Trong những năm 80 của thế kỉ trước, xe đạp là phương tiện phổ biến nhất bấy giờ. Nếu gia đình nào sở hữu một chiếc xe đạp, mà lại là xe đạp Phượng Hoàng , xe đạp Thống Nhất. chắn chắn là một gia đình khá giả. Dù xã hội đã phát triển hơn rất nhiều, những chiếc xe đạp cổ dần dần biến mất, nhưng mỗi khi nhắc lại, chắc hẳn chúng ta đều cảm thấy bồi hồi xúc động. Hôm nay hãy cũng Websosanh tìm hiểu về nguồn gốc của dòng xe đạp Phượng Hoàng và xe đạp Thống Nhất nhé!
1. Xe đạp Phượng Hoàng
Từng được ví là “Phượng hoàng vàng bay ra từ ổ rơm”, thương hiệu xe đạp Phượng Hoàng được thành lập vào năm 1958 tại Trung Quốc nhưng thật ra dòng xe này lần đầu xuất hiện là vào những năm cuối thế kỉ 19 ở Trung Hoa Đại Lục. Logo Phượng Hoàng ban đầu chỉ có 1 màu đen, bây giờ có đến 5 màu. Với sự thành công của mình, thương hiệu xe đạp Phượng Hoàng nhanh chóng trở thành biểu tượng nổi tiếng của dân tộc. Được ưa chuộng khắp Trung Quốc, xuất khẩu sang nhiều đất nước châu lục như Âu Mỹ, Nhật Bản, Đông Nam Á, Châu Phi. Vào những năm 70, khắp các con phố ở Trung Hoa ta đều thấy hình ảnh xe đạp Phượng Hoàng rong ruổi trên đường.
Còn ở Việt Nam, vào những năm trước 80, chỉ có cán bộ đi làm mới được Nhà Nước cấp cho một chiếc xe đạp để đi. Thời điểm đó chỉ có 2 loại xe đạp là xe đạp Thống Nhất và xe đạp Phượng Hoàng của Trung Quốc. Từ đó những chiếc xe đạp trở thành biểu tượng của sự giàu sang, được suy tôn thành xe “siêu sang”, đặc biệt chỉ có giới thượng lưu mới có đủ tiềm lực kinh tế để sở hữu chúng.
Xe đạp Phượng Hoàng có độ bền khó tin. Khung xe là linh hồn của chiếc xe đạp, được công ty chú trọng nghiên cứu và phát triển. Mọi linh kiện đều lắp dựa trên khung xe. Xe đạp Phượng Hoàng đảm bảo cung cấp cho người dùng những chiếc xe chất lượng tốt nhất với giá cả phải chăng.
2. Xe đạp Thống Nhất
Xe đạp Thống Nhất được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Thống Nhất Hà Nội. Năm 1965, nhà nước ra quyết định phân phối xe đạp giá cung cấp. Cán bộ, công nhân viên chức nhà nước được mua một chiếc 1 lần duy nhất. Ai được phân phối sẽ có kèm theo một sổ mua phụ tùng.
Xe đạp Thống Nhất ra đời trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, theo chân chiến sĩ ra ngoài chiến trường, làm nhiệm vụ chuyên chở nhu yếu phẩm, đạn dược. Tên gọi Thống Nhất được đặt theo mong muốn đất nước sớm hòa bình, độc lập. Tuy nhiên số lượng sản xuất ra hạn chế, xe đạp Thống Nhất trở thành món đồ quý hiếm xa xỉ. Có người dù có chiếc xe đạp hoàn chỉnh nhưng lại treo trong nhà không dám đi, chỉ ngồi ngắm lâu lâu quay bàn đạp nghe tiếng xích cót cét. Một chiếc xe đạp Thống Nhất lúc bây giờ có giá đến nửa cây vàng, bằng gia tài cả đời của một gia đình. Tôi còn nhớ hồi bé bố mẹ, anh chị mình thường gọi những chiếc xe này với cái tên thân thuộc ” mini chiến ” và ” phượng hoàng lửa “, cho thấy đây từng là biểu tượng của các bạn trẻ ăn chơi ngày xưa.
Xe đạp Thống Nhất bền vậy là do các chi tiết được sản xuất kĩ lưỡng, chất lượng không thua gì xe Châu Âu, Nhật Bản. Có chiếc tuổi thọ 60 năm mà khung xe vẫn không vấn đề gì, sau khi thay thế, sửa chữa lại phụ tùng lại chạy bình thường.
Tổng kết, vừa rồi chúng tôi đã sơ lược lại nguồn gốc lịch sử của 2 dòng xe đạp nổi tiếng nhất Việt Nam, hi vọng sau bài viết này, chúng ta có thể trang bị cho mình nhiều kiến thức bổ ích.