Dell Precision 5490 (2024): Máy trạm lý tưởng cho người dùng chuyên nghiệp!

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Nếu công việc, ngành học của bạn yêu cầu một chiếc laptop đủ nhỏ gọn để mang theo đồng thời phải có hiệu năng cực kỳ mạnh mẽ để xử lý các tác vụ chuyên sâu, vậy thì Dell Precision 5490 (2024) sẽ là lựa chọn rất đáng tham khảo.

1. Thiết kế và chất lượng hoàn thiện Dell Precision 5490 (2024)

Dell Precision 5490 (2024) có thiết kế đẹp, chắc chắn, chất liệu nhựa của máy có tới 35% thành phần nhựa tái chế sau khi sử dụng, góp một viên gạch vào công cuộc bảo vệ môi trường. Mặt khác, nó cũng đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường nghiêm nhặt như chứng nhận ENERGY STAR 8.0 (tiêu chuẩn thiết bị điện tử tiết kiệm năng lượng), chứng nhận TCO thế hệ 9 (tiêu chí đánh giá sản phẩm có ích cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường) và được đăng ký EPEAT Gold (tiêu chuẩn cao nhất về độ thân thiện với môi trường).

Dell Precision 5490 (2024): Máy trạm lý tưởng cho người dùng chuyên nghiệp!
Dell Precision 5490 được hoàn thiện từ chất liệu có độ thân thiện với môi trường cao (Ảnh: Sanook).

Mặc dù có kích thước nhỏ gọn, nhưng chất lượng hoàn thiện của máy thực sự tuyệt vời, nó cho cảm giác như thể một chiếc Macbook vậy. Nhưng cần lưu ý là do nắp máy khá nặng nên sẽ có phần khó khăn nếu ta chỉ mở bằng một tay.

2. Màn hình và chất lượng hiển thị của Dell Precision 5490 (2024)

Laptop Dell Precision 5490 cung cấp tùy chọn hiển thị đa dạng giúp nâng cao cả trải nghiệm làm việc và tiêu thụ nội dung multi-media. Người dùng có thể lựa chọn giữa màn hình FHD+ 14 inch (1920 x 1200) hoặc màn hình WVA QHD+ (2560 x 1600). Lưu ý rằng tùy chọn FHD+ không có cảm ứng, trong khi biến thể còn lại có cảm ứng.

Dell Precision 5490 (2024): Máy trạm lý tưởng cho người dùng chuyên nghiệp!
Màn hình 14 inch có hai tùy chọn độ phân giải và cảm ứng tùy thuộc nhu cầu sử dụng (Ảnh: Sanook).

Dù chọn loại màn hình nào, thì ta đều sẽ có tấm nền với độ phủ màu 100% sRGB, mang lại màu sắc sống động và chính xác, lý tưởng cho các tác vụ đòi hỏi độ rõ nét hình ảnh, màu sắc chính xác, chẳng hạn như thiết kế CAD và chỉnh sửa video. Ngoài ra, với độ sáng 500 nits, màn hình của máy cũng hoạt động tốt trong nhiều điều kiện ánh sáng khác nhau, đảm bảo khả năng hiển thị rõ ràng và sống động.

Bên cạnh đó, tỷ lệ khung hình 16:10 cũng được đánh giá cao, nó cung cấp thêm không gian theo chiều dọc giúp chúng ta thuận hiện hơn cho các tác vụ năng suất như gõ văn bản, chỉnh sửa Excel. Độ phân giải QHD+ cao hơn thì có thể nâng cao trải nghiệm xem với nhiều chi tiết hơn, sắc nét hơn, dùng để xem phim giải trí rất tuyệt vời.

Dell Precision 5490 (2024): Máy trạm lý tưởng cho người dùng chuyên nghiệp!
Màn hình có độ sáng cao 500 nits, độ phủ màu cao, nhưng tần số quét giới hạn chỉ 60Hz (Ảnh: Sanook).

Tuy nhiên, tốc độ làm tươi 60Hz ngược lại là một nhược điểm sẽ kéo chất lượng tổng thể của màn hình xuống. Với một chiếc máy trạm có giá trị lên đến hàng chục triệu đồng như Dell Precision 5490 thì rõ ràng đây là một điểm trừ không thể bỏ qua, bởi rất nhiều mẫu máy có giá trị thấp hơn hiện nay đều đã có tùy chọn màn hình 120Hz trở lên.

3. Cấu hình và hiệu suất thực tế của Dell Precision 5490 (2024)

Mẫu máy được sử dụng để đánh giá trong bài viết này được trang bị bộ xử lý Intel Core Ultra 7 165H với 16 nhân, 22 luồng, xung nhịp tối đa có thể đạt 5.0GHz. Về đồ họa, nó kết hợp GPU Nvidia GeForce RTX 3000 Ada Generation với bộ nhớ GDDR6 8GB và đồ họa Intel Arc tích hợp. Nó cũng đi kèm với RAM LPDDR5x kênh đôi 32GB và SSD 1TB M.2 PCIe NVMe để lưu trữ.

Trong sử dụng hàng ngày, Precision 5490 thể hiện vượt trội. Nó xử lý nhiều tác vụ khác nhau từ gõ văn bản, chỉnh sửa Excel, duyệt Chrome với hàng chục tab cùng lúc, chỉnh sửa ảnh, quản lý email và giải trí multi-media một cách hoàn hảo.

Dell Precision 5490 (2024): Máy trạm lý tưởng cho người dùng chuyên nghiệp!
Bộ xử lý Core Ultra 7 của Intel hết hợp với card rời Ada 3000 mang tới hiệu năng cực kỳ mạnh mẽ (Ảnh: Sanook).

Và mặc dù là một chiếc máy trạm chủ yếu phục vụ các tác vụ thiết kế đồ họa, nhưng hiển nhiên cấu hình mạnh mẽ của Dell Precision 5490 cũng cho phép nó chơi game một cách khá tốt. Trong tựa game ‘Mortal Kombat 11’ ở cài đặt đồ họa cao nhất, game có thể chạy với tốc độ 60 khung hình/giây nhưng hình ảnh thi thoảng bị giật, đặc biệt là trong các cảnh có nhiều hiệu ứng. Giảm độ phân giải xuống 1920×1200, hiệu suất bắt đầu được cải thiện đáng kể và trở nên mượt mà hơn. Hoặc trong tựa game ‘Lies of P’, nó cũng đạt 60FPS ở độ phân giải cao nhất, nếu bật DLSS lên thì hiệu suất thậm chí còn tốt hơn.

Để đánh giá cụ thể hiệu suất của Precision 5490, dưới đây là một số bài test điểm chuẩn:

  • Cinebench 2024: 6721 điểm (không cắm điện), 7838 điểm (cắm điện)
  • Novabench: 2744 (không cắm điện), 3373 (cắm điện)
  • GPU Cinebench: tổng điểm 6721, điểm đơn nhân 104, đa nhân 462
  • Geekbench 6 GPU: tổng điểm 92183, điểm đơn nhân 2398, đa nhân 13923
  • Nero Score: 1998 (không cắm điện), 3489 (cắm điện)
  • PCMark: 5039 (không cắm điện), 7094 (cắm điện)

Từ các thông số trên, có thể thấy Dell Precision 5490 cho thấy tiềm năng đầy hứa hẹn trong việc xử lý các ứng dụng chuyên nghiệp. Mặt khác, mặc dù khi chạy full-load máy sẽ gây tiếng ồn, và mặt bàn phím cũng hơi ấm lên, nhưng cả nhiệt độ và độ ồn đều ở dưới ngưỡng có thể gây khó chịu cho chúng ta.

Và dưới đây là một số lĩnh vực mà ta có thể ứng dụng chiếc laptop Dell Precision này một cách hoàn hảo:

  • Thiết kế CAD 2D và 3D: Các kỹ sư và kiến ​​trúc sư được hưởng lợi từ CPU và GPU mạnh mẽ, có khả năng xử lý các mô hình và mô phỏng phức tạp một cách hiệu quả.
  • Sáng tạo nội dung: Biên tập viên video, nhà thiết kế đồ họa và nhiếp ảnh gia sẽ đánh giá cao màn hình QHD+ độ phân giải cao và đồ họa tiên tiến, mang lại hình ảnh sắc nét và hiệu suất mượt mà.
  • Phân tích dữ liệu: Các nhà khoa học và nhà phân tích có thể sử dụng bộ xử lý nhanh và bộ nhớ lớn để xử lý các tập dữ liệu lớn và chạy mô phỏng một cách dễ dàng.
  • Phát triển phần mềm: Các nhà phát triển được hưởng lợi từ phần cứng hiệu suất cao để biên dịch mã nhanh hơn.

4. Webcam – Bàn phím – Trackpad – Âm thanh

Laptop Dell 14 inch này được trang bị webcam IR độ nét cao, hỗ trợ Windows Hello, nó có khả năng nhận diện khuôn mặt nhanh chóng và an toàn để đăng nhập. Hiệu suất của webcam khá tốt, chất lượng video rõ ràng và sắc nét khi học, họp trực tuyến.

Bàn phím của máy cung cấp trải nghiệm khá tốt, nó có đèn nền và các phím chức năng tùy chỉnh linh hoạt. Thiết kế phím với hành trình tốt, độ phản hồi nhanh, cho cảm giác thoải mái khi gõ văn bản trong thời gian dài. Đặc biệt, nó có thêm nút Copilot mới để triệu hồi trợ lý AI, tăng thêm nét hiện đại trong thời buổi công nghệ này. Cảm biến vân tay cũng được nhúng trong nút nguồn, nó nhận diện khá nhạy và giúp tăng cường bảo mật cho máy.

Dell Precision 5490 (2024): Máy trạm lý tưởng cho người dùng chuyên nghiệp!
Bàn phím cho trải nghiệm sử dụng khá thoải mái (Ảnh: Sanook).

Trackpad, mặc dù có chức năng và độ phản hồi tốt, nhưng có điểm trừ nhỏ là diện tích bề mặt khá nhỏ. Song, đây cũng không phải vấn đề quá lớn, bởi đối với một chiếc máy trạm thì chắc chắn ta cần sử dụng chuột ngoài để gia tăng độ chính xác khi thao tác.

Còn về âm thanh, Dell Precision 5490 (2024) được trang bị bốn loa cao cấp mang lại âm thanh rõ ràng và phong phú. Micro kép được cung cấp bởi Realtek, mang lại độ rõ nét cho giọng nói trong các cuộc họp trực tuyến và bản ghi âm. Nhìn chung, hệ thống âm thanh của máy hỗ trợ trải nghiệm đa phương tiện tốt, giao tiếp cũng hiệu quả.

5. Thời lượng pin

Máy trạm Dell Precision 5490 cung cấp thời lượng pin ổn định khoảng 7 giờ 45 phút đối khi sử dụng làm việc văn phòng tiêu chuẩn, cũng gần như phù hợp với một ngày làm việc thông thường. Trong trường hợp sử dụng kèm với các tác vụ hiệu suất cao, máy có thể kéo dài được khoảng 6 giờ.

Tốc độ sạc của nó mới đáng chú ý. Với bộ sạc nhanh 130W đi kèm, nó có thể sạc đầy từ 0 lên 100% chỉ trong khoảng 2 giờ 15 phút.

6. Phần mềm

Dell Precision 5490 cung cấp tính linh hoạt trong hệ điều hành, cho phép người dùng lựa chọn giữa Windows 11 Pro/Home hoặc Ubuntu Linux. Nó cũng bao gồm một số tính năng bảo mật, chẳng hạn như Dell SafeData và SecureWorks, được thiết kế để bảo vệ chống lại vi phạm dữ liệu và quản lý các sự cố bảo mật.

Khi AI tiếp tục chiếm vị trí trung tâm trong cuộc sống của chúng ta, Windows 11 cũng không ngoại lệ. Hệ điều hành này bao gồm Copilot – một trợ lý AI sẵn sàng hỗ trợ các tác vụ và thông tin như thể một người bạn đồng hành kỹ thuật số của chúng ta. Trong khi đó, các tính năng như Windows Studio Effects sử dụng bộ xử lý thần kinh (NPU) mới trong bộ xử lý Core Ultra để làm ra một số cải tiến khi video call, chẳng hạn như xử lý hậu cảnh.

7. Có nên mua máy trạm Dell Precision 5490 (2024) hay không?

Dell Precision 5490 (2024) là máy trạm hiệu suất cao lý tưởng cho các tác vụ liên quan đến đồ họa chuyên nghiệp như thiết kế CAD 2D và 3D, tạo nội dung và phân tích dữ liệu. Cấu hình của nó rất đa dạng với bộ xử lý lên đến Core Ultra 9 185H, Nvidia RTX 3000 Ada và RAM tối đa 64GB, đáp ứng hoàn hảo cho các chuyên gia cần đến hiệu suất mạnh mẽ.

Dell Precision 5490 (2024): Máy trạm lý tưởng cho người dùng chuyên nghiệp!
Dell Precision 5490 là mẫu máy trạm đáng cân nhắc cho các chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế, đồ họa và lập trình (Ảnh: Sanook).

Bên cạnh những ưu điểm, cũng không thể không nhắc đến một số điểm còn hạn chế của chiếc laptop này. Chẳng hạn như tần số quét màn hình thấp, kích thước trackpad nhỏ, và không có cổng USB-A nào (4 cổng Thunderbolt 4). Dù vậy, không thể phủ nhận rằng những nhược điểm này hoàn toàn không đáng kể vào đâu so với những ưu điểm mà chiếc laptop 14 inch này mang lại.

Về giá bán, Dell Precision 5490 có giá bán tham khảo khoảng 59,9 triệu đồng cho cấu hình Core Ultra 7 165H, RAM 32GB, 1TB SSD, RTX 3000 Ada, màn hình QHD+ có cảm ứng. Đối với các chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và đồ họa, đây chắc chắn là mẫu máy trạm rất đáng tham khảo trong năm nay.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Review chi tiết máy trạm đồ họa Dell Precision 5570

Review chi tiết máy trạm đồ họa Dell Precision 5570

Dell Precision 5570 là một trong những chiếc máy trạm di động nhẹ và mảnh mai nhất hiện nay. Nó không chỉ mang lại trải nghiệm tinh tế và thanh lịch mà còn cung cấp hiệu năng cực khủng cho dân làm kỹ thuật, thiết kế đồ họa.

Tin tức về Máy tính - Laptop

Đánh giá laptop Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 9: Có nên mua trong năm 2024?

Đánh giá laptop Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 9: Có nên mua trong năm 2024?

Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 9 ra mắt năm 2021, là một trong những chiếc laptop doanh nhân hàng đầu nổi tiếng với thiết kế sang trọng, cấu hình mạnh mẽ và khả năng bền bỉ đáng kinh ngạc. Nhưng liệu trong năm 2024 với rất nhiều model thế hệ mới, sản phẩm này liệu còn có sức cạnh tranh hay không?
Có nên mua laptop Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) trong năm 2024?

Có nên mua laptop Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) trong năm 2024?

Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) là một sản phẩm mang tính cách mạng với thiết kế độc đáo và hiệu năng vượt trội. Nó được mệnh danh là chiếc ‘laptop cổ điển trong thời đại mới’, gây được nhiều ấn tượng nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ ngoài bắt mắt và sức mạnh nội tại.
HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14 là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai tìm kiếm một thiết bị mạnh mẽ với khả năng hoạt động ổn định và bền bỉ. Mặc dù thiết kế bên ngoài không có gì nổi bật và có vẻ đơn điệu, nhưng sức mạnh bên trong của sản phẩm này chính là điểm mà người dùng cần chú ý đến.
Đánh giá laptop gaming Dell Alienware M18 R1: "Nghiền nát" mọi tựa game!

Đánh giá laptop gaming Dell Alienware M18 R1: "Nghiền nát" mọi tựa game!

Dell Alienware M18 R1 là một trong những chiếc laptop gaming mạnh mẽ nhất hiện nay được thiết kế dành cho những game thủ và các creator đòi hỏi hiệu năng đỉnh cao. Với thiết kế độc đáo, màn hình tuyệt đẹp, cấu hình “khủng”, nó hứa hẹn mang đến những trải nghiệm gaming và làm việc ấn tượng nhất.
Review chi tiết máy trạm đồ họa Dell Precision 5570

Review chi tiết máy trạm đồ họa Dell Precision 5570

Dell Precision 5570 là một trong những chiếc máy trạm di động nhẹ và mảnh mai nhất hiện nay. Nó không chỉ mang lại trải nghiệm tinh tế và thanh lịch mà còn cung cấp hiệu năng cực khủng cho dân làm kỹ thuật, thiết kế đồ họa.
Đánh giá laptop gaming Dell G16 7630

Đánh giá laptop gaming Dell G16 7630

Trong năm 2023, Dell đã tung ra dòng laptop gaming G16 mới chứa đựng hiệu suất tốt với mức giá phải chăng. Trong bài đánh giá Dell G16 7630 này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu xem liệu chỉ với mức giá khoảng 30 triệu đồng thì khả năng ‘cân game’ của nó sẽ như thế nào nhé.