Những điều cần biết về ống kính trên máy quay

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Hãy cùng tìm hiểu về khẩu độ, zoom và vật liệu làm ống kính để có thể lựa chọn được một chiếc máy quay với ống kính phù hợp.

Hầu hết máy quay khác với máy ảnh SLR ở chỗ chúng không có ống kính hoán đổi được. Điều này có nghĩa là bạn sẽ phải gắn bó với ống kính ban đầu trong suốt “cuộc đời” của máy quay. Vì lý do này, điều quan trọng là phải biết các nhà sản xuất máy quay thể hiện khả năng của ống kính cung cấp khẩu độ và zoom khác nhau như thế nào. Cũng quan trọng để biết sự khác biệt giữa zoom quang học và kỹ thuật số. Điều này, kết hợp với sự hiểu biết về các vật liệu ống kính phổ biến, sẽ giúp bạn lựa chọn được máy quay tốt nhất cho nhu cầu của mình.

Ống kính chất lượng kém có thể gây ra các góc tối và những điều không mong muốn khác trong video

Ống kính chất lượng kém có thể gây ra các góc tối và những điều không mong muốn khác trong video

Khẩu độ

Khẩu độ là độ mở cho phép ánh sáng đi qua ống kính và chạm đến cảm biến của máy quay. Các nhà sản xuất chỉ định sử dụng cài các đặt khẩu độ f-stop. Thiết lập f-stop thấp nhất càng nhỏ thì khẩu độ tối đa của máy quay lớn hơn. Khẩu độ lớn hơn sẽ hữu ích nếu bạn có ý định quay video trong điều kiện ánh sáng yếu. Các nhà sản xuất cũng giảm độ sâu trường ảnh của ống kính. Điều này có nghĩa là họ rút ngắn phạm vi khoảng cách của ống kính. Điều này giúp bạn tập trung được vào các đối tượng chính và giảm tập trung phía sau.

Zoom

Các nhà sản xuất máy quay xác định khả năng zoom của ống kính bằng phạm vi của độ dài tiêu cự. Chiều dài tiêu cự là khoảng cách giữa ống kính và cảm biến của máy quay, thường được biểu diễn bằng mm. Việc giảm chiều dài tiêu cự sẽ mở rộng trường nhìn khi thu nhỏ lại. Việc tăng lên có tác dụng ngược lại. Các nhà sản xuất thường chỉ định phạm vi của độ dài tiêu cự cùng với phạm vi của thiết lập khẩu độ. Phạm vi này càng lớn thì càng có thêm nhiều lựa chọn mà ống kính đem lại cho bạn về trường nhìn.

Hiểu sai về zoom

Các nhà sản xuất máy quay thường đưa ra một giá trị cho zoom tối đa mà không mấy có ý nghĩa với khả năng của ống kính. Họ có thể làm điều này vì hầu hết các máy quay có một loại zoom thứ hai được gọi là zoom kỹ thuật số. Theo Digital Photography Review, loại zoom này loại bỏ các thông tin hình ảnh tạo nên các cạnh của khung. Sau đó nó phóng to khung để bắt chước zoom quang học. Điều này dẫn đến việc mất độ sắc nét bởi vì nó làm cho hình ảnh lớn hơn mà không làm tăng mật độ điểm ảnh.

Vật liệu làm ống kính

Máy quay phim có thể sử dụng một trong hai loại ống kính thủy tinh hoặc nhựa. Thủy tinh thường có độ rõ nét tốt hơn so với nhựa. Loại vật liệu này cho phép ánh sáng đi qua với mức bóp méo nhỏ, cho phép bộ cảm biến nắm bắt hình ảnh chính xác hơn. Thủy tinh cũng chống xước tốt hơn nhựa. Tất cả các máy quay, trừ loại giá rẻ nhất, đều sử dụng ống kính thủy tinh, mặc dù một số ống kính thực sự bao gồm một loạt các ống kính, một số trong đó có thể bằng nhựa. Nhưng nếu tính di động là vấn đề, bạn có thể lựa chọn ống kính nhựa vì ống kính thủy tinh có xu hướng nặng hơn.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Review máy quay Canon Legria FS21

Review máy quay Canon Legria FS21

Máy quay Canon Legria FS21 sở hữu độ phân giải lớn, dung lượng bộ nhớ cho phép thực hiện những thước phim kéo dài vài giờ và tính năng Pre-REC giúp giảm nguy cơ lỡ mất khoảnh khắc quý giá khi quay phim.

Tin tức về Máy ảnh

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Huawei P40 Pro là điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei. Xây dựng dựa trên những thành công của thế hệ P20 Pro và P30 Pro trước đó, P40 Pro được nhắm mục tiêu cụ thể đến các nhiếp ảnh gia. Cùng khám phá xem chiếc camera của Huawei P40 Pro đem đến những gì.
Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Bây giờ khi mọi người nói về máy ảnh không gương lật, nhiều người cũng nghĩ đến sự tuyệt chủng của DSLR. Nhưng Pentax không nghĩ vậy, hãng vẫn tin tưởng vào DSLR và tiếp tục công việc của mình. Pentax K3 III ra đời tiếp nối dòng Pentax quen thuộc và được xem như trụ cột của dòng cảm biến DSLR APSC.
Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!