Đánh giá loa di động bluetooth Audioengine 512

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Sau thành công với những loa vi tính A2+, A8, HD3..., cuối cùng thì Audioengine cũng cho ra đời thế hệ loa di động đầu tiên của mình mang tên 512.

Được ra mắt tại CES19, chiếc loa bluetooth này nhận được khá nhiều sự quan tâm từ giới mộ điệu bởi dù sao nó cũng là sản phẩm di động đầu tiên của hãng âm thanh Audioengine. Vậy, chất lượng âm thanh của chiếc loa này ra sao? Và nó có xứng đáng để bạn đầu tư hay không? CùngWebsosanh  tìm hiểu chi tiết hơn về chiếc Audioengine 512 này nhé!

Ưu điểm:

  • Chất lượng âm thanh tuyệt vời, dải trầm giàu năng lượng và dải cao chi tiết.
  • Giá cả hợp lý so với hiệu suất.
  • Dễ sử dụng.

Nhược điểm:

  • Bass sâu có thể bị méo
  • Không chống nước
  • Không loa ngoài

audioengine 512

Đánh giá chi tiết Audioengine 512

Audioengine là thương hiệu âm thanh được biết nhiều với các dòng loa vi tính, loa giải trí gia đình, mãi cho đến gần đây mới cho ra mắt thế hệ loa di dong đầu tiên của mình mang tên 512. Giá bán của nó trên thị trường là 169 USD (khoảng 4 triệu đồng).

Thiết kế

512 có số đo 3 vòng là 3.0 x 7.8 x 3.0 inch, trọng lượng khoảng 1,1 kg và có form dáng giống một viên thuốc con nhộng cỡ lớn. Có hai phiên bản màu là đen và xanh quân đội.

audioengine 512

Phía trước loa là lớp lưới tản nhiệt lớn bao phủ phần lớn diện tích, được bo cong để bảo vệ 2 loa full range và một amply class D công suất 20W bên trong. Hai driver này có dải tần từ 60Hz – 20kHz. Ở phía sau là một passive radiator dùng để cải thiện dải trầm, làm dải trầm trở nên khỏe hơn và sâu hơn.

Mặt trên loa các các nút bấm gồm play/pause, AUX, tăng/giảm âm lượng, kết nối bluetotoh và nút nguồn. Bên cạnh là đèn báo vạch pin.

audioengine 512

Cạnh trái có nắp đậy bằng cao su che chắn bên trong khỏi bụi bẩn, gồm một cổng 3.5 mm và cổng microUSB. Nhìn thiết kế này ai cũng lầm tưởng Audioengine 512 được trang bị tính năng chống nước nhưng thực ra không phải, hãng cho biết đây mới chỉ là sản phẩm thăm dò thị trường thôi nên không nhất thiết trang bị cho nó.

Mặt đáy loa là 4 chân cao su để 512 có thể đứng vững trên mặt bàn.

audioengine 512

Còn thiếu gì không nhỉ? À, 512 không có loa ngoài. Và cũng như mình đã nói ở trên, đây chỉ là sản phẩm ‘dò đường’ của của Audioengine cho nên một vài thiếu sót cũng là điều đương nhiên. Chẳng thế mà 512 được trang bị lỗ để móc dây đeo ở cạnh phải nhưng hãng cũng chẳng buồn cung cấp dây đấy thôi.

Thời gian chơi nhạc ước tính của 512 là khoảng 12 giờ. Con số này có thể thay đổi tùy kết nối (không dây, có dây) cũng như mức âm lượng sử dụng. Ngoài ra thì nó còn có thể sạc cho điện thoại, máy tính bảng.

Chất lượng âm thanh

Công nghệ âm thanh DSP mang đến điểm sáng cho chiếc 512 này, trong đó có việc chơi ở mức âm lượng 100% mà âm thanh không bị méo tiếng. Tuy nhiên, đối với một số bản nhạc thiên về siêu trầm như bản “Silent Shout” của The Knife thì hiện tượng này lại xuất hiện và chỉ khi giảm âm lượng đi mới hết bị. Cho nên có thể tạm kết luận 512 không dành cho những người có gu âm nhạc siêu trầm.

Với bài “Dropver” của Bill Callahan, 512 thể hiện tiếng trống rất tuyệt vời, đầy đủ, tròn trịa và đầy uy lực dù ở mức volume thấp, vocal trong trẻo, có độ sáng cao. Nhìn chung có vẻ như nhờ công nghệ DSP mà âm thanh của 512 có sự cân bằng khá tốt, hài hòa giữa các dải âm.

Kết luận

Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc loa bluetooth sôi động với âm bass ‘nổ tung’ thì Audioengine 512 không phải lựa chọn thích hợp. Nó thiên về sự cân bằng hơn khi mà biểu diễn tốt các khúc cao trào hay xuống  thấp, và nhiều hơn thế nữa.

Tuy còn một số nhược điểm như bị méo tiếng khi chơi các bản nhạc deep bass ở mức volume 100% và thiếu khả năng chống nước nhưng Audioengine 512 vẫn là một thứ gì đó rất đáng để bạn trải nghiệm. Nếu vẫn chưa ưng ý với chiếc loa này, bạn có thể cân nhắc một số chiếc loa khác cùng tầm tiền như JBL Charge 4, Bose Soundlink Color II, EcoXGear EcoSlate và Ultimate Ears UE Blast. Hầu hết các mẫu loa mà mình vừa gợi ý đây đều thích hợp để chơi nhạc ngoài trời và cũng được tích hợp bộ xử lý tín hiệu số DSP.

Audioengine 512 sẽ sớm có mặt tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Đánh giá Audioengine A2 +: Loa không dây Bluetooth di động

Đánh giá Audioengine A2 +: Loa không dây Bluetooth di động

Audioengine A2 + là Loa không dây Bluetooth dành cho máy tính để bàn có thiết kế nhỏ gọn, gồm 1 loa tweeter vòm lụa và 1 loa trầm sợi Aramid. Loa có codec aptX chất lượng cao để phát nhạc thuận tiện từ điện thoại, máy tính bảng hoặc máy tính xách tay.

Tin tức về Loa - Micro - Tai nghe

So sánh SoundPeats Life và SoundPeats Air 3 Pro: Tai nghe nào tốt hơn?

So sánh SoundPeats Life và SoundPeats Air 3 Pro: Tai nghe nào tốt hơn?

Sau sự thành công của SoundPeats Air 3 Pro, hãng tiếp tục trình làng SoundPeats Life được đánh giá là bản sao của Air 3 Pro. Vậy giữa tai nghe SoundPeats Life và SoundPeats Air 3 Pro, tai nghe nào tốt hơn? Cùng chúng tôi so sánh hai dòng tai nghe này trong bài viết dưới đây.
Đánh giá loa B&O A1: Vẫn là quá ngon trong năm 2023!

Đánh giá loa B&O A1: Vẫn là quá ngon trong năm 2023!

B&O Beoplay A1 là một chiếc loa di động với thiết kế nhỏ gọn, có thể mang theo bất cứ nơi đâu, chất lượng âm thanh khá là tốt, đáng để bạn mua. Dưới đây là đánh giá chi tiết về loa B&O A1, tham khảo ngay nhé!
Đánh giá loa B&O Beolit 20: Đẳng cấp và thời trang!

Đánh giá loa B&O Beolit 20: Đẳng cấp và thời trang!

B&O Beolit 20 là một trong những sản phẩm loa không dây mới nhất của thương hiệu âm thanh danh tiếng Bang & Olufsen. Mẫu loa sở hữu thiết kế đẹp mắt, chất âm mạnh mẽ và tính năng thì vô cùng hiện đại. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đánh giá chi tiết hơn về loa B&O Beolit 20.
Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!