Kinh nghiệm chọn mua máy ảnh DSLR cũ dưới 7 triệu đồng

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Hiện nay với nhu cầu du lịch tăng cao cộng với việc lưu giữ những khoảnh khắc sum vầy bên gia đình, bạn bè, những người thân yêu thì việc sở hữu một chiếc máy ảnh bên mình là điều tất yếu.

Việc mua một chiếc máy ảnh kỹ thuật số chuyên nghiệp – có thể thay ống kính được (DSLR) luôn là sự lựa chọn hàng đầu bởi tính linh hoạt và khả năng đáp ứng nhu cầu cao của đông đảo người sử dụng. Tuy nhiên, trong cuộc sống tất bật “bon chen” hiện đại, không phải ai cũng có thể đủ dư dả để sắm cho mình một chiếc máy đẳng cấp thời thượng theo mọi nhu cầu của cá nhân. Chính vì thế mà thị trường buôn bán máy cũ (second hand) khá là tất bật.

1. Mua ở đâu ?

– Hiện nay với công nghệ internet ở bất cứ đâu, việc tìm kiếm nơi bán máy cũ khá dễ dàng. Bạn có thể thấy nhiều vô số kể các thông tin đăng bán hàng rải rác khắp các trang mạng chuyên về mua bán hoặc các diễn đàn chuyên về máy ảnh như 5giay.vn, vnphoto.net, xomnhiepanh.com, nikonvn.com, … Bạn có thể thấy muôn ngàn vạn trạng các hình thức, đối tượng mua bán và trao đổi máy ảnh.

– Việc lựa chọn người bán thực sự không phải dễ dàng đánh giá chiếc máy ảnh của họ. Hãy sử dụng kinh nghiệm sử dụng máy trước đây hoặc nhờ những người bạn có kinh nghiệm để thẩm định giúp bạn. Tốt nhất hãy đế những nơi có uy tín và quan sát thái độ của người bán, hãy chọn những người vui vẻ ân cần và đừng quên thái độ của chính mình.

2. Những thông tin gì cần quan tâm khi chọn mua máy cũ ?

– Việc chọn hãng máy ảnh cũng giống như chọn hãng điện thoại, hãy mạnh dạn chọn những hãng có thị trường người dùng lớn tại Việt Nam như Canon, Nikon hay Sony Alpha …

Chọn những hãng có thị trường người dùng lớn tại Việt Nam như Canon, Nikon hay Sony Alpha …

– Đối với máy ảnh DSLR, khả năng linh hoạt nhất là có thể thay thế ống kính được và thị trường các loại ống kính thích hợp có thể sử dụng được cho máy ảnh của mình. Vì vậy hãy lựa chọn những chiếc máy ảnh có khả năng tương thích với nhiều loại ống kính, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm đồng thời sẽ có nhiều trải nghiệm khá thú vị khác trong tương lai.

– Việc chọn mua những dòng máy ảnh lỗi thời (không còn được sản xuất hoặc hỗ trờ từ hãng) là một trong những ưu tiên hàng đầu của đại đa số những người có hầy bao khiêm tốn và nhiều khi là sự lựa chọn khôn ngoan của những người có kinh nghiệm. Điều đầu tiên khi xét đến khía cạnh này là ở giá cả, bạn có thể tình cờ kiếm được những chiếc máy rẻ gần như cho không. Hãy quan sát đến yếu tố này nhé.

– Khi bạn đã tìm hiểu về một dòng máy nào đó, và quyết định sẽ mua thì hãy quan sát đến những yếu tố sau khi xem máy từ người mua: độ mòn của thân máy, màn hình LCD có còn sáng tốt hay không, các linh kiện đi kèm có đủ không, kiểm tra cảm biến có bị sướt không, chế độ bảo hành (nếu mua ở cửa hàng), các chức năng hoạt động có bình thường không (hãy đem theo hoặc mượn 2-3 ống kính để kiểm tra).

– Việc kiểm tra số lần đóng mở cửa trập (shutter count) thông thường là yếu tố quan tâm hàng đầu của người mua máy ảnh cũ. Máy càng sử dụng nhiều và việc lạm dụng chế độ chụp liên tục sẽ làm giảm nhiều tuổi thọ của cửa trập. Hãy tham khảo thông tin công bố của hãng về shutter count của đời máy bạn sắp mua nhé. Tuy nhiên điều này không hẳn lúc nào cũng chính xác khi bạn xét đến yếu tố này. Do thực tế đã chỉ ra rằng Shutter là thành phần dễ hao mòn nhất trên máy và việc thay shutter hiện nay ở Việt Nam cũng khá rẻ nên việc tin tưởng hoàn toàn vào chỉ số Shutter có thể làm người mua bị nhầm to. Việc lựa chọn chiếc máy có shutter count 50.000 nhưng được sử dụng cẩn thận và nâng niu vẫn tốt hơn nhiều so với chiếc máy có shutter count 5.000 nhưng đã thay shutter.

– Yếu tố quan trọng nhất vẫn là người bán. Việc mua 1 chiếc máy ảnh DSLR cũ cũng phải tốn rất nhiều tiền của, cho nên bạn hãy tìm những nơi uy tín và chọn lựa những nơi an toàn để giao dịch để tránh những cạm bẫy của những kẻ bất lương. Việc mua hàng của những người có uy tín và có thông tin liên lạc minh bạch trong công đồng dân chơi máy ảnh DSLR Việt Nam là sự lựa chọn sáng suốt cho bạn.

3/ Những dòng máy nào bạn có thể mua với giá khoảng dưới 7 triệu đồng ?

– Tác giả xin được phép dẫn một số ví dụ về các dòng máy cũ phổ biến của các hãng hiện tại với mức giá tương đương hoặc thấp hơn mức giá 7 triệu đồng để người dùng tham khảo. Đây là những mẫu máy đã bị ngưng sản xuất nhưng chất lượng một số dòng máy đã đi vào huyền thoại.

a/ Dòng máy Canon:

  • Dòng bán chuyên (semi pro): Canon 20D, Canon 30D
  • Dòng phổ thông (entry): Canon 350D, Canon 400D, Canon 450D, Canon 1000D

b/ Dòng máy Nikon:

  • Dòng cao cấp cho người dùng không chuyên(High-end): Nikon D100 (DX)
  • Dòng bán chuyên (midrange): Nikon D70, Nikon D70x
  • Dòng trên phổ thông (upper entry): Nikon D50
  • Dòng phổ thông (entry): Nikon D40, Nikon D40x, Nikon D60

c/ Dòng máy Sony:

  • Sony Alpha A200
  • Sony Alpha A300

TIN TỨC LIÊN QUAN

Lý do Canon EOS 3000D là chiếc máy ảnh lý tưởng cho người mới bắt đầu

Lý do Canon EOS 3000D là chiếc máy ảnh lý tưởng cho người mới bắt đầu

Có khá nhiều lựa chọn máy ảnh dành cho người mới bắt đầu, ví dụ như Canon 750D, Nikon D3400, Sony Alpha A6000, Fujifilm X-A3... Thế nhưng gần đây, chiếc Canon 3000D bỗng đánh bật các đàn anh sừng sỏ, nhận được vô số khen ngợi từ các chuyên gia và trở thành chiếc máy cho người mới bắt đầu tốt nhất.

Tin tức về Máy ảnh

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Huawei P40 Pro là điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei. Xây dựng dựa trên những thành công của thế hệ P20 Pro và P30 Pro trước đó, P40 Pro được nhắm mục tiêu cụ thể đến các nhiếp ảnh gia. Cùng khám phá xem chiếc camera của Huawei P40 Pro đem đến những gì.
Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Bây giờ khi mọi người nói về máy ảnh không gương lật, nhiều người cũng nghĩ đến sự tuyệt chủng của DSLR. Nhưng Pentax không nghĩ vậy, hãng vẫn tin tưởng vào DSLR và tiếp tục công việc của mình. Pentax K3 III ra đời tiếp nối dòng Pentax quen thuộc và được xem như trụ cột của dòng cảm biến DSLR APSC.
Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!