Thông số cơ bản
Tên mẫu: Samsung NX3000
Loại máy ảnh: Máy ảnh không gương lật
Độ phân giải: 20.30 megapixel
Kích thước cảm biến: APS-C (23.5 x 15.7 mm)
Ống kính: zoom 3.13x, 16-50mm (tương đương 24-75mm)
Kính ngắm: không có, sử dụng màn hình LCD
Mức ISO cơ bản: 100 – 25,600
Mức ISO mở rộng: 100 – 25,600
Tốc độ màn trập: 1/4000 – 30 giây
Khẩu độ tối đa: 3.5 (với ống kính đi kèm)
Kích thước: 117 x 66 x 39 mm
Khối lượng: 385g bao gồm pin và ống kính
Thiết kế
Chiếc NX3000 hơi rộng và cao hơn chiếc NX Mini, nhưng dày gần gấp đôi do mang cảm biến cỡ lớn. Tuy nhiên, nếu so với chiếc NX300, chiếc NX3000 vẫn nhỏ và hơi nhẹ hơn. Thiết kế bên ngoài của chiếc NX3000 khá đơn giản nhưng không hề tạo cảm giác rẻ tiền hay nhàm chán.
Quanh thân máy được bọc giả da vừa tạo vẻ ngoài sang trọng vừa tăng độ ma sát cho máy khi cầm trên tay. Mặt trước của máy là ống kính chiếm phần lớn diện tích bên trái, còn bên phải là tay cầm của máy. Lưng máy là một màn hình LCD kích thước 3 inch không hỗ trợ cảm ứng để giảm giá thành của sản phẩm, màn hình của chiếc NX3000 hơi nhỏ hơn và có độ phân giải thấp hơn so với màn hình của chiếc NX300.Màn hình cũng có thiết kế lật 180 độ để bạn có thể chụp ảnh chân dung của chính mình. Bên cạnh là các nút cứng để điều khiển máy.
Phía trên của máy có một nút xoay lớn để chuyển chế độ chụp và các chức năng sử dụng. Bên cạnh là nút đóng màn trập và nút bật/tắt máy. Ngoài ra còn có một nút nhỏ để kết nối với các thiết bị di động và một khe cắm flash ngoài.
Chiếc NX3000 sẽ đi kèm với ba phiên bản màu để bạn lựa chọn, gồm đen, trắng và nâu. Chiếc NX300 đi kèm với bộ đèn flash ngoài SEF-8.
Ống kính
Giống với các mẫu máy ảnh NX khác trừ mẫu NX Mini, chiếc NX300 cũng mang ống kính NX-mount của hãng. Ống kính đi kèm với máy là ống kính Power Zoom ED OIS F3.5-5.6 16-50mm. Ống kính có tính năng chống rung hình ảnh vì thân máy không có tính năng này.
Ống kính cũng có tính năng điều khiển độ zoom qua một nút bên cạnh ống kính hoặc có thể được điều khiển từ xa qua Wi-Fi. Việc tính năng zoom có thể được điều khiển từ xa sẽ giúp bạn tránh bị rung lắc máy, đặc biệt khi zoom trong lúc quay video.
Cảm biến
Trái tim của chiếc NX3000 là cảm biến loại CMOS cỡ APS-C với độ phân giải 20.3 megapixel. Mặc dù có cùng độ phân giải 5,472 x 3,648 pixel giống với cảm biến của chiếc NX300, hai chiếc NX300 và NX3000 không sử dụng chung cảm biến.
Cảm biến của chiếc NX3000 không có tính năng tự động lấy nét theo pha mà hoàn toàn dựa vào tính năng tự động lấy nét phát hiện tương phản. Độ phân giải tổng của cảm biến chiếc NX3000 là 21.6 megapixel và cảm biến này mang bộ lọc màu Bayer RGBG.
Khả năng quay video
Độ phân giải tối đa của video ghi lại bởi chiếc NX3000 là Full HD (1,920 x 1,080 pixel, 1080p) với tốc độ là khoảng 25-30 fps. Âm thanh của video được thu lại bởi một microphone bên trong máy, và máy không có khả năng nối với mic ngoài.
Các độ phân giải khác bao gồm 1,280 x 720, 640 x 480 hoặc 320 x 240 pixel. Video được lưu lại dưới định dạng file nén MPEG-4 AVC/H.264 và âm thanh AAC. Có hai mức chất lượng video cho bạn lựa chọn.
Khả năng kết nối
Trên chiếc NX300 có các cổng kết nối bao gồm một đầu ra chất lượng cao HDMI và một cổng Micro USB 2.0 High Speed. Cổng Micro USB vừa sử dụng để truyền dữ liệu và để sạc cho máy ảnh.
Về khả năng kết nối không dây, chiếc NX3000 hỗ trợ kết nối Wi-Fi 802.11b/g/n và kết nối NFC. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng thiết bị chạy iOS không có NFC, bạn sẽ phải sử dụng nút kết nối Mobile nằm trên cùng của máy. Qua Wi-Fi và NFC, bạn có thể chia sẻ ảnh, video hoặc điều khiển máy ảnh từ xa.
Thời lượng pin
Chiếc NX3000 sử dụng pin 3.8V 2,330 mAh có thể cũng cấp đủ năng lượng cho 370 lần chụp hoặc 185 phút xem video (theo chuẩn CIPA).
Kết luận
Chiếc Samsung NX3000 là một mẫu máy ảnh không gương lật có thiết kế đẹp, nhiều tính năng đa dạng, điều khiển đơn giản và quen thuộc và mức giá khá phải chăng, rất thích hợp với những người đang làm quen với nghề nhiếp ảnh hoặc muốn có một chiếc máy ảnh cao cấp hơn dòng compact nhưng lại chưa có kính nghiệm dùng dòng máy dSLR chuyên nghiệp.
Hồng Ngọc
Tổng hợp
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam