Đánh giá máy ảnh Nikon 1 J3: máy ảnh không gương lật giá phải chăng

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Chiếc Nikon 1 J3 là một mẫu máy ảnh mirrorless có hiệu suất tương đối cao, tương thích với nhiều ống kính khác nhau, kích thước nhỏ gọn, lý tưởng đối với những nhiếp ảnh gia đang muốn chuyển từ dòng máy compact lên dòng máy cao cấp hơn

Thông tin cơ bản

Tên máy ảnh: Nikon 1 J3

Độ phân giải cảm biến: 14.2MP

Kích thước cảm biến:1 inch (13.2mm x 8.8mm)

Ống kính:3.00x zoom 10-30mm (27-81mm eq.)

Kính ngắm: không/màn hình LCD

Độ phơi sáng cơ bản: 160 – 6400

Độ phơi sáng mở rộng: 160 – 6400

Tốc độ màn trập:1/16000 – 30 giây

Kích thước:101 x 61 x 29 mm

Khối lượng: 59g bao gồm pin và ống kính

Giá: 5.9 triệu (cùng ống kính 10-30mm)

Thiết kế

Chiếc J3 khá giống với mẫu tiền nhiệm J2 về mặt kích thước nhưng về thiết kế thì có khá nhiều thay đổi để tăng tính tiện lợi. Nút xoay chỉnh chế độ đã được chuyển về mặt trên của máy, ngay sau nút nguồn. Tuy nhiên, chiếc J3 vẫn chưa có nút xoay chế độ PASM, bạn phải tìm trong menu để có thể tiếp cận những tính năng này. Hai cổng cho microphone cũng được chuyển lên mặt trên.

Một số tính năng điều khiển của chiếc J2 như cổng tiếp nhận của điều khiển hồng ngoại, nút điều chỉnh độ zoom khi xem lại ảnh và video, nút hiển thị/đa chức năng ở lưng máy đã được loại bỏ. Nút mở đèn flash pop-up cũng thủ công cũng đã được bỏ, đèn flash của chiếc J3 giờ có khả năng tự động mở, nhưng bạn vẫn có thể tự mở flash thủ công nếu muốn.

Các thay đổi về thiết kế khác bao gồm phần tay cầm có thiết kế lõm cho ngón cái được thoải mái, tai gắn dây đeo mới, nút Up của các nút điều khiển 4 hướng có tính năng mới. Trước kia, nút này có tính năng là nút khóa tự động lấy nét/tự động bù sáng. Với chiếc J3, nút này trở thành nút Function đa chức năng.

Tính năng và hiệu suất

Chiếc J3 có thân máy nhỏ và mỏng đến vậy là nhờ cảm biến CX-format nhỏ hơn cảm biến cỡ APS-C hay Micro Four Thirds thường thấy ở nhiều mẫu máy ảnh không gương lật. Cảm biến này đã được nâng cấp so với cảm biến của chiếc J2, với độ phân giải là 14.2MP. Chiếc J3 còn đi kèm với bộ xử lý EXPEED 3A.

Tốc độ chụp ảnh độ phân giải cao ở chế độ burst là 15fps, tuy khá nhanh nhưng bộ nhớ đệm lại chỉ chứa được tối đa 22 ảnh, bằng một nửa so với những mẫu máy ảnh cao cấp của dòng Nikon 1-series. Nhưng điều tuyệt vời là bạn có thể khóa tự động lấy nét để tăng tốc độ burst lên tới 60fps. Thời gian lag của màn trập cũng khá án tượng, theo hãng Nikon thì chỉ là 80 mili giây. Tốc độ này có được là nhờ hệ thống tự động lấy nét lai 73 điểm kết hợp lấy nét theo pha và lấy nét tương phản. Độ nhạy sáng từ ISO 160 – 6,400.

Khả năng quay phim của chiếc J3 bao gồm quay video full-HD (1,920 x 1,080 pixel) với tốc độ khung hình là 60fps (1080i60) hoặc 30fps (1080p30) dưới định dạng file nén H.264. Máy còn có hai chế độ quay chậm có thể quay video với tốc độ 400fps hoặc 1,200fps nhưng với tỉ lệ 8:3 và hình ảnh có độ phân giải thấp.

Mặc dù không có khả năng kết nối Wi-Fi đi kèm, chiếc Nikon J3 tương thích với bộ phụ kiện WU-1b Wi-Fi giống dòng máy DSLR cao cấp của Nikon. Phụ kiện này cho phép bạn truyền tải ảnh và video qua mang không dây tới thiết bị di động hoặc dùng thiết bị di động của bạn để điều khiển máy ảnh từ xa.

Hồng Ngọc

Tổng hợp

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Máy ảnh

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Huawei P40 Pro là điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei. Xây dựng dựa trên những thành công của thế hệ P20 Pro và P30 Pro trước đó, P40 Pro được nhắm mục tiêu cụ thể đến các nhiếp ảnh gia. Cùng khám phá xem chiếc camera của Huawei P40 Pro đem đến những gì.
Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Bây giờ khi mọi người nói về máy ảnh không gương lật, nhiều người cũng nghĩ đến sự tuyệt chủng của DSLR. Nhưng Pentax không nghĩ vậy, hãng vẫn tin tưởng vào DSLR và tiếp tục công việc của mình. Pentax K3 III ra đời tiếp nối dòng Pentax quen thuộc và được xem như trụ cột của dòng cảm biến DSLR APSC.