Đánh giá laptop Dell XPS 15 (2015): laptop Window xứng tầm làm đối thủ MacBook Pro (Phần I)

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Chiếc Dell XPS 15 có màn hình độ phần giải 4K hoàn toàn ấn tượng, thiết kế chất lượng cao, phần cứng cân bằng với hiệu suất cao và bàn phím tuyệt vời, tất cả tạo nên một chiếc laptop xứng đáng cạnh tranh ngang ngửa MacBook Pro.

Ưu điểm: màn hình 4K “đỉnh”, thông số kỹ thuật cân bằng, thiết kế bên ngoài đầy ấn tượng, bàn phím chất lượng cao.

Nhược điểm: thời lượng pin chưa thực sự cao, còn tiếng của quạt tản nhiệt.

So sánh laptop Dell XPS 15 (2015)

Thiết kế

Chiếc Dell XPS 15 là mẫu laptop mới nhất được bổ sung vào danh sách các mẫu laptop cao cấp được thiết kế để mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho cả làm việc lẫn giải trí, nhờ vào phần cứng mạnh mẽ và màn hình 4K.

Phần thiết kế bên ngoài của chiếc XPS 15 thực sự không có gì để chê trách. Toàn bộ nắp máy được phủ nhôm, và nhôm cũng là kim loại được dùng để chế tạo khung máy, và phần đặt cổ tay bên trong cùng mặt dưới của máy được phủ sợi carbon. Các đường nét của sọi carbon có thể được nhìn thấy ở đáy của máy, và lớp phủ sợi carbon tạo nên bề mặt nhám rất thoải mái khi chạm, đặc biệt là ở mặt phẳng đặt cổ tay.

Thiết kế mượt mà và khá thông minh của chiếc XPS 15 tạo sự cuốn hút ngay từ cái nhìn đầu tiên, và chất lượng lắp ráp của chiếc laptop này rất cao. Phần nửa thân dưới phủ sợi carbon của máy không hề biến dạng khi toàn bộ tay được đặt lên và kể cả khi ấn. Chỉ có điểm trung tâm của mặt sau màn hình có hơi bị uốn cong khi nhấn vào, nhưng đó là điểm khác biệt duy nhất của chiếc XPS 15 so với thiết kế chắc chắn và vững chãi của chiếc MacBook Pro 15 với màn hình Retina.

Chiếc XPS cũng có đủ các loại cổng kết nối khác nhau để phục vụ cho gần như mọi nhu cầu sử dụng. Trên máy có ba cổng USB 3.0, hai cổng USB 2.0, một cổng HDMI, một cổng mini-DisplayPort, một jack tai nghe kiêm mic và một khe cắm thẻ nhớ. Số lượng cổng kết nối như vậy là nhiều hơn so với chiếc MacBook Pro (hai cổng USB 3.0, một cổng Thunderbolt, một cổng HDMI, một jack tai nghe và một khe cắm thẻ nhớ).

Toàn bộ khối lượng của chiếc XPS 15 chỉ vỏn vẹn có 1.88kg, và dày 19mm, dễ dàng cạnh tranh với các máy laptop đối thủ cùng loại. chiếc XPS 15 chỉ dày hơn chiếc MacBook Pro có 1mm và hơi nhẹ hơn một chút. Chiếc XPS cũng nhẹ và mỏng hơn chiếc laptop đối thủ là Toshiba Satellite P50t B-11D, nặng 2.3kg và dày 28mm.

Các phần cứng bên trong chiếc XPS 15 có thể được tiếp cận bằng cách mở đáy của máy ra, nhưng việc này không hề dễ dàng. Tấm panel ở đáy của laptop được giữ chặt bởi mười chiếc vít Torx rất nhỏ, và ngay cả khi đã mở được các vít ra thì việc tháo tấm panel cũng khá khó. Nhưng một khi bạn đã mở ra được thì bạn có thể tiếp cận khe đặt bộ nhớ, pin, chip Wi-Fi và M.2 SSD.

Bàn phím

Một điểm khá lạ và hơi thất vọng là bàn phím của chiếc XPS 15 không có bàn phím số riêng và các phím chức năng phụ. Bàn phím dạng chiclet có cảm giác hơi rời rạc nhưng bề mặt nhám của phím có độ bám rất tốt.

Bàn phím có đèn nền, và chất lượng cùng tốc độ đánh máy không hề thấp chút nào khi dùng bàn phím của chiếc XPS 15. Các phím đủ nhẹ để tăng tốc độ gõ nhanh nhưng cũng có độ nặng đủ để tạo cảm giác gõ tốt hơn và thoải mái hơn. Khung bàn phím rất chắc chắn, giúp việc đánh máy được liên tục và đều, ngang với trải nghiệm sử dụng bàn phím của chiếc MacBook Pro.

Trackpad có kích thước lớn, độ chính xác cao và rất nhạy, trackpad cũng có hỗ trợ các cử chỉ cảm ứng đa điểm của Window 8 cùng hai phím chuột. Trackpad của chiếc XPS 15 ngang với trackpad của chiếc MacBook Pro, mặc dù chiếc XPS 15 không có công nghệ Force Touch mới được ra mắt trong các dòng sản phẩm của Apple.

Cấu hình phần cứng

Mẫu XPS 15 2015 đi cùng với CPU Intel Core i7-4712HQ. CPU này giống với CPU 4700HQ của chiếc Toshiba, nhưng có tốc độ hơi thấp hơn là 2.3GHz, tức là Intel có thể giảm lượng điện tiêu thụ đi khoảng 10 watt, làm thời lượng pin được lâu hơn.

Card đồ họa của chiếc XPS 15 là GeForce GT 750M, nằm ở tầm trung của các mẫu GPU cũ thuộc Nvidia. Card đồ họa này có 2GB bộ nhớ chuyên dụng, tốc độ 967MHz.

Ngoài ra, bên trong máy còn có 16GB bộ nhớ trong, bộ nhớ Samsung SSD 512GB, nhưng không còn chỗ để đặt một ổ quang trong chiếc laptop mỏng này. Khả năng kết nối không dây khá tốt, với chip Wi-Fi 802.11ac băng tần kép và Bluetooth 4.0, nhưng máy lại không có cổng Gigabit Ethernet.

Thông số kỹ thuật của chiếc Dell XPS 15 (2015) được đánh giá:

CPU: Intel Core i7-4712HQ (lõi tứ, bộ nhớ cache 6MB, tốc độ lên tới 3.3GHz với Turbo Boost)

Đồ họa: Nvidia GeForce GT 750M (RAM GDDR5 2GB), Intel HD Graphic 4600

RAM: DDR3 16GB (1,600MHz)

Màn hình: cảm ứng đa điểm IPS, 15.6 inch, độ phân giải 4K (3,840 x 2,160)

Bộ nhớ: Samsung SSD 512GB

Cổng kết nối: ba cổng USB 3.0, một cổng USB 2.0, một cổng mini-DisplayPort, một cổng HDMI, một khe đọc thẻ nhớ SDXC, một jack tai nghe/mic

Kết nối: Wi-Fi 802.11ac băng tần kép, Bluetooth 4.0

Camera: webcam HD

Khối lượng: 1.88kg

Kích thước: 372 x 254 x 19mm

(còn tiếp)

Đức Lộc

Theo TechRadar

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức về Máy tính - Laptop

Có nên mua laptop Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) trong năm 2024?

Có nên mua laptop Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) trong năm 2024?

Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) là một sản phẩm mang tính cách mạng với thiết kế độc đáo và hiệu năng vượt trội. Nó được mệnh danh là chiếc ‘laptop cổ điển trong thời đại mới’, gây được nhiều ấn tượng nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ ngoài bắt mắt và sức mạnh nội tại.
HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14 là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai tìm kiếm một thiết bị mạnh mẽ với khả năng hoạt động ổn định và bền bỉ. Mặc dù thiết kế bên ngoài không có gì nổi bật và có vẻ đơn điệu, nhưng sức mạnh bên trong của sản phẩm này chính là điểm mà người dùng cần chú ý đến.
Đánh giá laptop gaming Dell Alienware M18 R1: "Nghiền nát" mọi tựa game!

Đánh giá laptop gaming Dell Alienware M18 R1: "Nghiền nát" mọi tựa game!

Dell Alienware M18 R1 là một trong những chiếc laptop gaming mạnh mẽ nhất hiện nay được thiết kế dành cho những game thủ và các creator đòi hỏi hiệu năng đỉnh cao. Với thiết kế độc đáo, màn hình tuyệt đẹp, cấu hình “khủng”, nó hứa hẹn mang đến những trải nghiệm gaming và làm việc ấn tượng nhất.
Review chi tiết máy trạm đồ họa Dell Precision 5570

Review chi tiết máy trạm đồ họa Dell Precision 5570

Dell Precision 5570 là một trong những chiếc máy trạm di động nhẹ và mảnh mai nhất hiện nay. Nó không chỉ mang lại trải nghiệm tinh tế và thanh lịch mà còn cung cấp hiệu năng cực khủng cho dân làm kỹ thuật, thiết kế đồ họa.
Đánh giá laptop gaming Dell G16 7630

Đánh giá laptop gaming Dell G16 7630

Trong năm 2023, Dell đã tung ra dòng laptop gaming G16 mới chứa đựng hiệu suất tốt với mức giá phải chăng. Trong bài đánh giá Dell G16 7630 này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu xem liệu chỉ với mức giá khoảng 30 triệu đồng thì khả năng ‘cân game’ của nó sẽ như thế nào nhé.
Đánh giá laptop gaming Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2

Đánh giá laptop gaming Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2

Với mục đích mang lại trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người dùng có nhu cầu sử dụng cấu hình cao, như thiết kế đồ họa và chơi game, Acer đã cho ra mắt Laptop Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2 với thiết kế mới và cấu hình vượt trội.