Trong thời gian gần đây, bếp từ âm đang rất phổ biến tại các căn hộ, đặc biệt là các chung cư cao cấp. Nhiều gia đình cũng rất ưa chuộng sử dụng bếp từ âm trong gian bếp của mình. Xu hướng này khiến cho nhiều người đặt câu hỏi rằng dùng bếp từ âm có tốt không? Tại sao bếp từ âm lại được yêu thích lựa chọn đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu với những lý giải ngay sau đây.
Ưu điểm của bếp từ âm.
Như đã kể trên, bếp ừ âm có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với bếp từ dương hay bếp từ đơn. Những ưu điểm này giúp cho bếp từ âm rất được ưa chuộng trên thị trường vốn đã có quá nhiều sản phẩm đa dạng mẫu mã.
1. Tính thẩm mỹ cao của bếp từ âm.
- Là một sản phẩm có thiết kế hiện đại, gọn gàng và không tốn quá nhiều diện tích, bếp từ âm không chỉ tiện dụng cho việc nấu nướng mà còn trông như một vật trang trí tuyệt vời cho gian bếp hiện đại.
- Màu sắc sang trọng, mặt kính bóng loáng cùng bảng điều khiển điện tử hiện đại, tất cả những điều đó nổi lên bề mặt bếp khiến cho người dùng cảm nhận được tính thẩm mỹ cao trong gian bếp của mình.
2. Tính an toàn của bếp từ âm.
- So với những loại bếp nấu ăn khác thường thấy trong các gia đình Việt, bếp từ âm an toàn hơn rất nhiều. Không chỉ tránh xa tầm tay trẻ nhỏ mà bản thân những chiếc bếp từ âm còn có chế độ tự ngắt trong nhiều trường hợp khác nhau giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Ngoài ra, bếp từ âm còn hạn chế được nguy cơ rò rỉ khí ga đồng thời sinh ra chỉ một lượng nhỏ nhiệt lượng trong quá trình nấu nướng nên người dùng có thể an tâm không lo cháy nổ.
- Hơn nữa, do được lắp cố định vào bàn bếp nên sự xê dịch trong quá trình sử dụng của bếp từ âm là hầu như không xảy ra. Điều này tạo nên sự thoải mái cho người dùng và an toàn hơn so với bếp từ dương khi nguồn điện được cố định và không lộ ra ngoài.
3. Bếp từ âm dễ dàng vệ sinh.
- Một ưu điểm nổi bật nữa của bếp từ âm so với các loại bếp nấu khác chính là khả năng vệ sinh hết sức dễ dàng. Chỉ với một chiếc khăn sạch cùng một chút nước tẩy rửa, bạn đã có thể tự vệ sinh chiếc bếp của gia đình mình mà chẳng mất quá nhiều công sức.
- Mặt kính của bếp từ âm là loại kính cực tốt có thể chịu được nhiệt độ cao, chịu sốc nhiệt và va đập tốt. Chính vì vậy mà người dùng có thể thoải mái lau dọn sau mỗi lần sử dụng mà chẳng lo ảnh hưởng đến bảng điện tử hay các dây dẫn bên trong.
Nhược điểm của bếp từ âm
1. Chi phí đầu tư ban đầu khá “đắt”
- Giá bếp từ khá đắt so với các loại bếp khác. Chí phí đầu tư ban đầu có thể dao động từ vài triệu cho đến vài chục triệu.
- Khi lắp đặt bếp cần phải khoan đục mặt bếp trước thì mới để bếp vào được. Nhiều bếp có kích thước lớn thì lại phải sửa lại mặt tủ bếp.
2. Bếp từ kén nồi
- Bếp từ khá “kén” nồi, rất nhiều trường hợp bếp từ không nhận nồi, bạn sẽ cần phải sử dụng các chất liệu nồi, chảo phù hợp. Có đáy nhiễm từ hoặc sử dụng sự hỗ trợ của đĩa chuyển nhiệt thì mới có thể sử dụng được bộ nồi mà mình yêu thích.
- Chính vì vậy, nếu bạn không muốn phải mua bộ nồi mới có đáy nhiễm từ, bạn sẽ phải mua dụng cũ chuyển nhiệt để nấu ăn hoặc mua thêm vỉ nướng chuyên dụng để ăn đồ nướng trên bếp từ.
3. Điện thế phải phù hợp
- Các mẫu thiết kế bếp từ Việt Nam hiện nay đã được tối ưu hóa thiết kế hiệu suất điện năng phù hợp với hiệu điện thế Việt Nam.
- Tuy nhiên, một vài thiết bị bếp từ nhập khẩu, bếp từ xách tay từ Châu Âu không phù hợp với nguồn điện của gia đình. Bếp từ châu Âu thường có hiệu suất nguồn điện nấu ăn cao hơn, gây quá tải, gián đoạn quá trình nấu ăn.
- Chính vì bếp từ không có hiệu suất nguồn điện tương thích, dẫn đến bạn cần phải mua thêm bộ đổi nguồn điện cho bếp từ mới có thể nấu ăn bình thường.
4. Gián đoạn nấu ăn khi mất điện
- Nhược điểm khiến người dùng khá lo ngại khi sử dụng bếp từ chính là những lúc mất điện.
- Bếp từ sử dụng nhiên liệu điện là chính và duy nhất. Nếu mất điện, bếp từ hoàn toàn không thể thay thế bằng bất kỳ thứ nhiên liệu nào khác. Trừ khi gia đình bạn có máy phát điện. Tuy nhiên, nếu lượng điện từ máy phát điện quá thấp, không đủ cung cấp cho bếp từ. Bạn sẽ bị gián đoạn quá trình nấu ăn của mình.
Một số dòng bếp từ âm đang được nhiều người lựa chọn:
- Bếp từ Haller
- Bếp từ Chefs
- Bếp từ Osaka
- Bếp từ Domino
- Bếp từ Malloca
- Bếp từ Faber
- Bếp từ Ferroli
- Bếp từ Electrolux