Cuộc sống ngày càng hiện đại hơn dẫn đến việc sử dụng các thiết bị nhà bếp cao cấp cũng được con người chú trọng hơn như bếp từ đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ và trở thành trợ thủ đắc lực trong nhà bếp của các chị em nội trợ. Nhưng trong quá trình sử dụng bếp từ sẽ không tránh khỏi tình trạng hỏng hóc như bếp nóng yếu, bếp từ đóng ngắt liên tục, bếp từ mất nguồn, bếp từ hỏng cảm ứng…
1. Bếp từ nóng yếu
Bếp từ nóng yếu là hiện tượng rất hay xảy ra trong quá trình sử dụng. Đây là hiện tượng bếp vẫn hoạt động bình thường, các chức năng trên bảng điều khiển không bị lỗi nhưng nhiệt độ của bếp lại không đủ để làm chín thức ăn.
Cách khắc phục:
- Bạn hãy kiểm tra lại điện áp hoạt động của bếp. Việc sử dụng bếp từ có nguồn điện với giá trị điện áp quá nhỏ hay quá lớn sẽ gây ra hiện tượng ngắt phần điện dao động kích cho khối công suất.
- Bạn hãy kiểm tra thật kỹ tụ điện xem các linh kiện ở bên trong chúng có bị bào mòn hay rò rỉ hay không. Đây là một trong những thiết bị của bếp từ rất nhanh bị hỏng và già hóa.
Bạn đừng nhầm lẫn giữa bếp từ nóng yếu với bếp từ bị ngắt khi đang hoạt động. Bếp khi nấu chín thức ăn sẽ hoạt động ở mức công suất tối, sau đó chúng sẽ tự ngắt 1 vài phút rồi sẽ quay lại chạy như ban đầu.
2. Bếp từ đóng ngắt liên tục
Tình trạng bếp từ đóng ngắt liên tục sẽ gây ra nhiều bất tiện trong việc đun nấu thức ăn. Hiện tượng bếp từ hoạt động không ổn định, lúc chạy lúc tắt khiến cho thức ăn không được chín đều. Nguyên nhân bếp từ đóng ngắt liên tục là do hỏng bo mạch.
Cách khắc phục:
Bếp từ mắc lỗi này, bạn sẽ không thể tự khắc phục tại nhà bởi đây là lỗi khó sửa chữa, đòi hỏi thợ phải có tay nghề cao mới có thể khắc phục được. Do đó, bạn nên liên hệ dịch vụ sửa chữa bếp từ uy tín để được kiểm tra và đưa ra cách giải quyết tốt nhất.
3. Bếp từ mất nguồn
Nguyên nhân thường xuyên mắc phải khi bếp từ bị mất nguồn đó là do trong quá trình sử dụng bạn không vệ sinh bếp thường xuyên. Nên khi đun nấu, thức ăn có thể bị rây ra bếp cộng thêm bụi bẩn và các loại vi khuẩn làm cho mạch điện, bộ phận thoát gió không tiếp xúc được với nguồn điện.
Cách khắc phục:
- Nếu lỗi cầu chì bị đúc hay nổ thì bếp sẽ không hoạt động được. Lúc này, bạn nên thay cầu chì mới.
- Nếu bạn kiểm tra cầu chì mà không có vấn đề gì thì nên xác định biến áp của bếp từ. Đối với dòng bếp từ chạy nguồn điện cấp trước là biến áp thường, bạn có thể kiểm tra xem chúng còn trở kháng tốt hay không. Nếu biến áp bị lỗi thì trở kháng cũng sẽ không hoạt động.
- Trường hợp, bếp từ bị hỏng tụ điện, tụ 5uF bị yếu thì tốt nhất bạn nên tìm một địa chỉ bán tụ điện thật chất lượng để thay nhé.
- Nếu lỗi IC bị hỏng, chết IC sẽ làm cho các bộ phận đang hoạt động bị gián đoạn, ngừng và bếp sẽ không lên nguồn. Nên bạn phải thay IC mới cho bếp càng sớm càng tốt nhé.
4. Bếp từ không nhận nồi
Trong trường hợp bếp từ không nhận nồi sẽ do một số nguyên nhân sau đây:
- Do vị trí đặt nồi không đúng.
- Do sử dụng nồi không phù hợp với bếp từ.
- Do đáy nồi bị dính vật lạ hay bị biến dạng.
Cách khắc phục:
- Trường hợp vị trí đặt nồi không đúng, bạn nên điều chỉnh nồi lại sao cho phần đáy phải nằm trong vùng đun nấu. Nếu bạn để nồi quá xa vùng nấu thì bếp từ sẽ phát cảnh báo lỗi và không thể hoạt động được.
- Khi đun nấu bằng bếp từ, bạn phải lựa chọn những loại xoong, nồi có đáy nhiễm từ. Bạn có thể kiểm tra bằng cách xem ở dưới phần đáy nồi sẽ thấy những ký hiệu dập nồi rõ ràng.
- Bạn nên kiểm tra xem đáy nồi có bị dính gì hay không, đảm bảo rằng không có bất kỳ vật gì dưới đáy nồi. Nếu như xoong, nồi bị biến dạng thì bạn nên thay sớm để không làm ảnh hưởng đến chất lượng nấu nướng nhé.
Như vậy, trên đây chúng tôi đã vừa chia sẻ đến các bạn những nguyên nhân cũng như cách sửa chữa bếp từ tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm trong việc sử dụng và bảo quản bếp từ để có độ bền cao hơn.