1. Đệm điện là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ưu – nhược điểm
Đệm điện còn được gọi là đệm sưởi, thường được sử dụng ở dưới ga giường. Sử dụng đệm điện giúp bạn dễ dàng ngủ ngon hơn mỗi vào mùa đông lạnh giá.
- Cấu tạo: Cấu tạo của đệm điện gồm bộ điều khiển và các sợi thủy tinh để dẫn nhiệt. Vỏ của đệm bằng vải cotton, nhung nỉ hoặc các sợi xơ vi mạch.
- Nguyên lý hoạt động: Đệm điện hoạt động bằng cách chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng để sưởi ấm. Khi bạn cắm điện cho đệm, dòng điện sẽ theo các sợi dây dẫn thủy tinh tạo ra nhiệt lượng khiến các sợi dây dần nóng lên và làm ấm trong khoảng 10 phút.
- Ưu điểm: Giữ ấm hiệu quả; an toàn; tiết kiệm điện năng vì đêm điện có khả năng tự động tắt sau 3 giờ hoạt động; giúp giấc ngủ ngon, giảm cơn đau nhức và cải thiện các bệnh như hen suyễn, viêm khớp, các vấn đề về xoang,…
- Nhược điểm: Không được giặt giũ thường xuyên, theo khuyến nghị của nhà sản xuất, mỗi đệm điện không được giặt quá 10 lần trong vòng đời của đệm. Ngoài ra, đệm điện có thêm bảng điều khiển nên trong quá trình sử dụng gây vướng víu..
2. Chăn điện là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ưu – nhược điểm
Chăn điện là thiết bị sưởi ấm có hình dáng tương tự những chiếc chăn đắp trong các gia đình, hoạt động bằng nhờ năng lượng điện. Vỏ chăn điện thường được làm từ vải nhung, cotton hoặc polyester…
Chăn điện được sản xuất với nhiều kích thước khác nhau, nhưng phổ biến nhất là kích thước 1.35m x 1.8m dành cho 2 người dùng và kích thước 1.05m x 1.8m dành cho 1 người dùng. Chăn điện được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, đặc biệt là ở nước Châu Âu.
- Cấu tạo: Cấu tạo của chăn điện gồm 3 lớp (hai lớp vỏ ngoài, một lớp bông và một lớp lỗi). Trong đó, lớp vỏ ngoài là lớp được tạo ra từ các sợi phát nhiệt, có tác dụng tản và giữ nhiệt trong khoảng phổ quát chất liệu. Lớp bông là lớp nằm giữa vỏ chăn và sợi chăn, dùng để phát nhiệt. Lớp lõi phát nhiệt là lớp trong cùng của chăn, có chức năng phát nhiệt nhờ các sợi đặc trưng và phân bố đồng đều trên bề mặt của chăn điện.
- Nguyên lý hoạt động: Chăn điện sưởi ấm bằng cách chuyển hóa từ điện năng thành nhiệt năng. Khi cắm điện, điện năng sẽ theo các dây dẫn đốt nóng các sợi thủy tinh để tạo ra nhiệt lượng và tỏa đều khắp chăn mang lại cảm giác ấm áp. Nguồn điện chăn điện thường dùng là 220V/60Hz, ở một số chăn điện của Châu Âu có thể dùng nguồn 110V.
- Ưu điểm: Tiết kiệm năng lượng vì chăn điện có thể giữ ấm hơn 9 tiếng nhưng chỉ tiêu hao điện năng khoảng 1/3 kWh; bảo vệ sức khỏe vì chăn điện có thể hỗ ngăn ngừa một số bệnh như thấp khớp, đau lưng hoặc đau cột sống; kích thích tuần hoàn máu nhờ khả năng tỏa nhiệt làm ấm cơ thể…
- Nhược điểm: Không phù hợp cho tất cả các giường, không nên dùng trên ghế sofa hoặc giường sofa; không được phép giặt chăn điện. Đặc biệt, chăn điện được làm nóng qua cuộn dây và được khâu vào vải nên nếu dây này bị đứt có thể gây nguy hiểm tới an toàn người dùng.
3. Nên mua đệm điện hay chăn điện?
Nên mua đệm điện hay chăn điện còn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và khả năng kinh tế của người dùng. Một số so sánh dưới đây sẽ giúp bạn đưa ra được lựa chọn phù hợp:
Tiêu chí | Chăn điện | Đệm điện |
Đối tượng phù hợp | Phù hợp cho mọi đối tượng, kể cả người già và trẻ em. | Phù hợp với mọi đối tượng kể cả người già và trẻ em. |
Cấu tạo | Gồm 3 lớp: Hai lớp vỏ ngoài, một lớp bông và một lớp lõi |
|
Nguyên lý hoạt động |
|
|
Cách dùng | Dùng để đắp lên người. | Dùng để trải dưới ga giường |
Mức giá | Khoảng 900.000 – 5.000.0000 đồng. | Khoảng 400.000 – 3.000.000 đồng. |
Hy vọng với những thông tin so sánh ở trên, các bạn đã biết mình nên mua chăn điện và đệm điện. Nếu bạn có nhu cầu mua đệm điện, hãy tham khảo một số sản phẩm sau: đệm điện Medisana HU 670; đệm điện Lanaform LA180109; đệm điện sưởi ấm Medisana HU665; đệm điện Hanil EPH-201D; đệm điện sưởi Sanitas SWB-30…
Một số mẫu chăn điện đáng mua hiện nay gồm: chăn điện Kottmann KOT-130W; chăn điện sưởi ấm Medisana HDW 60227; chăn điện Teknos SZ-D912; chăn điện Medisana XXL HDW 60228; chăn điện Beurer HD75 180x130cm…