Mẹo chọn độ phân giải phù hợp cho máy ảnh của bạn

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Việc chọn đúng độ phân giải khi chụp ảnh là rất quan trọng vì chất lượng của ảnh phụ thuộc khá nhiều vào độ phân giải mà bạn chọn để chụp. Bạn hãy thao khảo một số mẹo nhỏ dưới đây để luôn có được bức ảnh đẹp như ý.

Một trong những thay đổi lớn mà các nhiếp ảnh gia phải trải nghiệm khi chuyển từ máy ảnh phim sang máy ảnh kỹ thuật số chính là có quá nhiều lựa chọn chất lượng ảnh và độ phân giải. Hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số đều có ít nhất 5 mức độ phân giải khác nhau, một số loại còn có 1 mức hoặc nhiều hơn nữa.

Mặc dù nhiều nhiếp ảnh gia luôn chọn chụp ở độ phân giải cao nhất có thể (bởi vì họ có thể chụp dễ dàng hơn với một chiếc máy ảnh độ phân giải cao), độ phân giải thấp hơn vẫn mang lại nhiều lợi ích cho bạn ở nhiều trường hợp. Dưới đây là một số mẹo hữu ích giúp bạn chọn độ phân giải chuẩn cho máy ảnh và giúp bạn hiểu được độ phân giải là gì.

Chọn đúng tỉ lệ của ảnh

Bạn có thể điều chỉnh độ phân giải và chất lượng hình ảnh thông qua hệ thống menu trên máy ảnh. Khi chọn cài đặt chất lượng hình ảnh, bạn có thể chọn tỉ lệ 4:3 hoặc 16:9 chẳng hạn.

Tỉ lệ 4:3 khi đặt dựng sẽ rất hoàn hảo với ảnh chân dung, còn tỉ lệ 16:9 rộng hơn sẽ phù hợp với ảnh phòng cảnh.

Chọn đúng độ phân giải cho ảnh chụp để in

Nếu bạn có ý định in ảnh bạn chụp, việc chụp ảnh ở độ phân giải cao là tốt nhất. Đơn giản vì bạn không thể tăng độ phân giải cho ảnh sau khi chụp được.

Kể cả khi bạn muốn in ảnh cỡ nhỏ, bạn vẫn nên chụp ở độ phân giải cao. In một bức ảnh độ phân giải cao ở kích thước nhỏ sẽ giúp bạn crop ảnh, bạn sẽ có được kết quả tương tự khi zoom ảnh.

Chú ý tới dung lượng của bộ nhớ

Hãy nhớ rằng ảnh chụp ở độ phân giải cao nhất sẽ chiếm nhiều dung lượng trong thẻ nhớ và ổ cứng hơn. Nếu bạn chụp ảnh ở 12 megapixel, bạn sẽ chỉ lưu trữ được khoảng 40% số ảnh so với lượng ảnh chất lượng trung bình (ví dụ như ảnh 5 megapixel) mà bạn có thể lưu trữ trong cùng một thẻ nhớ. Nếu bạn ít khi in ảnh mà bạn chụp, việc đặt lại độ phân giải về trung bình sẽ giúp bạn tiết kiệm được một lượng lớn không gian trong bộ nhớ của máy ảnh.

Độ phân giải thấp không hề tệ

Một vài loại ảnh sẽ có tác dụng tốt hơn khi chụp ở độ phân giải thấp. Ví dụ như ảnh mà bạn định chỉ để đăng lên Internet hoặc gửi qua e-mail chứ không phải để in thành bản lớn thì nên chụp ở độ phân giải thấp. Ảnh có độ phân giải thấp sẽ cần ít thời gian hơn để gửi qua e-mail và có thể tai xuống nhanh hơn. Một ví dụ khác là các ảnh có chất lượng web thường được chụp ở độ phân giải là 640 x 480 pixel, và nhiều máy ảnh kỹ thuật số thường có chế độ “web quality” để chụp ảnh phục vụ cho đăng lên mạng.

Nếu bạn không chắc chắn về mục đích mà bạn sẽ dùng ảnh, bạn có thể chụp một bức ảnh với nhiều độ phân giải khác nhau để giúp bạn có nhiều lựa chọn khác nhau.

Lời kết

Có lẽ lời khuyên tốt nhất là luôn chụp ảnh ở độ phân giải cao nhất mà máy ảnh của bạn cho phép. Vì dù gì thì bạn cũng không thể tăng độ phân giải cho ảnh bằng phần mềm chỉnh sửa. Nhưng bạn lại có thể giảm độ phân giải của ảnh sau khi chụp để ảnh sẽ chiếm ít dung lượng hơn trong bộ nhớ hoặc bạn có thể dễ dàng chia sẽ ảnh trên các mạng xã hội hơn.

Hồng Ngọc

Tổng hợp

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức về Máy ảnh

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Huawei P40 Pro là điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei. Xây dựng dựa trên những thành công của thế hệ P20 Pro và P30 Pro trước đó, P40 Pro được nhắm mục tiêu cụ thể đến các nhiếp ảnh gia. Cùng khám phá xem chiếc camera của Huawei P40 Pro đem đến những gì.
Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Bây giờ khi mọi người nói về máy ảnh không gương lật, nhiều người cũng nghĩ đến sự tuyệt chủng của DSLR. Nhưng Pentax không nghĩ vậy, hãng vẫn tin tưởng vào DSLR và tiếp tục công việc của mình. Pentax K3 III ra đời tiếp nối dòng Pentax quen thuộc và được xem như trụ cột của dòng cảm biến DSLR APSC.
Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!