Nokia Lumia 830
Ưu điểm:
– Kiểu dáng trẻ trung, bắt mắt với nhiều màu sắc
– Khả năng chụp ảnh thiếu sáng ấn tượng
– Camera độ phân giải cao với 10MP
Nhược điểm:
– Bộ vi xử lý trung bình
– Nhiều đối thủ cạnh tranh cùng tầm giá
LG G3
Ưu điểm:
– Màn hình cực sắc nét với độ phân giải QHD
– Camera có chất lượng tốt, ngay cả trong điều kiện thiếu sáng
– Màn hình có kích thước lớn
– Chi phí ít hơn so với các đối thủ cạnh tranh ở phân khúc cao cấp
– Giao diện người dùng tương đối đơn giản
Nhược điểm:
– Thời lượng pin trung bình
– Độ sáng của màn hình chưa tốt
– Loa ngoài chất lượng còn kém
So sánh về thiết kế
Khi cầm Lumia 830 trên tay, cảm giác đầu tiên về thiết bị này đó là nó khá chắc chắn, “rắn rỏi” bởi khung viền kim loại cứng cáp bao quanh thân máy.
Với thiết kế gần như không có nhiều sự khác biệt so với các mẫu smartphone tiền nhiệm, mặt sau Lumia 830 bao gồm một nắp lưng có thể tháo rời, cụm camera khá “hầm hố” với độ phân giải 10 MP công nghệ PureView. Khi cầm Lumia 830 trên tay, cảm giác khá chắc chắn, “rắn rỏi” bởi khung viền kim loại cứng cáp bao quanh thân máy.
Lớp viền kim loại này được gia công khá dày, chính vì thế nó cũng sẽ “bảo vệ” Lumia 830 tốt hơn trong quá trình sử dụng, những tác động nhẹ về ngoại lực sẽ khó có thể gây “tồn hại” đến máy.
Lumia 830 được trang bị màn hình cảm ứng 5 inch. Phía trên là Logo Nokia, camera trước 0,9 MP. Chiếc điện thoại này sử dụng ba phím điều hướng dạng cảm ứng với phím home đặc trưng trên Windows Phone.
Mặc dù được đánh giá là khá hoàn hảo về ngoại hình bên ngoài nhưng chất liệu nhôm dùng để gia công khung máy chính là điểm “trừ” trên 830. Khi máy thực hiện những tác vụ đòi hỏi phần cứng hoạt động với cường độ cao sẽ khiến phần thân máy Lumia 830 nóng lên nhanh chóng, đặt biệt là hai cạnh máy. Khung kim loại nóng lên khá nhanh vì tính năng dẫn nhiệt.
Đây là điều sẽ khiến cho người dùng khá nghi ngại khi cầm máy trên tay lâu để chơi game hay xem video do viền máy tỏa nhiệt nóng nhanh nên rất khó chịu. Ngoài ra, mặt lưng 830 khác với Lumia 930 khi có thể dễ dàng tháo lắp. Chính vì thế nên Lumia 830 có chút không liền mạch trong thiết kế do máy không hoàn toàn “nguyên khối” nhưng pin dễ dàng thay thế được cũng xem như một điểm cộng hợp lý.
Về phần mình, nếu chỉ nhìn kích thước màn hình 5.5 inch của LG G3, có thể sẽ không ít người nghĩ tới một thiết bị di động “phablet” khổng lồ khi cầm trên tay. Tuy nhiên sự thật thì LG G3 tuy có kích thước to, nhưng lại không tạo cảm giác quá lớn đến như vậy.
Để minh chứng cho điều này, hãy đến với các thông số. Trước hết là trọng lượng, LG G3 nặng 149g, tức là chỉ nặng hơn 4g so với Bphone, dẫu rằng kích thước màn hình của máy lớn hơn khá nhiều. Điều này chưa thực sự tạo được ấn tượng mạnh cho đến khi bạn biết rằng chiếc LG G3 có kích thước màn hình lớn hơn cả nửa inch so với các đối thủ của nó.
Khi nhìn vào thiết kế của LG G3, có thể dễ dàng thấy rằng sở dĩ thiết bị không bị “quá to” là do các lớp viền màn hình rất mỏng, đặc biệt là 2 cạnh bên. Điều này khiến cho nó cạnh tranh tốt hơn với các siêu phẩm khác về mặt thiết kế. Ví như khi so sánh với Bphone, thì LG G3 chỉ có chiều rộng dài hơn 2mm, nhưng lại có màn hình rộng hơn tới 0.4 inch.
So sánh về phần cứng và hiệu năng xử lý
Bản thân hệ điều hành Windows Phone 8.1 là một nền tảng được Microsoft tối ưu hoá cho việc tận dụng tối đa sức mạnh phần cứng. Vì vậy, Microsoft cũng không cần đặt nặng việc trang bị cấu hình máy cao vì nó thể là nguyên nhân đẩy giá thành sản phẩm lên cao.
Chính xác hơn, chip xử lý trên 830 chỉ thuộc tầm trung, Snapdragon 400 có 4 nhân mỗi nhân mạnh 1,2 GHz, bộ nhớ RAM rất “khiêm tốn”, chỉ 1 GB. Máy có bộ nhớ trong 16 GB cho phép hỗ trợ thêm thẻ nhớ ngoài microSD tối đa lên đến 128 GB.
Nhìn chung, qua trải nghiệm sản phẩm, việc sử dụng những tác vụ bình thường như mở chức năng để thực hiện cuộc gọi hay soạn tin nhắn, chạm, lướt trên màn hình cảm ứng, sản phẩm đều đáp ứng rất tốt về độ nhạy và không cảm nhận được độ trễ. RAM 1 GB là vừa đủ để có thể hoạt đông mượt mà trên các ứng dụng cơ bản
LG G3 sở hữu một bộ vi xử lý quad-core Snapdragon 801, một chi tiết cơ bản của các mẫu smartphone cao cấp trong năm 2014, với tốc độ xử lý lên tới 2.5GHz, cùng với 2GB RAM cho phiên bản bộ nhớ trong 16GB và 3GB RAM cho phiên bản 32GB. Các báo cáo cũng cho biết 1GB RAM chênh lệch giữa 2 phiên bản không đem lại sự khác biệt quá lớn về hiệu năng hoạt động trên LG G3.
Khi chạy thử nghiệm benchmark bằng trình Geekbench 3, LG G3 đạt số điểm khá thấp với chỉ 2425, so với Galaxy S5 (2908) và HTC One M8 (2840). Nó đồng thời cùng thấp hơn tới 10% so với 2 đối thủ với số điểm 16382 ở trình benchmark khả năng hiển thị đồ họa 3D.
Điều dẫn tới sự thua kém về hiệu năng này có thể được lý giải rằng LG đã không tung ra hết sức mạnh của bộ vi xử lý trên chiếc G3, nhằm hạn chế việc máy bị quá nóng trong quá trình hoạt động. Sở dĩ có lý do này cũng là do chiếc G3 có một màn hình “ngoại cỡ” cùng độ phân giải khủng, khiến cho các hoạt động của máy vô hình chung tốn nhiều tài nguyên và năng lượng hơn, và dễ dẫn tới nóng máy hơn.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam