Phanh đĩa là loại phanh xuất hiện khá muộn nhưng được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ chế tạo phanh trên các loại phương tiện hiện nay
Mặc dù khá phổ biến, những không phải ai cũng biết đến cấu tạo và cách sử dụng, bảo quản như thế nào cho đúng đắn.
Hôm nay Websosanh sẽ đưa bạn tìm hiểu về hệ thống phanh đĩa trên xe máy, về cách nó hoạt động như thế nào, cách bảo quản sao cho tốt nhất…
Cấu tạo của phanh đĩa xe máy
Cấu tạo của phanh đĩa xe máy
Phanh đĩa thường bao gồm các bộ phận sau:
+ Một đĩa phanh
+ Một trục (chính là trục bánh xe máy)
+ 2 má phanh
+ Hệ thống pít tông điều chỉnh phanh
+ Ống dầu và khay chứa dầu phanh
Đĩa phanh được gắn trực tiếp lên trục của bánh xe. Đĩa phanh được đục thêm lỗ, hay xẻ rãnh để gia tăng khả năng tản nhiệt (điều này làm giảm thiểu tối đa khả năng mài mòn của đĩa phanh, giúp cho đĩa phanh được bền lâu hơn)
Đĩa phanh thường được làm bằng vật liệu chịu lực rất tốt, bền bỉ, thường ít bị hư hỏng. Đĩa phanh sẽ bị cào xước bởi hệ thống kẹp phanh, nếu như má phanh đã mòn hết. Đĩa phanh cũng có thể bị cong vênh, nứt vỡ nếu chịu tác động của một lực lớn, như tai nạn xe cộ..
Hệ thống má phanh là một khối thống nhất, gồm 2 má phanh sẽ kẹp 2 bên mặt của đĩa phanh, và kẹp chặt lấy đĩa phanh khi sử dụng. Má phanh có thể chế tạo được từ gốm, hợp kim, hoặc kevlar,…
Phanh đĩa sử dụng pít tông (dầu) để truyền lực lên má phanh. Dầu phanh đĩa thường là loại chuyên dụng, có ghi tên trên nắp cốc dầu phanh. Khi pít tông hoạt động, sẽ ép má phanh vào đĩa phanh, và do đó, tác động trực tiếp giúp xe dừng lại.
Phanh đĩa có thực sự tốt hơn các loại phanh khác?
Phanh đĩa có tiến trình phanh ngắn và chính xác hơn các loại phanh khác
Được chế tạo một cách phức tạp so với các hệ thống phanh cơ hoặc phanh tang trống, chính vì thế, so với các loại phanh này thì hệ thống phanh đĩa có lợi thế như sau:
+ Độ chính xác cao (do 2 má phanh trực tiếp kẹp vào bề mặt phẳng của đĩa phanh, do đó, sự chính xác cao hơn rất nhiều)
+ Tiến trình phanh ngắn (khi lực bóp tay truyền đến khay dầu, ép dầu vào pít tông và pít tông trực tiếp ép 2 má phanh vào đĩa phanh) tiếng trình này rất ngắn, chưa đến 0,5 giây, do đó, khả năng dừng là nhanh chóng, và gần như không có khoảng trượt như nhiều dòng phanh khác
+ Bền lâu hơn: Do đĩa phanh được cấu tạo với các lỗ nhỏ, giúp việc tản nhiệt tốt hơn, không như tang trống nằm trong cả một hộp, vừa nóng, khó tản nhiệt dẫn đến nhanh hỏng hơn
Nhược điểm của phanh đĩa
Má phanh rất nhanh bị mòn
Đương nhiên, không có gì là hoàn hảo, chính vì thế, cũng có nhiều nhược điểm, cụ thể:
+ Do nằm bên ngoài, không được che chắn nên dễ bị dính bụi bẩn, nước…nhanh bị ăn mòn, chính vì thế cần thường xuyên rửa xe, làm sạch hệ thống phanh đĩa
+ Hoạt động phụ thuộc nhiều vào dầu phanh, nên cần thường xuyên thay dầu phanh định kì,, nếu không phanh sẽ không hoạt động chính xác
+ Má phanh cũng nhanh bị mòn do tiến trình phanh nhanh và mạnh
+ Nếu không biết cách phanh an toàn sẽ rất nguy hiểm, dẫn đến bị ngã, lật xe khi phanh gấp
Cách phanh phanh đĩa an toàn
Khi phanh phanh đĩa cần đồng thời bóp cả phanh trước và dẫm phanh sau
Để phanh được an toàn với hệ thống phanh đĩa, khi phanh, người dùng không được phanh theo cảm tính cứ bóp phanh mạnh là được, bởi lẽ như thế nguy hiểm, và có thể còn nguy hiểm hơn khi không phanh, do đó để an toàn bạn cần chú ý:
+ Tư thế phanh thăng bằng, không lật người hoặc nghiêng ngả, tạo sự cân bằng khi phanh
+ Không nên chỉ bóp phanh đĩa (thường được lắp ở bánh trước), mà cần phải bóp cả phanh sau (thường là phanh tang trống)
+ Lực bóp phanh đều, và phanh trước phải nhẹ hơn phanh trước
+ Nên bóp phanh trước theo kiểu nhấp phanh nhiều lần nhưng lực nhỏ, chứ không bóp mạnh phanh, sẽ khiến xe bị lật hoặc đổ
+ Khi cua ở tốc độ từ trung bình hoặc cao trở lên, tuyệt đối không bóp phanh trước để giảm tốc, vì như thế rất dễ bị ngã, sẽ rất nguy hiểm cho người ngồi trên xe, đặc biệt là khi có người ngồi phía sau
Trên đây là những lưu ý khi sử dụng phanh đĩa, mong rằng bạn đã nắm bắt được những nguyên lý cơ bản
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
O.N