Đánh giá laptop chơi game Razer Blade (2015): gọn – nhẹ - mạnh mẽ (Phần cuối)

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Ở phần này, bài đánh giá sẽ đi sâu vào hiệu suất làm việc, khả năng đồ họa, nhiệt độ và thời lượng pin của siêu phẩm laptop chơi game mới nhất tới từ hãng Razer: chiếc Blade của năm 2015

Nhiệt độ và khả năng tản nhiệt của Razer Blade

Đối với các công việc thông thường như soạn, gửi e-mail hay xem video, chiếc Razer Blade khá mát. Sau 15 phút stream video toàn màn hình qua Hulu, touchpad của chiếc laptop này đạt nhiệt độ là 25 độ C, điểm giữa phím G và phím H có đạt 31 độ và đáy máy đạt nhiệt độ là 32.2 độ. Tất cả đều dưới mức nhiệt gây mất thoải mái là 35 độ.

Tất nhiên, khi phải gánh các công việc nặng hơn như chơi game thì nhiệt độ của chiếc Razer Blade cũng tăng lên đáng kể. Sau 15 phút chơi GTA V, touchpad có nhiệt độ là 30 độ, điểm giữa phím G và phím H có nhiệt độ là 34.4 độ và mặt đáy của máy có nhiệt độ khá cao là 38.8 độ C. Tuy nhiên, nơi có nhiệt độ cao nhất của máy là ở điểm nối giữa màn hình và thân dưới với mức nhiệt lên tới hơn 43 độ C. Điều này là do thiết kế của hãng Razer để khe tản nhiệt xa khỏi nơi người dùng đặt tay.

Chiếc Razer Blade có hai quạt tản nhiệt để giữ máy ở mức nhiệt vừa phải. Tuy nhiên, hệ thống quạt tản nhiệt của máy lại làm việc khá ồn, tiếng do hai quạt tản nhiệt phát ra chỉ nhỏ hơn tiếng của máy sấy tóc một chút. Âm thanh của quạt tản nhiệt gây ra sẽ có thể làm bạn mất tập trung hoặc gây mất thoải mái cho những người xung quanh.

Cổng kết nối – Webcam của Razer Blade

Chiếc Blade được Razer trang bị với những cổng kết nối cơ bản để bạn có thể kết nối với các thiết bị phổ biến. Cạnh phải của máy có một cổng USB 3.0, một cổng HDMI và một khe khóa Kensington. Cạnh phải của máy có thêm một cổng USB 3.0, một jack cắm tai nghe kiêm mic và jack sạc.

Webcam của chiếc Razer Blade có độ phân giải 1080p nhưng hình ảnh chụp bởi webcam thiếu màu sắc và độ sáng cần thiết. Các chi tiết lớn có thể nhìn ra trong ảnh nhưng các chi tiết nhỏ và đặc biệt là chi tiết trong các mảng tối khó có thể nhìn ra.

Đồ họa của Razer Blade

Được trang bị với card đồ họa đứng thứ 2 của hãng Nvidia – card GeForce GTX 970M (cùng với VRAM 3GB), chiếc Razer Blade có thể gánh các công việc đồ họa rất ân tượng.

Với game GTA V, chiếc Razer Blade có thể đạt framerate là 40 fps với độ phân giải 3,200 x 1,800 và cài đặt ở mức đồ họa cao. Ngay cả những hình ảnh chuyển động nhanh như lái xe qua các khúc cua gấp hay phóng xe tốc độ cao, máy cũng không hề gặp lag hay chậm hình.

Với game thử thứ hai là BioShock Infinite, chiếc Razer Blade cũng không hề kém cạnh những chiếc laptop cũng được trang bị với cùng loại card đồ họa. Với độ phân giải là 1080 và cài đặt đồ họa là thấp, chiếc Razer Blade đạt framerate là 128 fps, hơn mức trung bình là 102 fps. Khi mức cài đặt đồ họa tăng lên mức cao, chiếc Blade đạt framerate là 71 fps.

Với game đòi hỏi đồ họa hơn như Metro: Last Light, chiếc Blade có thể chơi được với độ phân giải là 1080p và cài đặt đồ họa thấp với framerate là 95 fps. Tăng độ phân giải lên mức tiêu chuẩn 3,200 x 1,800 nhưng vẫn ở mức cài đặt đồ họa thấp, chiếc Blade đạt framerate là 58 fps. Tăng các mức cài đặt đồ họa lên tối đa, framerate giảm xuống mức không chơi được là 12 fps.

Hiệu suất làm việc của Razer Blade

Ngoài khả năng chơi game và làm việc đồ họa đáng nể, chiếc Razer Blade cũng là một chiếc laptop làm việc đa nhiệm rất mạnh mẽ. Được trang bị với bộ xử lý Intel Core i7-4720HQ 2.6GHz cùng với RAM 16GB, chiếc laptop này có thể hoạt động mượt mà ngay cả khi stream video qua Hulu cùng lúc với ba trình duyệt Google Chrome, Mozilla Firefox và Internet Explorer đồng thời mở 10 tab.

Ổ SSD 256GB của chiếc Razer Blade đạt tốc độ xử lý dữ liệu là 182MBps trong bài thử (sao chép một file dữ liệu hỗn hợp dung lượng 4.97GB), tốc độ này gần gấp đôi tốc độ trung bình là 97.7MBps.

Thời lượng pin của Razer Blade

Mặc dù dòng laptop chơi game nổi tiếng là không có thời lượng pin lâu, chiếc Razer Blade lại có được thời gian sử dụng khá tốt trong bài thử pin là 5 tiếng 52 phút. Tuy thời lượng pin này thấp hơn mức trung bình của dòng ultrabook là 7 tiếng 12 phút, đây vẫn là thời lượng khá tốt đối với một laptop chơi game.

Kết luận

Hãng Razer tiếp tục đi đúng theo con đường thiết kế laptop chơi game kết hợp sức mạnh và tinh di động với mẫu Blade của năm 2015. Với mức giá khoảng từ 53 triệu cho tới hơn 60 triệu, chiếc Blade tuy đắt nhưng vẫn rất đáng với số tiền mà bạn bỏ ra vì đây là một cỗ máy chơi game di động kết hợp được thiết kế đẹp, gọn nhẹ, bàn phím thoải mái, màn hình tuyệt đẹp, khả năng làm việc và chơi game mạnh mẽ cùng thời lượng pin khá tốt.

Đức Lộc

Theo Laptopmag

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Máy tính - Laptop

Đánh giá laptop gaming Dell Alienware M18 R1: "Nghiền nát" mọi tựa game!

Đánh giá laptop gaming Dell Alienware M18 R1: "Nghiền nát" mọi tựa game!

Dell Alienware M18 R1 là một trong những chiếc laptop gaming mạnh mẽ nhất hiện nay được thiết kế dành cho những game thủ và các creator đòi hỏi hiệu năng đỉnh cao. Với thiết kế độc đáo, màn hình tuyệt đẹp, cấu hình “khủng”, nó hứa hẹn mang đến những trải nghiệm gaming và làm việc ấn tượng nhất.
Review chi tiết máy trạm đồ họa Dell Precision 5570

Review chi tiết máy trạm đồ họa Dell Precision 5570

Dell Precision 5570 là một trong những chiếc máy trạm di động nhẹ và mảnh mai nhất hiện nay. Nó không chỉ mang lại trải nghiệm tinh tế và thanh lịch mà còn cung cấp hiệu năng cực khủng cho dân làm kỹ thuật, thiết kế đồ họa.
Đánh giá laptop gaming Dell G16 7630

Đánh giá laptop gaming Dell G16 7630

Trong năm 2023, Dell đã tung ra dòng laptop gaming G16 mới chứa đựng hiệu suất tốt với mức giá phải chăng. Trong bài đánh giá Dell G16 7630 này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu xem liệu chỉ với mức giá khoảng 30 triệu đồng thì khả năng ‘cân game’ của nó sẽ như thế nào nhé.
Đánh giá laptop gaming Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2

Đánh giá laptop gaming Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2

Với mục đích mang lại trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người dùng có nhu cầu sử dụng cấu hình cao, như thiết kế đồ họa và chơi game, Acer đã cho ra mắt Laptop Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2 với thiết kế mới và cấu hình vượt trội.
Review chi tiết laptop Acer Aspire 5 A514-55-5954

Review chi tiết laptop Acer Aspire 5 A514-55-5954

Acer Aspire 5 A514-55-5954 được thiết kế với các yếu tố mỏng gọn, nhẹ nhàng, cấu hình tốt để mang đến cho người dùng phổ thông một chiếc laptop văn phòng hiệu quả trong tầm giá 15 triệu đồng.
Đánh giá laptop Microsoft Surface Laptop Go 3

Đánh giá laptop Microsoft Surface Laptop Go 3

Ngoại hình và hiệu suất của Microsoft Surface Laptop Go 3 là hai thứ mà không ai có thể phủ nhận, thế nhưng giá bán tăng nhẹ và những cải tiến chưa đến nơi đến chốn có thể sẽ khiến người dùng thờ ơ.
Review máy trạm đồ họa Dell Precision 7760

Review máy trạm đồ họa Dell Precision 7760

Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc máy trạm đỉnh cao để thiết kế đồ họa thì Dell Precision 7760 là lựa chọn hoàn hảo. Không chỉ có thiết kế tinh tế, hiệu năng 'quái vật' của nó có thể giúp bạn hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ khó khăn nào một cách trơn tru, nhẹ nhàng.
Đánh giá laptop gaming Acer Nitro 5 AN515-57-5669

Đánh giá laptop gaming Acer Nitro 5 AN515-57-5669

Ở tầm giá dưới 20 triệu đồng, Acer Nitro 5 AN515-57-5669 là lựa chọn hoàn hảo cho các bạn học sinh, sinh viên hay những người làm việc văn phòng cần một chiếc laptop có hiệu năng mạnh mẽ.