1. Máy trợ giảng là gì? Có mấy loại máy trợ giảng?
Máy trợ giảng là thiết bị khuếch đại âm thanh thông qua việc thu âm từ micro phát đến loa xử lý và cho ra âm thanh lớn hơn bình thường và giúp cho người nói không phải nói to nhưng âm thanh phát ra to hơn rất nhiều. Máy trợ giảng là thiết bị không thể thiếu đối với những người mà công việc của họ cần phải nói nhiều thường xuyên và trong không gian rộng như giảng viên, hướng dẫn viên du lich, diễn giả,… Thiết bị này sẽ giúp tiếng nói của họ phát ra lớn hơn, người nghe sẽ tiếp nhận được các nội dung tốt hơn, hoặc vẫn có thể truyền tải kiến thức trong trường hợp mất giọng. Không chỉ vậy, thiết bị trợ giảng còn giúp họ hạn chế các căn bệnh liên quan đến họng, đường hô hấp.
Trên thị trường hiện có 2 dòng sản phẩm chính là máy trợ giảng không dây (loa phát và micro nối với nhau) và máy trợ giảng không dây (loa phát và micro kết nối với nhau bằng công nghệ không dây).
2. Ưu nhược điểm của máy trợ giảng không dây
2.1 Ưu điểm của máy trợ giảng không dây
– Sử dụng máy trợ giảng không dây, người dùng chỉ cần đeo tai nghe để thu được tiếng nói của mình, đặt loa ở một vị trí khác đã có thể phát ra âm thanh cho nhiều người nghe, người dùng không cần phải luôn phải đeo bên người trong suốt quá trình giảng dạy.
– Máy trợ giảng không dây thường có công suất lớn hơn, truyền đạt thông tin đến nhiều người hơn so với máy trợ giảng có dây.
– Tiện lợi, gọn nhẹ, rất dễ mang đi trong quá trình di chuyển
– Máy trợ giảng không dây thường hỗ trợ nhiều tính năng: Kết nối Bluetooth, USB, thẻ nhớ, hoặc các thiết bị đa phương tiện khác như điện thoại, máy tính và còn có thể dò sóng nghe đài FM.
2.2 Nhược điểm của máy trợ giảng không dây
– Vì có nhiều tính năng nên máy trợ giảng không dây thường nhanh hết pin hơn máy trợ giảng có dây.
– Một số máy trợ giảng không dây đời cũ hoặc giá rẻ có thể bị trùng sóng khi các thiết bị ở gần nhau gây ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.
– Giá máy trợ giảng không dây thường cao hơn do chí phí sản xuất cao hơn.
3. Ưu nhược điểm của máy trợ giảng có dây
3.1 Ưu điểm của máy trợ giảng có dây
– Loa phát và micro thu âm được kết nối bằng dây điện nên chất lượng âm thanh truyền đi luôn ổn định, không lo micro hết pin
– Giá máy trợ giảng có dây thường thấp hơn do ít chi tiết hơn, sử dụng các công nghệ đơn giản hơn nên chi phí sản xuất thấp.
3.2 Nhược điểm của máy trợ giảng có dây:
– Micro và loa phát được kết nối với nhau bằng dây kết nối, luôn phải đeo loa bên người trong khi thuyết giảng nên ảnh hưởng đến trang phục của người dùng và có thể gây khó khăn khi di chuyển.
– Máy trợ giảng có dây không được trang bị thêm nhiều tính năng như máy trợ giảng không dây.
4. Nên mua máy trợ giảng không dây hay máy trợ giảng có dây?
Trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều máy trợ giảng với xuất xứ từ nhiều quốc gia khác nhau như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan,… tuy nhiên đa số trong đó là máy trợ giảng không dây. Máy trợ giảng không dây có đa dạng chủng loại, thiết kế, công suất lớn nhỏ khác nhau và nhiều phân khúc từ giá rẻ đến cao cấp, chính vì vậy người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn cho sản phẩm thích hợp nhất với mình. Còn đối với máy trợ giảng có dây thì ít sản phẩm, ít mẫu mã hơn do nó không tiện lợi như máy trợ giảng không dây.
Nếu bạn đang có mức tài chính dưới 1 triệu đồng thì nên mua máy trợ giảng có dây để đảm bảo hiệu suất hỗ trợ giọng nói được cao nhất. Còn nhu cầu của bạn cao hơn, mong muốn sản phẩm tiện lợi, gọn nhẹ hơn thì nên chọn máy trợ giảng không dây có giá trên 1,5 triệu đồng thì sẽ hỗ trợ tốt nhất.
Hy vọng những thông tin trên đây về máy trợ giảng có dây và không dây sẽ hữu ích cho quá trình lựa chọn máy trợ giảng của bạn. Đừng quên so sánh giá máy trợ giảng tại cổng thông tin Websosanh.vn trước khi mua để luôn mua được sản phẩm chất lượng với mức giá rẻ nhất nhé!