Một số mẹo nhỏ để tránh làm hư hại máy ảnh của bạn

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Dưới đây là 5 yếu tố lớn có khả năng làm máy ảnh của bạn hư hỏng. Hãy chú ý đến chúng và xem xem cách bảo vệ nào phù hợp để "tiêu diệt" chúng.

Mặc dù các máy ảnh kỹ thuật số hiện nay không quá “mỏng manh” và có độ bền khá tốt, bạn vẫn nên rất thận trong khi sử dụng và bảo quản máy ảnh của bạn để tránh làm hư hại cho máy. Dưới đây là một số mẹo nhỏ có thể giúp bạn bảo vệ máy ảnh khỏi các yếu tố gây hư hại phổ biến.

Ngoài một số quy tắc cơ bản như đừng làm rơi máy ảnh của bạn, hay để máy ảnh của bạn va đập vào các vật khác và luôn có một túi đựng máy ảnh chuyên dụng để bảo vệ máy ảnh của bạn, bạn cũng nên giữ máy ảnh tránh các yếu tố có thể làm hỏng máy ảnh của bạn dưới đây.

Hơi nước ngưng tụ

Nếu bạn hay dùng máy ảnh trong môi trường có độ ẩm lớn, hay bạn di chuyển nhanh từ môi trường nóng ấm sáng môi trường lạnh, bạn sẽ có thể gặp hiện tượng hơi nước ngưng tụ trong ống kính máy ảnh. Để tránh hiện tượng này và giữ máy ảnh của bạn an toàn, bạn nên có một túi đựng kín khí, bên trong có một gói silica gel hút ẩm. Khi bạn không dùng máy ảnh, hãy đặt máy ảnh vào trong túi kín cùng với gói hút ẩm này, và lượng hơi nước bên trong túi và trong máy sẽ được hút hết.

Thuốc đuổi côn trùng

Vì đa số những loại thuốc đuổi côn trùng thường khá dính, các thuốc này sẽ có thể dính vào máy ảnh, kéo theo bụi bẩn. Hay đảm bảo là các loại thuốc chống côn trùng hay hóa chất nói chung không dính vào máy ảnh của bạn, đăc biệt là ống kính hay màn hình LCD của máy.

Cát và bụi

Cát và bụi là hai yếu tốc đặc biệt nguy hiểm đối với máy ảnh của bạn, vì kích thước của các hạt cát và bụi thường đủ nhỏ để có thể lọt vào bên trong thân máy hay ống kính và gây hư hại cho các bộ phận bên trong. Hãy thật cẩn thận khi bạn đang chụp ảnh trong khu vực có nhiều cát hay bụi, đặc biệt là nhưng nơi có gió thổi mạnh để tránh cát hay bụi lọt vào máy ảnh. Bạn nên sử dụng một chổi cọ mềm để làm sạch cát và bụi khỏi ống kính máy ảnh và màn hình LCD của máy trước khi các hạt này tạo các vết xước nhỏ trên bề mặt ống kính hay màn hình.

Kem chống nắng

Kem chống nắng là một trong nhưng yếu tố tạo hư hại cho máy ảnh khá phổ biến, bởi vì nhiều người sử dụng máy ảnh ở ngoài trời, đặc biệt là vào mùa hè, và những lúc đó kem chống nắng được dùng nhiều nhất. Kem chống nắng có thể để lại một lớp dầu rất khó làm sạch trên màn hình LCD hay ống kính của bạn, và kem chống nắng dính lên máy cũng làm thân máy rất trơn, có thể làm bạn vô tình đánh rơi máy. Hãy rửa tay thật kỹ sau khi sử dụng kem chống nắng và trước khi cầm máy ảnh.

Nước

Trừ khi bạn đang sở hữu một chiếc máy ảnh được thiết kế để chụp ảnh dưới nước, bạn nên luôn tránh để nước dính vào máy ảnh trong mọi trường hợp. Việc làm rơi máy ảnh vào cũng nước, ao hồ hay sông suối sẽ làm hỏng các linh kiện điện tử bên trong máy rất nhanh. Nếu bạn buộc phải dùng máy ảnh gần nơi có nước, bạn nên mua một thân máy có thể chống nước hoặc ít nhất là có một túi nhựa kín để bảo vệ máy ảnh của bạn.

Hồng Ngọc

Tổng hợp

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

Hướng dẫn cách lắp ống kính vào máy ảnh

Hướng dẫn cách lắp ống kính vào máy ảnh

Mặc dù nghe có vẻ đơn giản, việc gắn các loại ống kính khác nhau vào máy ảnh đúng cách lại rất quan trọng để tránh làm hư hại cả máy lẫn ống kính. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn đơn giản hóa được công việc dễ gây lúng túng này.

Tin tức về Máy ảnh

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Huawei P40 Pro là điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei. Xây dựng dựa trên những thành công của thế hệ P20 Pro và P30 Pro trước đó, P40 Pro được nhắm mục tiêu cụ thể đến các nhiếp ảnh gia. Cùng khám phá xem chiếc camera của Huawei P40 Pro đem đến những gì.
Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Bây giờ khi mọi người nói về máy ảnh không gương lật, nhiều người cũng nghĩ đến sự tuyệt chủng của DSLR. Nhưng Pentax không nghĩ vậy, hãng vẫn tin tưởng vào DSLR và tiếp tục công việc của mình. Pentax K3 III ra đời tiếp nối dòng Pentax quen thuộc và được xem như trụ cột của dòng cảm biến DSLR APSC.