Hướng dẫn cách trang trí cây nêu ngày Tết theo phong tục của từng dân tộc

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Dưới đây là hướng dẫn cách trang trí cây nêu ngày Tết theo phong tục tập quán của từng dân tộc mà độc giả có thể tham khảo để hiểu thêm về văn hóa của từng vùng miền.

Bên cạnh cây mai, cây đào, quất, hoặc các loại cây khác thì người dân Việt Nam cũng thường trang trí cây nêu để đón Tết vì không chỉ mang lại may mắn và tài lộc, cây nêu còn mang nhiều ý nghĩa đặc biệt khác. Cây nêu của từng địa phương, từng dân tộc sẽ có cách dựng và trang trí khác nhau, dưới đây là một số cách trang trí cây nêu ngày Tết theo phong tục của từng dân tộc mà độc giả có thể tham khảo để có thêm sự hiểu biết về văn hóa vùng miền.

1. Ý nghĩa cây nêu ngày Tết

Về bản chất, cây nêu thường được làm bằng cây tre, trúc hoặc lồ ô dài cao từ 5 –g 7 mét, phần thân được chặt hết lá và chỉ để lại vài nhánh lá ở phần ngọn. Trên ngọn cây sẽ được treo lồng đèn, cờ, câu đối, hoặc các vật dụng trang trí khác tùy theo phong tục của từng vùng miền.

Dựa vào các sự tích xa xưa, cây nêu được dựng vào ngày Tết mang ý nghĩa xua đuổi ma quỷ và mang lại điềm lành, sự may mắn. Bên cạnh đó, cha ông ta còn quan niệm cây nêu với những đốt tre còn là sự kết nối của đất trời, giữa thần linh với con người và mang ý nghĩa cầu mong mùa màng bội thu, năm mới bình an của người dân Việt Nam.

trang trí cây nêu ngày tết
Cây nêu thường là cây tre hoặc trúc có phần ngọn được trang trí bằng lồng đèn, câu đối, hoặc các vật dụng khác ( Ảnh: sưu tầm).

Cây nêu thường là cây tre hoặc trúc có phần ngọn được trang trí bằng lồng đèn, câu đối, hoặc các vật dụng khác

2. Cách trang trí cây nêu ngày Tết của người Kinh

Hằng năm, cây nêu sẽ được dựng vào ngày 23 tháng Chạp vì theo quan niệm dân gian, đây là ngày Táo quân và các vị thần linh sẽ về chầu trời, trần gian không có ai cai quản nên lũ quỷ sẽ lộng hành. Chính vì vậy, câu nêu được dựng lên để tránh tà ma, xua đuổi ma quỷ trong những ngày lễ Tết và ngày hạ nêu là mùng 7 tháng Giêng.

Dựng cây nêu ngày Tết tuy không còn là hoạt động phổ biến trong thời đại hiện nay, nhưng ta vẫn có thể bắt gặp hình ảnh cây nêu ở các khu vực công cộng như chùa chiền, am miếu, hoặc các nơi thờ phụng khác như một cách để lưu giữ truyền thống tốt đẹp của ông cha. Vào ngày Tết, người Kinh sẽ cách trang trí cây nêu ngày Tết sau đây:

  • Phần ngọn cây nêu thường được treo cờ hội hoặc cờ đỏ sao vàng với lồng đèn nhỏ. Ngoài ra, ở các nơi thờ cúng sẽ treo lồng đèn, lá phướn Phật giáo hoặc các câu đối màu đỏ nhằm tượng trưng cho ý nghĩa may mắn, bình an.
  • Các đồ vật tín ngưỡng như lá đa, lá dứa hoặc giỏ đựng vàng mã, gạo muối, trầu cau cùng tấm vỉ đan bằng tre với 4 nan dọc và 5 nan ngang sẽ được treo phía dưới chùm lá bằng 1 vòng tre tròn chắc chắn.
  • Chuông gió hoặc khánh sành, chuông đất sẽ được treo phía dưới chùm lá bằng 1 vòng tre tròn nhằm tạo âm thanh khi có gió thoáng qua để xua đuổi ma quỷ
  • Để cây nêu đẹp và thu hút hơn, người Kinh thường trang trí thêm dây lồng đèn mini, phong bao lì xì, hoa, cây cảnh, mô hình con giáp của năm, bánh chưng, bánh tét,… ở thân và gốc cây nêu.
trang trí cây cảnh ngày tết
Một số cách trang trí cây nêu ngày Tết mà gia chủ có thể tham khảo ( Ảnh: sưu tầm).

3. Cách trang trí cây nêu ngày Tết của người Mường

Khác với cây nêu của người Kinh, cây nêu của người Mường sẽ được dựng vào ngày 28 tháng Chạp. Hoạt động này được gọi là “Lễ lên Nêu” không chỉ nhằm mục đích xua đuổi ma quỷ, cầu cho mùa màng bội thu mà còn thể hiện lòng biết ơn với thần linh.

Cây nêu ngày Tết của người Mường thường là cây tre hoặc cây lành hanh thẳng, cao to từ 6 – 8 mét, phần thân được chặt hết cành lá và chỉ để lại tán lá ở phần ngọn. Cây nêu thường được dựng ở vị trí trang trọng trước sân nhà, phía trên ngọn cây sẽ buộc 1 lá cờ Tổ quốc chếch 45 độ, thân cây được người Mường treo cuốc, dao, bừa,… bằng tre nứa như một món đồ trang trí.

cách trang trí cây nêu ngày tết đẹp
Phần ngọn cây nêu của người Mường thường được treo lá cờ Tổ Quốc chếch 45 độ so với thân cây

Việc dựng cây nêu ngày Tết của người Mường vẫn còn được duy trì đến ngày nay vì đây là một phong tục đẹp vừa mang ý nghĩa cầu may mắn, bình an, mùa màng bội thu, vừa mang ý nghĩa nhân văn các thế hệ sau này phải ghi nhớ công ơn của ông bà tổ tiên.

4. Cách trang trí cây nêu ngày Tết của đồng bào Tây Nguyên

Không riêng gì lễ Tết, bất cứ lễ hội nào của đồng bào Tây Nguyên cũng có bóng dáng của cây nêu. Theo quan niệm của họ, cây nêu là nơi thần linh trú ngụ, là sự kết nối giữa đất trời, giữa con người và thần linh nên việc dựng cây nêu rất quan trọng, phải được dựng và trang trí bởi người đàn ông uy tín trong làng.

Đồng bào M’nông thường dựng cây nêu cao từ 3 – 5 mét và tùy theo lễ cúng, cây nêu sẽ được chia làm 3 tầng.

  • Tầng trên cùng có hình chim én, được trang trí thêm bông lúa, lục lạc đại diện cho khát vọng bay cao bay xa; phía dưới là mô hình tròn bằng quả bầu, xung quanh được gắn bông gòn trắng tượng trưng cho hai yếu tố là đất và nước; bốn góc treo chùm lồ ô đại diện cho hình ảnh bông lúa chín.
  • Tầng giữa là nơi mà thần linh về ngự nên các lễ vật như gà, gạo nếp, rượu, thịt,… sẽ được đặt ở đây. Tầng này được làm bằng tấm đan từ cây lồ ô và có 4 góc gắn dê, gà, chim, trâu,… được đan bằng tre nứa để trang trí.
  • Tầng dưới cùng cách mặt đất 2 mét, đây là nơi để người cúng tế nói chuyện với thần linh, cầu xin sức khỏe, mùa màng, bình an cho buôn làng.
hướng dẫn trang trí Tết cây nêu
Cây nêu của đồng bào Tây Nguyên thường được dựng và trang trí bởi người đàn ông uy tín trong làng

Trong khi đó, đồng bào Ê Đê thường tổ chức lễ hội trong nhà nên cây nêu của họ sẽ thấp hơn so với các dân tộc khác. Họa tiết trang trí cũng đơn giản hơn với 3 màu chủ đạo là đỏ, đen, và vàng; tuy nhiên, cây nêu vẫn thể hiện đầy đủ ý nghĩa biểu tượng như sau:

  • Phần đầu hình bắp chuối tượng trưng cho sự kết nối giữa đất trời.
  • Phần cổ hình chữ Z đại diện cho con cá, bên dưới gắn 4 thanh gỗ đại diện cho giàn bếp lửa.
  • Phần ngực có hình bếp và nồi đồng thể hiện ý nghĩa cầu mong hạnh phúc, ấm no và sự đoàn kết.
  • Phần bụng khắc vòng quanh thân cây nêu của người Ê Đê nhằm thể hiện số lần tổ chức nghi lễ.
  • Phần chân được trang trí bằng chong chóng, tổ ong với hai màu đỏ và vàng, là nơi đồng bào người Ê Đê gửi lời nguyện cầu, mơ ước đến thần linh.
Cây nêu của đồng bào Ê Đê thường thấp hơn cây nêu của các dân tộc khác vì họ thường tổ chức lễ hội trong nhà
Cây nêu của đồng bào Ê Đê thường thấp hơn cây nêu của các dân tộc khác vì họ thường tổ chức lễ hội trong nhà

Tuy dựng cây nêu ngày Tết là một phong tục được lưu truyền qua nhiều thế hệ người dân Việt Nam nhưng việc trang trí cây nêu sẽ có sự khác biệt tùy theo vùng miền và từng dân tộc. Trên đây là cách trang trí cây nêu ngày Tết mang đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc mà gia chủ hoặc các đơn vị có thể tham khảo để dựng và trang trí cây nêu cho khoảng sân vườn, khu vực thờ cúng của địa phương. 

Hy vọng bài viết của Websosanh.vn sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để gia chủ có thể trang trí Tết đẹp mắt, khang trang và mang lại may mắn, tài lộc, bình an cùng hạnh phúc cho gia đình. 

Tin tức về Cuộc sống

Bia Chimay - lựa chọn bia nhập khẩu cao cấp biếu tặng dịp Tết 2025

Bia Chimay - lựa chọn bia nhập khẩu cao cấp biếu tặng dịp Tết 2025

Bia Chimay là biểu tượng của dòng bia Trappist, một trong những dòng bia cao cấp nhất thế giới, được sản xuất tại tu viện Scourmont, Bỉ. Dịp Tết 2025, bia Chimay trở thành món quà độc đáo và sang trọng, phù hợp để thưởng thức trong gia đình hoặc dành tặng bạn bè, đối tác.
So sánh máy hút sữa Imani và Medela nên mua loại nào?

So sánh máy hút sữa Imani và Medela nên mua loại nào?

Cả Imani và Medela đều là những thương hiệu nổi tiếng đình đám trên toàn thế giới và được nhiều người yêu thích sử dụng. Trong bài viết này,Websosanh.vn sẽ so sánh máy hút sữa Imani và Medela một cách chi tiết để giúp các mẹ hiểu rõ và đưa ra lựa chọn sáng suốt.