Những thiết bị ổ cứng dành cho máy tính ngày nay đã giúp cho việc lưu trữ khối lượng thông tin và dữ liệu lớn trở nên dễ dàng và đơn giản hơn bao giờ hết. Có hai loại ổ cứng phổ biến nhất hiện nay đó là ổ cứng HDD và ổ cứng SSD. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đi sâu về loại ổ cứng HDD và cung cấp cho bạn những thông tin vô cùng thú vị về thiết bị này.
Ổ cứng HDD là gì?
HDD là từ viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh Hard Disk Drive, dùng để chỉ thiết bị ổ cứng với công dụng lưu trữ thông tin, dữ liệu. Ổ cứng HDD có cấu tạo là một tấm đĩa hình tròn, bên trên được bao phủ bởi lớp vật liệu từ tính. Ổ cứng có đặc tính lưu trữ vĩnh viễn, chúng có khả năng chứa dữ liệu và các thông tin trong đó kể cả khi không được cung cấp nguồn điện.
Hiện nay đối với những dòng ổ cứng HDD dành cho laptop thì tốc độ phổ biến của chúng là 5400 vòng/phút và 7200 vòng/phút. Thậm chí một vài ổ đĩa cứng có tốc độ vòng quay lên tới 15.000 vòng/phút.
Cấu tạo của ổ cứng HDD
Các dòng ổ cứng HDD hiện nay đều có cấu tạo bao gồm cụm đĩa có trục quay giúp cho đĩa từ hoạt động quay đều. Tiếp theo là cụm đầu đọc với đầu đọc và ghi dữ liệu kèm theo cần di chuyển đầu đọc. Tiếp đến, ổ cứng còn được trang bị cụm mạch điện. Gồm có mạch điều khiển giúp điều khiển hoạt động của động cơ đồng trục, mạch xử lý dữ liệu, bộ nhớ đệm có chức năng lưu giữ tạm thời dữ liệu, đầu cắm nguồn để ổ cứng có thể tiếp nhận nguồn điện, đầu kết nối với máy tính, cầu đấu thiết bị.
Hai bộ phận cấu thành nữa của ổ cứng đó chính là vỏ đĩa cứng với đế dùng để chứa linh kiện và nắp đậy. Vỏ đĩa giúp ổ cứng có độ kín khít tuyệt đối để các tác nhân bên ngoài không thể xâm nhập vào đồng thời giúp cố định và bảo vệ linh kiện. Một bộ phận vô cùng quan trọng khác của ổ cứng HDD chính là đĩa từ. Đĩa từ có hình dáng tròn và được đặt nằm bên trong ổ cứng, có tác dụng lưu trữ và truy xuất dữ liệu.
Ổ cứng HDD hoạt động như thế nào?
Nguyên lý hoạt động của ổ cứng HDD khá đơn giản. Dữ liệu khi được đưa vào ổ cứng sẽ được đọc và ghi lại nhờ vào động cơ quay của ổ đĩa và những bo mạch điện tử. Những bo mạch điện tử có tác dụng điều khiển đầu đọc và ghi dữ liệu đến đúng vị trí quay cần thiết của đĩa để giải mã các thông tin và dữ liệu được lưu trữ.
Ổ cứng HDD thường có dung lượng lưu trữ tối thiểu là 1TB, tốc độ xử lý và truy xuất dữ liệu kém hơn so với ổ cứng SSD cũng như tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Ổ cứng có thể gặp sự cố hoặc hỏng hóc do các tác nhân vật lý từ bên ngoài hoặc do bộ chuyển động của ổ cứng gặp trục trặc.
Phân loại ổ cứng HDD
Hai loại ổ cứng HDD phổ biến nhất hiện nay đó là Internal và External. Trong đó ổ cứng HDD Internal sở hữu dung lượng lưu trữ thường là 4 TB và kích thước 3.5 Inch với tốc độ đọc và xử lý dữ liệu khoảng 530 MB/s. Còn loại ổ cứng HDD External thì dung lượng lưu trữ của ổ rơi vào khoảng 2TB, kích thước 2.5 Inch. Chính vì có cách thức kết nối với máy tính thông qua Thunderbolt hoặc cáp USB nên người ta còn gọi chúng là ổ cứng HDD di động.
Những chiếc ổ cứng HDD truyền thống với giá thành hợp túi tiền và dung lượng lưu trữ lớn vẫn là lựa chọn hàng đầu của nhiều người tiêu dùng hiện nay. Trên thị trường có đa dạng các dòng sản phẩm ổ cứng HDD, vì vậy mong rằng những thông tin trên đây có thể giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất cho bản thân!