hiểu về chiếc laptop ASUS ZenBook Flip 14 UM462DA thì những thông tin dưới đây hẳn sẽ giúp ích được cho bạn.

Thiết kế

ASUS ZenBook Flip 14 UM462DA có lớp vỏ màu bạc, nắp trên làm bằng nhôm và khung dưới làm bằng nhựa. Toàn bộ thân máy được hoàn thiện tốt và chắc chắn, bản lề 360° giữ màn hình chắc chắn trong vị trí.

Asus bổ sung cho thiết kế thời thượng của mình với trackpad bằng kính, góc trên bên tay phải có khu vực để kích hoạt bàn phím số. UM462DA không có cảm biến vân tay như UX461UA. Thiết bị được trang bị Trusted Platform Module 2.0 (TPM 2.0), cũng như Microsoft yêu cầu tất cả các thiết bị đều phải được cài sẵn Windows 10. Bạn chỉ cần ấn nhẹ một lực lên phần góc trên trên phải của trackpad, khi đó bàn phím số sẽ hiện ra.

UM462DA nặng 1.6 kg, có hệ thống cổng kết nối dành cho một laptop tầm trung cấp cao. Asus trang bị một cổng HDMI, 3 cổng USB đa dạng về chủng loại và tốc độ (bao gồm Type-C). Có một đầu đọc thẻ microSD, vì vậy nếu bạn cần chuyển dữ liệu từ thẻ SD thì vẫn cần thêm cổng chuyển. UM462DA không có cổng Ethernet, nên nếu bạn muốn kết nối internet có dây thì bạn cũng phải trang bị một cổng chuyển khác.

Thiết bị thử nghiệm của mình đang trang bị module Wifi có tốc độ tốt, hỗ trợ lên tới IEEE 802.11 ac, cho phép kết nối mạng từ 2.4 đến 5 GHz. Thiết bị cũng hỗ trợ Bluetooth 4.2. Khá ngẫu nhiên, khi mà việc tiếp cận các thành phần bên trong máy rất dễ dàng, với nắp dưới chỉ có 8 con ốc để cố định.

Bàn phím – Touchpad

Bàn phím chiclet cho trải nghiệm gõ phím khá dễ dàng dù kích thước phím hơi nhỏ, đèn nền bàn phím tích hợp cho phép nhận diện phím tốt hơn trong bóng tối. Asus tiếp tục sử dụng thiết kế bản lề Ergo Lift, cho tư thế gõ phím thoải mái hơn khi đặt trên mặt bàn cũng như bề mặt phẳng. Chính vì vậy mà khi đặt UM462DA trên đùi cũng sẽ gây phiền toái không nhỏ.

Bàn phím số tích hợp là một trong những tính năng nổi bật, phân biệt thiết bị với đa số các thiết bị hiện đại khác, thậm chí hiện nay rất nhiều thiết bị 15 inch cũng vẫn thiếu đi bàn phím số. Trackpad vẫn sẽ hoạt động tốt ngay cả khi thỉnh thoảng bạn mới cần tới hàng phím số. Tuy nhiên, khi tải nặng có thể sẽ khiến con trỏ bị trễ. Khi đó, khả năng phản hồi của trackpad thậm chí còn tệ hơn trong các tác vụ ít chuyên sâu hơn như ứng dụng Email.

Màn hình

Tấm nền IPS cung cấp góc nhìn rộng, khả năng hiển thị ổn định từ mọi góc nhìn. Tuy nhiên, bàn phím gương cảm ứng, cùng độ sáng tối đa chỉ ở mức trung bình khiến thiết bị hiếm khi hiển thị tốt dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Hiệu năng

Như mình đã đề cập ở phần trên ASUS ZenBook Flip 14 UM462DA sử dụng bộ vi xử lý Ryzen 7 3700U, nhưng Asus cũng cung cấp tùy chọn Ryzen 5 3500U và Core i5-8250U. Tất cả 3 bộ vi xử lý đều đủ mạnh cho các tác vụ văn phòng hàng ngày, nhưng Ryzen 7-3700U cung cấp hiệu năng tốt hơn cả về CPU và GPU. Thiết bị được cung cấp mức RAM tối đa là 8 GB.

 

Ryzen 7-3700U có mức xung nhịp cơ bản là 2.3 GHz, có thể tăng tốc lên 4 GHz nếu cần thiết. Hiệu năng đầu ra tương đương với Core i5-8250U trong bài kiểm tra đơn nhân. Nhưng thiết bị của mình có hiệu năng đa nhân tốt hơn một chút khoảng 17%. Tất cả các thiết bị khác sử dụng Ryzen 7-3700U cũng đều cho điểm số cao hơn khoảng 17% so với thiết bị dùng bộ vi xử lý của Intel trên mọi tiêu chí.

Khi chạy bài kiểm tra CineBench R15 đa nhân 64Bit vòng lặp trong vòng 30 phút. Hiệu năng của UM462DA tụt dần theo thời gian trong quá trình chạy. Hiệu năng tổng thể bị giảm khoảng 28% chỉ sau 4 vòng, tụt lại phía sau bộ vi xử lý Core i5-8250U. Nhìn chung, đây là một sự mất mát khá đáng kể về hiệu năng.

Khi nhắc đến hiệu năng hệ thống, hầu như các máy đều thể hiện rất tốt. Tất cả các thiết bị đều đứng thứ hạng cao trong các tiêu chí đánh giá của PCMark 10 và PCMark 8.

Asus trang bị trên UM462DA một SSD 512 GB từ Intel, mang lại hiệu năng tốt trên cả AS SSD và CrytalDiskMark. Thiết bị thử nghiệm của mình sử dụng SSD NVMe, có tốc độ nhanh hơn rất nhiều SSD SATA III được thấy trên chiếc UX461UA cũng như Dell Latitude 3390.

Ryzen 7 3700U được tích hợp GPU Radeon RX Vega 10. AMD thiết kế Radeon RX Vega 10 dựa trên kiến trúc GCN Vega thế hệ thứ 5, có hỗ trợ Direct X 12, cùng với APIs. Thông thường, Radeon RX Vega 10 sẽ xếp giữa Nvidia GeForce 940MX hoặc Radeon Pro 450 và GeForce MX150 hoặc Radeon Pro 555. Trước mắt, thì nó mạnh hơn khá nhiều Intel UHD Graphics 620 được tích hợp trên Core i5-8250U.

Khả năng chơi game

Radeon RX Vega 10 có thể chơi đa số các tựa game ở độ phân giả 720p hoặc 1080p tùy thuộc vào chất lượng hình ảnh, dù vậy nó vẫn sẽ gặp khó khăn với đa số các tựa game AAA. Thiết bị thử nghiệm của mình có thể chơi “Countrer Strike: GO”, “League of Legend” ở chất lượng hình ảnh trung bình. Chơi “Dota 2” và “Overwatch” ở chất lượng hình ảnh thấp và “Quake Champions” ở mức cài đặt cao.

Loa ngoài

Bạn sẽ nhìn thấy Asus khắc logo của Harman/Kardon trên thiết bị của họ, thể hiện sự hợp tác của 2 công ty trên chiếc UM462DA. Loa ngoài của máy nằm phía bên dưới của thiết bị, có nghĩa là âm thanh sẽ đi xuống phía dưới khi bạn dùng chế độ laptop hoặc hướng thẳng vào màn hình nếu bạn dùng ở chế độ máy tính bảng. Cũng như hướng ra trước hay ra sau tùy thuộc vào vị trí mà bạn đặt máy dạng lều. Chất lượng âm thanh loa ngoài không thực sự làm mình ấn tượng, ngay cả khi có logo của Harman/Kardon. Âm lượng khá thấp, cảm giác nghe không hay bằng chiếc UX461UA.

Tuổi thọ pin

UM462DA được trang bị viên pin 42Wh, thấp hơn 15Wh so với chiếc UX461UA. Chính vì vậy thời lượng sử dụng pin của máy cũng không được tốt bằng. Tuy nhiên, thiết bị vẫn có thể hoạt động liên tục trong vòng 7:28 giờ trước khi nó cần sạc lại.

Tin tức về Máy tính - Laptop

HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14 là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai tìm kiếm một thiết bị mạnh mẽ với khả năng hoạt động ổn định và bền bỉ. Mặc dù thiết kế bên ngoài không có gì nổi bật và có vẻ đơn điệu, nhưng sức mạnh bên trong của sản phẩm này chính là điểm mà người dùng cần chú ý đến.
Đánh giá laptop gaming Dell Alienware M18 R1: "Nghiền nát" mọi tựa game!

Đánh giá laptop gaming Dell Alienware M18 R1: "Nghiền nát" mọi tựa game!

Dell Alienware M18 R1 là một trong những chiếc laptop gaming mạnh mẽ nhất hiện nay được thiết kế dành cho những game thủ và các creator đòi hỏi hiệu năng đỉnh cao. Với thiết kế độc đáo, màn hình tuyệt đẹp, cấu hình “khủng”, nó hứa hẹn mang đến những trải nghiệm gaming và làm việc ấn tượng nhất.
Review chi tiết máy trạm đồ họa Dell Precision 5570

Review chi tiết máy trạm đồ họa Dell Precision 5570

Dell Precision 5570 là một trong những chiếc máy trạm di động nhẹ và mảnh mai nhất hiện nay. Nó không chỉ mang lại trải nghiệm tinh tế và thanh lịch mà còn cung cấp hiệu năng cực khủng cho dân làm kỹ thuật, thiết kế đồ họa.
Đánh giá laptop gaming Dell G16 7630

Đánh giá laptop gaming Dell G16 7630

Trong năm 2023, Dell đã tung ra dòng laptop gaming G16 mới chứa đựng hiệu suất tốt với mức giá phải chăng. Trong bài đánh giá Dell G16 7630 này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu xem liệu chỉ với mức giá khoảng 30 triệu đồng thì khả năng ‘cân game’ của nó sẽ như thế nào nhé.
Đánh giá laptop gaming Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2

Đánh giá laptop gaming Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2

Với mục đích mang lại trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người dùng có nhu cầu sử dụng cấu hình cao, như thiết kế đồ họa và chơi game, Acer đã cho ra mắt Laptop Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2 với thiết kế mới và cấu hình vượt trội.
Review chi tiết laptop Acer Aspire 5 A514-55-5954

Review chi tiết laptop Acer Aspire 5 A514-55-5954

Acer Aspire 5 A514-55-5954 được thiết kế với các yếu tố mỏng gọn, nhẹ nhàng, cấu hình tốt để mang đến cho người dùng phổ thông một chiếc laptop văn phòng hiệu quả trong tầm giá 15 triệu đồng.