Kiểm tra hình thức bên ngoài
Khi mua amply cũ, trước tiên bạn hãy kiểm tra xem bề ngoài của nó có bị trầy xước nhiều hay không. Điều này tuy không ảnh hưởng gì tới linh kiện bên trong cũng như chất lượng âm thanh khi đánh nhưng đã bõ công đầu tư sao không sắm một chiếc có ngoại hình ưa nhìn một tí. Bên cạnh đó, bạn cũng tiện tay kiểm tra các núm vặn xem có được đều tay, chặt chẽ không, các đầu giắc cắm có tín hiệu mòn chưa. Lật đáy amply lên xem, nếu thấy tấm tôn ở đáy đã ố vàng và không còn bóng sáng hoặc lem nhem thì nên tham khảo chiếc khác vì có thể chiếc đó đã bị tháo lắp nhiều lần.
Kiểm tra sức kéo của amply
Sau khi đã chọn được một chiếc amply thông qua vòng ngoại hình, tiếp theo sẽ là phần test chất lượng của nó. Bạn hãy lắng nghe phần trình diễn tiếng bass là cách để iểm ktra độ mạnh của amply. Tiếng bass bị lỏng hoặc bị chậm hay thiếu sức nặng, sức căng thì đồng nghĩa với chiếc amply của bạn yếu. Một chiếc amply có công suất không đủ với loa thì sẽ thông qua tiếng bass yếu. Một số dấu hiệu chứng tỏ amply cung cấp dòng điện tín hiệu ra loa không đầy đủ như: âm thanh bị nhiễu khi nhạc lên cao trào, độ động thiếu, nhịp điệu không linh hoạt,…
Để kiểm tra sức mạnh của amply, đầu tiên bạn hãy nghe thử ở mức âm lượng vừa phải với bản nhạc có dải động rộng (một bản nhạc cổ điển với dàn nhạc lớn hoặc nhạc hòa tấu với các đoạn cao trào có guitar bass đi kèm với tiếng trống lớn). Sau đó bạn hãy tăng volume để biết giới hạn âm lượng của chiếc amply này. Nghe những tiếng trống lớn ở những đĩa nhạc có phần trăm căng mạnh để biết tiếng bass có vỡ không.
Một amply tốt phải thể hiện được sức căng, sự chính xác cũng như tốc độ và chiều sâu khi âm lượng tăng lên. Chỉ cần nghe một lúc, bạn sẽ cảm nhận được khi nào amply bắt đầu xuất hiện vấn đề. Hãy để ý kỹ liệu amply có bị lúng túng quá không hay nó vẫn trình diễn một cách bình tĩnh trong những điểm cao trào của âm thanh.
Để việc kiểm tra chính xác hơn, hãy so sánh âm thanh của amply ở các mức âm lượng cao và thấp. Chú ý âm thanh của các nhạc cụ hơi của bộ đồng xem có bị chói chang khi volume lên cao hay không, và sân khấu âm thanh có bị rối lúc nhạc lên cao trào hay không… Nếu chiếc amply tốt thì khi hoạt động gần hết công suất vẫn phải giữ được những cảm giác về không gian, về chiều sâu, về các tâm điểm âm thanh, mà vẫn thể hiện được một cách hài hòa cũng như êm ái không khí chung của dàn nhạc.
Bạn cũng cần phải quan tâm đến công suất của amply. Công suất đủ sẽ giúp amply làm việc một cách dễ dàng, và âm nhạc sẽ trở nên thú vị hấp dẫn hơn. Các yếu tố như công suất ra theo thiết kế của amply, khả năng cấp dòng điện vào cuộn dây loa, trở kháng loa, độ nhạy, kích cỡ phóng và mức độ lớn nhỏ của âm thanh bạn muốn nghe là những vấn đề về sức mạnh của amply. Những amply khỏe tạo ra cảm giác về độ động, về khả năng làm việc nhẹ nhàng, tự tin hơn những amply yếu.
Bước tiếp theo bạn hãy lắng nghe tiếng treble để đánh giá độ sáng, độ sạn, độ sắc của nó. Nếu bạn cảm thấy dễ chịu khi giảm âm lượng xuống, chứng tỏ tiếng treble của chiếc amply này có vấn đề. Nó quá sáng, quá chói và đã làm cho bạn bị mệt mỏi. Bên cạnh đó, bạn hãy lắng nghe trung âm: tiếng hát, piano, tiếng vĩ cầm… Những âm thanh này nghe phải mượt mà và dịu ngọt. Không được có tiếng sạn, góc cạnh, sắc.
Và đó là những kinh nghiệm mua amply cũ mà bạn có thể sẽ cần. Chúc các bạn thành công mua được chiếc amply cũ phù hợp với mình!
Nên mua amply cũ hay amply mới?