Hướng dẫn sử dụng ống kính tele một cách hiệu quả

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Hãy cải thiện chất lượng ảnh của bạn với những lời khuyên hữu ích trong bài viết này. Qua đây, bạn sẽ biết cách sử dụng thành thạo ống kính tele, từ đó chụp được vô số những hình ảnh cực kỳ đẹp mắt.

Một trong những sai lầm lớn nhất mà các nhiếp ảnh gia (đặc biệt là các nhiếp ảnh gia mới vào nghề) mắc phải khi chụp ảnh đó là họ không đến đủ gần để chụp đối tượng. Họ ỷ lại vào ống kính zoom dài của máy ảnh nhưng chất lượng ảnh sẽ được cải thiện rất nhiều nếu họ chịu đến gần đối tượng chụp hơn.

Tuy nhiên, có một vài trường hợp bạn không thể di chuyển đến gần đối tượng chụp, đó là khi chụp cảnh thiên nhiên và động vật hoang dã. Và đến lúc đó, ống kính tele lớn sẽ trở thành vật dụng cần thiết với bạn. Sử dụng ống kính tele có vẻ không khó nhưng loại ống kính này đòi hỏi cách điều khiển đặc biệt.

Muốn sử dụng thành thạo ống kính tele, hãy đọc kỹ những lời khuyên dưới đây (Ống kính tele là loại ống kính hoán đổi lớn ở các máy ảnh DSLR nhưng những mẹo ở đây chỉ áp dụng cho ống kính zoom lớn của các máy point and shoot).

Nếu có thể hãy sử dụng chân máy hoặc tận dụng các bề mặt ổn định

Ống kính tele lớn đòi hỏi một bàn tay giữ máy thật vững để máy không bị rung. Do các ống kính này có độ phóng đại lớn nên chỉ cần một rung động cực nhỏ cũng gây ra vấn đề lớn cho chất lượng ảnh. Thậm chí chỉ hành động bấm nút màn chập cũng đủ làm rung máy và gây mờ ảnh, điều này có nghĩa là bạn cần một chiếc điều khiển từ xa cho màn chập. Trọng lượng lớn của ống kính có thể gây khó khăn cho người dùng khi mà họ chỉ dùng tay không.

Quyết định xem có nên dùng tính năng ổn định hình ảnh hay không

Nếu ống kính tele của bạn có chế độ ổn định hình ảnh (IS) ở bên trong, bạn hẳn sẽ muốn “vô hiệu hóa” tính năng này khi bạn dùng chân máy. Bạn không nên dùng chế độ ổn định hình ảnh khi đang sử dụng chân máy và tính năng này cũng có thể làm mờ ảnh kể cả khi ống kính đã hoàn toàn ổn định. Tuy nhiên, nếu bạn không có chân máy đi kèm khi chụp, bạn cần kích hoạt chế độ IS để ngăn ngừa tình trạng rung máy.

Sử dụng nguyên tắc chụp macro (chụp cận cảnh)

Thay vì sử dụng ống kính tele để phóng to những vật ở xa, hãy thử dùng nó với những vật ở gần, ví dụ như phóng to một cánh hoa hoặc một con côn trùng trên một chiếc lá cây chẳng hạn.

Đừng ngần ngại thử chụp nhiều shot hình khác nhau

Chụp tất cả các kiểu ảnh bằng ống kính tele thật là một ý tưởng hấp dẫn, bạn sẽ đưa được toàn bộ đối tượng chụp vào khung hình bất cứ khi nào bạn muốn. Tuy nhiên, ống kính tele sẽ mang đến cho bạn rất nhiều lựa chọn. Thay vì chụp toàn bộ thân của con vật nào đó, bạn có thể zoom gần hơn và chỉ chụp phần đầu của nó chẳng hạn. Hoặc bạn có thể zoom xa hơn một chút và “chộp” một shot hình con vật đó đứng bên một cái cây. Hãy thử nhiều góc nhìn khác nhau và tận dụng sự linh hoạt của ống kính tele.

Hồng Ngọc

Theo Camerasabout

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

5 bước tháo lắp lens Canon đúng cách và hướng dẫn bảo quản ống kính

5 bước tháo lắp lens Canon đúng cách và hướng dẫn bảo quản ống kính

Khi chuyển từ máy ảnh compact cố định sang dòng DSLR, nhiều người sẽ bỡ ngỡ trong việc sử dụng. Đặc biệt là công đoạn thay ống kính gây ra rất nhiều sự lúng túng và lo sợ cho các nhà nhiếp ảnh. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý giúp bạn cách tháo lắp lens Canon đơn giản và không hư hại gì cho máy ảnh.

Tin tức về Máy ảnh

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Huawei P40 Pro là điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei. Xây dựng dựa trên những thành công của thế hệ P20 Pro và P30 Pro trước đó, P40 Pro được nhắm mục tiêu cụ thể đến các nhiếp ảnh gia. Cùng khám phá xem chiếc camera của Huawei P40 Pro đem đến những gì.
Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Bây giờ khi mọi người nói về máy ảnh không gương lật, nhiều người cũng nghĩ đến sự tuyệt chủng của DSLR. Nhưng Pentax không nghĩ vậy, hãng vẫn tin tưởng vào DSLR và tiếp tục công việc của mình. Pentax K3 III ra đời tiếp nối dòng Pentax quen thuộc và được xem như trụ cột của dòng cảm biến DSLR APSC.