Thương hiệu mĩ phẩm Cetaphil chuyên về chăm sóc da được thành lập vào năm 1947 bởi một dược sĩ người Mĩ. Sau hơn 70 phát triển, Cetaphil đã có nhiều giải thưởng danh giác của các tổ chức chăm sóc sức khỏe và cả các tổ chức làm đẹp trên thế giới. Bắt đầu thâm nhập vào thì trường Việt Nam năm 2006, sản phẩm kem dưỡng ẩm Cetaphil được nhiều người tin dùng bởi đến từ thương hiệu hàng đầu và hiệu quả dưỡng ẩm vượt trội. Với nhiều điểm giống với dược phẩm, không phải ai cũng biết cách dùng kem dưỡng ẩm Cetaphil đúng cách. Hôm nay Wesosanh sẽ giới thiệu cho bạn mẹo dùng kem dưỡng ẩm Cetaphil để có hiệu quả hơn nhé !
Kem dưỡng ẩm Cetaphil và thành phần an toàn, có công dụng dưỡng ra sao
Các thành phần của Cetaphil đều từ các chiết xuất hóa học an toàn, tuy nhiên vẫn có một số thành phần khá nhạy cảm với làn da bị dị ứng hay da yếu, da trong tình trạng mụn như Dimethiconol hoặc Benzyl Alcohol.. đây là chất bảo quản và chất có chứa gốc cồn giúp kem mau khô sau khi bôi trên da.
Mặc dù hoàn toàn là các thành phần phổ biến trong các loại mỹ phẩm, tuy nhiên nếu bạn muốn đánh giá độ an toàn và lành tính của kem dưỡng ẩm Cetaphil thì bạn vẫn nên soi xét lại các thành phần chưa được thực sự đánh giá cao về độ an toàn.
Bù lại kem lại không chứa hương liệu, parapen và cồn khô, đây là một ưu điểm mà các loại da nhạy cảm sẽ rất thích hợp.
Tuy nhiên, kết quả sử dụng của kem dưỡng ẩm Cetaphil vẫn là kem khá đặc, khi bôi lên da khá lâu khô, để lại cảm giác hơi dính và hơi bóng trên da, cách này sẽ tạo nên hiệu ứng khá fancy bóng khỏe cho da, tuy nhiên với ai có làn da dầu, da hỗn hợp dầu có thể sẽ cảm thấy hơi bí bách lỗ chân lông vì kem không thực sự thấm hoàn toàn xuống da.
- Glycerin: làm sạch và mềm da, dưỡng ẩm, ngăn tia bức xạ, chống lão hóa da.
- Glyceryl Stearate: giúp làm mềm, giữ ẩm cho da.
- Sodium Hydroxide: Cân bằng độ pH trên da, hút nước cho mỹ phẩm.
- Tocopheryl Acetate: chất chống viêm, chống oxy hóa.
- Propylene Glycol: có tác dụng giữ ẩm, giảm độ nhớt của mỹ phẩm.
- Ngoài ra còn có các thành phần khác như: Aqua, Paraffinum Liquidum, Dicaprylyl Ether, Dimethicone, Cetyl Alcohol, Prunus Amygdalus Dulcis Oil, PEG 30 Stearate, Acrylate Crosspolymer, Dimethiconol, Benzyl Alcohol, Glyceryl Acrylate / Acrylic Copolymer Acid, Disodium EDTA…
- Sản phẩm không chứa hương liệu, paraben, cồn khô và chất tạo màu nhưng có chứa dầu khoáng.
Mẹo dùng kem dưỡng ẩm Cetaphil hiệu quả
Những mẹo dùng kem dưỡng ẩm Cetaphil hiệu quả dưới đây sẽ tăng gấp đôi công dụng giữ ẩm của kem chỉ với một chút thay đổi nhỏ, vô cùng đơn giản trong việc dưỡng da hàng ngày của bạn.
- Dùng kem dưỡng ẩm Cetaphil sau khi tắm và lau khô bằng khăn, trong lúc da còn hơi ẩm bạn hãy thoa kem ngay để dưỡng chất giúp giữ ẩm và các chất khóa ẩm phát huy nhiệm vụ của mình tốt nhất. Nếu để da khô hẳn mới bắt đầu bôi kem hiệu quả là da sẽ kém mịn màng và ẩm mượt hơn nhiều, lại mau chóng bị khô trở lại.
- Bôi kem ở những vị trí bị khô nhiều hơn như phần da thường xuyên tiếp xúc với nắng gió, khói bụi nên được tập trung bôi kem nhiều hơn.
- Tránh bôi kem lên vùng da bị viêm da cơ địa, da mụn hay có tổn thương.
- Nên bôi kem qua đêm và dùng bít tất hoặc găng tay để giữ kín vùng da khô sần như da khuỷu tay, phần đầu gối, gót chân, cách này sẽ giúp da chuyển sang mướt mịn nhanh chóng và hiệu quả tăng gấp 10 lần.
- Nên dùng kem tẩy da chết định kì và làm sạch da bằng sữa tắm, xà bông tắm hàng ngày trước khi dùng kem.
Tổng kết, đây là một sản phẩm thuần chú trọng đến giữ ẩm cho da nên bạn sẽ cảm giác nó giống dược phẩm hơn là mĩ phẩm. Vì thế bạn có thể yên tâm sử dụng, không lo bị các phản ứng phụ như nhiều hãng mĩ phẩm khác. Về giá, kem dưỡng ẩm Cetaphil có giá khoảng 200 nghìn đồng một tuýp 50g. Khá rẻ cho một sản phẩm chất lượng đến từ nước ngoài. Chỉ cần bạn chú ý một chút về các bước skincare là sẽ đạt hiệu quả sản phẩm tốt nhất, Chúc bạn luôn có một làn da khỏe mạnh.