Đánh giá tai nghe gaming Sennheiser GSP 370: Âm thanh tuyệt vời nhưng thiết kế kém, rủi ro hỏng hóc cao!

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Tai nghe chơi game Sennheiser GSP 370 có chất âm cực kỳ tuyệt vời nhưng ưu điểm đó chưa đủ bù đắp khuyết điểm về thiết kế cùng rủi ro hỏng hóc.

Đánh giá thiết kế Sennheiser GSP 370

GSP 370 có kiểu dáng thiết kế hơi công nghiệp, to bè và cồng kềnh chứ không độc đáo như ở các model trước đây. Khung nhựa màu đen với nhiều đường nét bo cong mềm mại, cúp tai hình bầu dục và phần headband trùm đầu rộng rãi, micro khá là to và không thể tháo rời bên cúp tai trái.

tai nghe gaming sennheiser gsp 370

Về phần mic này mình thấy nó thiết kế hơi vô duyên, nếu như có thể tháo ra lắp vào thì trông tổng thể tai nghe sẽ gọn và đẹp hơn nhiều. Tuy nhiên có lẽ vì đây là tai nghe gaming, chỉ đeo ở trong nhà chứ không phải mang ra ngoài đường nên Sennheiser bỏ qua chi tiết này.

Bên cúp tai trái có nút nguồn và nút chức năng. Nhấn nút này một lần nó sẽ bật tiện ích, nhấn hai lần để biết lượng pin còn lại là bao nhiêu bằng tín hiệu Led (xanh đậm là pin đầy, chuyển dần sang xanh lá, vàng, cam và đỏ – mỗi màu tượng trưng cho 20% pin). Đây là tính năng khá thú vị, nhờ đó ta không cần dùng đến các phần mềm phức tạp chỉ để biết lượng điện năng còn dư của nó là bao nhiêu.

tai nghe gaming sennheiser gsp 370

Trên cúp tai phải có vòng xoay volume và … không có gì khác nữa. Thành thật mà nói sự ‘đơn giản’ của GSP 370 khiến mình phải ngạc nhiên khi mà đa số tai nghe gaming đều có một đống nút phụ trợ.

Cảm giác đeo

Chính xác mà nói cảm giác đeo GSP 370 không hề khó chịu, nó cực kỳ êm nhưng khó chịu ở chỗ không chịu nằm im một chỗ. Cúp tai lớn hình bầu dục không thể ôm trọn tai, luôn luôn bị hở một khoảng nào đó và mỗi cử chỉ của bạn đều sẽ khiến tai nghe bị xô lệch một chút, có cảm giác như nó bị nghiêng về phía trước hoặc chuẩn bị rơi ra vậy.

tai nghe gaming sennheiser gsp 370

Ngoại trừ phần cúp tai không ôm sát ra thì phần headband không có gì để chê. Đệm mút cực kỳ êm và tùy chỉnh độ rộng cũng rất dễ dàng.

Hiệu suất chơi game

GSP 370 cho hiệu suất âm thanh tuyệt vời khi chơi game. Mình đã thử nghiệm chiếc tai nghe này với nhiều trò chơi khác nhau (đa phần là game FPS) như Overwatch, Cross Fire, Age of Empires II: Definitive Edition, Thronebreaker: The Witcher Tales và Final Fantasy XIV. Và thành thật mà nói dù tùy chỉnh hiệu ứng âm thanh như nào (balance, stereo hay âm thanh vòm), chơi trên bất kỳ hệ máy nào (PC hay PS4)  thì Sennheiser GSP 370 đều cực hay.

tai nghe gaming sennheiser gsp 370

Trong Overwatch và Cross Fire, mình có thể xác định vị trí chính xác của kẻ địch từ bước chân của họ. Trong Age of Empires mọi tiếng va chạm binh khí, tiếng thét của binh lính đều rất chân thật và sống động, như thể mình đang hòa mình vào cuộc chiến vậy. Trong Thronebreaker, mọi cuộc đối thoại diễn ra như thể nó ở ngay cạnh mình. Cuối cùng, Final Fantasy XIV khiến mình đôi lúc nổi da gà với những bản nhạc nền hoành tráng mỗi khi cao trào. Tóm lại, bản thân chất âm của GSP 370 đã rất hay rồi, nếu bạn mày mò tùy chỉnh thêm thì nó còn đặc biệt hơn nữa.

Tính năng chính của Sennheiser GSP 370

Để tận dụng tối đa chiếc tai nghe này, nhà sản xuất khuyến khích bạn tải về phần mềm Sennheiser Gaming Suite. Phần mềm này tương đối đơn giản so với phần mềm của Razer hay SteelSeries nhưng nó không cho phép cấu hình riêng cho các trò chơi và đồng bộ hóa tai nghe với bàn phím, chuột cùng hãng.

Và trên lý thuyết phần mềm Sennheiser Gaming Suite hoạt động khá tốt. Ta có thể chuyển đổi âm thanh từ stereo sang mono, chuyển sang âm thanh vòm 7.1, rồi thì chỉnh về balanced hoặc tạo một profile riêng của bạn… Tuy nhiên sự cố bắt đầu xảy ra khi nhấn vào phần micro. Bản thân chiếc mic này khá tốt, không xen nhiều tạp âm khi giao tiếp, thậm chí nó có thể loại bỏ một số tiếng ồn để bạn tập trung vào game hơn. Thế nhưng khi bạn cố gắng tùy chỉnh micro bằng phần mềm không đúng cách thì tai nghe sẽ bị treo luôn, nghĩa là bạn không thể tiếp tục kết nối nó với máy tính được nữa. Đây là lỗi do firmware và khi gặp sự cố bạn cần cập nhật lại phần mềm cho cả tai nghe lẫn dongle thì mới được. Điều này cho thấy phần mềm này vẫn chưa thực sự được làm tốt, do đó nếu có mua bạn cần hết sức cẩn thận với phần mềm này.

Ít nhất thì thời lượng pin cảu nó là ấn tượng. Sennheiser tuyên bố GSP 370 có thể đạt 100 giờ sau mỗi lần sạc. Mặc dù mình không sử dụng nó lâu đến tế nhưng sau một tuần sử dụng (mỗi ngày khoảng 3 – 5 tiếng) thì nó mới tụt được khoảng 45% pin. Tóm lại mình khá chắc là chiếc tai nghe này có lượng pin trâu, nếu bạn là người ‘lười sạc’ thì hẳn sẽ thích điều này.

Chơi nhạc hay – Điểm sáng của Sennheiser GSP 370

Sennheiser là thương hiệu âm thanh nổi tiếng hàng đầu, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi GSP 370 có chất âm rất dễ nghe. Từ những nhạc cụ balanced trong bản ballad ‘Salty Dog’ cho đến âm bass mạnh mẽ của bản ‘Carry Me Back to Virginia’ đều rất sống động, điều mà ta khó tìm thấy ở tai nghe chơi game. Đáng tiếc duy nhất là chiếc tai nghe này không kết nối với điện thoại di động, vì vậy ta không thể sử dụng nó nghe nhạc khi đang di chuyển.

Lời kết

Sennheiser GSP 370 đã đạt được thành tựu lớn nhất đối với một chiếc tai nghe gaming: nó cung cấp âm thanh hết sức tuyệt vời. Trên hết nó làm được điều mà không phải tai nghe chơi game nào cũng làm được, đó là chơi được cả nhạc. Ngoài ra việc đeo tai nghe này trong thời gian dài cũng không hề gây khó chịu, bí bách.

Nhưng, mặc dù làm tốt ở các khía cạnh trên thì chiếc tai nghe này vẫn có nhiều thứ để chê trách. Đầu tiên thiết kế của nó chẳng hấp dẫn tí nào, thay vì hình bầu dục nếu hãng thiết kế dạng tròn thì sẽ đem lại cảm giác tốt hơn. Ngoài ra phần mềm đi kèm ban đầu tỏ ra khá hữu ích nhưng nếu thao tác không đúng thì chính chúng ta sẽ làm hỏng tai nghe, sửa được hay không thì còn phải xem ý trời.

Với giá bán 4,5 triệu đồng, Sennheiser GSP 370 sẽ gặp rào cản trong việc chọn mua, đặc biệt khi mà ta có thể cân nhắc đến tai nghe gaming không dây tốt hơn, ít tiền hơn như SteelSeries Arctis 7 (khoảng 3,2 triệu đồng) hoặc Corsair Virtuoso RGB Wireless (khoảng 3,8 triệu đồng). Tóm lại, bạn cần cân nhắc hết sức cẩn thận trước khi mua Sennheiser GSP 370.

Trên đây là đánh giá của Websosanh về chiếc tai nghe gaming Sennheiser GSP 370. Hy vọng với chia sẻ này bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về chiếc tai nghe này.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Loa - Micro - Tai nghe

Nên mua loa kéo di động nào?

Nên mua loa kéo di động nào?

Bạn đang băn khoăn không biết nên chọn mua loa kéo di động nào để đáp ứng nhu cầu chơi nhạc mọi lúc, mọi nơi? Hãy để Websosanh.vn tư vấn giúp bạn.
Tai nghe Bowers & Wilkins PI7 S2 có những nâng cấp nào đáng chú ý?

Tai nghe Bowers & Wilkins PI7 S2 có những nâng cấp nào đáng chú ý?

Bowers & Wilkins PI7 S2 là một mẫu tai nghe in-ear mới của Bowers & Wilkins đang được thị trường “săn đón” hiện nay. Sản phẩm được nâng cấp từ các phiên bản tiền nhiệm và là thế hệ tai nghe với công năng vượt trội, chinh phục mọi người dùng.
Review tai nghe true wireless Anker Soundcore Liberty Air A3902

Review tai nghe true wireless Anker Soundcore Liberty Air A3902

Anker Soundcore Liberty Air A3902 là mẫu tai nghe true wireless có đầy đủ các yếu tố chất lượng, âm thanh và hiệu suất vượt trội, là phụ kiện đồng hành đáng tin cậy của những người đam mê âm thanh.