Có nhiều nguyên nhân khiến cho một chiếc laptop có dấu hiệu hoạt động chậm chạp và tốc độ xử lý dữ liệu kém đi, một trong số đó chính là ổ cứng SSD của laptop đó gặp trục trặc hoặc đã lỗi thời. Ổ cứng SSD laptop là một thuật ngữ được sử dụng vô cùng phổ biến hiện nay để chỉ bộ phận có chức năng lưu trữ dữ liệu của laptop. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về thiết bị này trong bài viết sau nhé.
Ổ cứng SSD laptop là gì?
SSD là viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh Solid State Drive, được dịch ra là phương tiện lưu trữ dữ liệu một cách liên tục ở thể rắn nhờ vào bộ nhớ flash. Ổ cứng SSD laptop được được cấu thành bởi hai bộ phận chính đó là chip nhớ flash NAND và bộ điều khiển flash. So với những thiết bị ổ cứng HDD thông thường thì dòng ổ cứng SSD là cả một sự nâng cấp đáng kể về tốc độ đọc/ghi và xử lý dữ liệu.
Ổ cứng SSD laptop hoạt động ra sao?
Ổ cứng SSD laptop có nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu trong thời gian dài. Bởi được trang bị bộ nhớ flash nên kể cả khi máy tính không được cấp nguồn điện một cách đột ngột thì dữ liệu được lưu trữ trên ổ cứng vẫn không bị mất đi. Bí quyết làm nên khả năng truyền và nhận dữ liệu “thần tốc” của ổ cứng SSD nằm ở tấm các ô điện.
Những tấm các ô điện của ổ cứng SSD được chia thành nhiều phần khác nhau, mỗi phần gọi là “trang”, có chức năng lưu trữ dữ liệu cho thiết bị laptop của bạn. Nhiều trang gộp lại được gọi là “khối”. Ổ cứng SSD laptop không được trang bị bộ phận chuyển động như cần tay hay đĩa, trục quay, điều này lý giải vì sao nó được gọi là ổ cứng ở trạng thái rắn. Trong một khối, ổ cứng SSD laptop chỉ ghi dữ liệu vào một trang trống. Vì vậy người dùng không thể sử dụng từng trang riêng lẻ để ghi đè dữ liệu một cách trực tiếp.
Cách kiểm tra ổ cứng của laptop
Để biết được bạn đang sử dụng loại ổ cứng HDD thông thường hay ổ cứng SSD laptop thì việc kiểm tra hết sức đơn giản, chỉ bao gồm hai bước đó là:
Bước 1: Mở công cụ tìm kiếm của máy lên và copy paste cụm từ Defragment and Optimize Drive vào sau đó nhấn Enter để mở.
Bước 2: Khi cửa sổ Defragment sẽ xuất hiện, bạn nhìn vào mục Media Type. Nếu có hiển thị dòng chữ Hard Disk Drive thì tức là laptop đang sử dụng ổ cứng HDD, còn nếu hiển thị dòng chữ Solid State Drive thì laptop đang sử dụng ổ cứng SSD.
Một số những ưu nhược điểm của ổ cứng SSD laptop
Ổ cứng SSD laptop so với ổ cứng cơ học HDD truyền thống là cả một sự nâng cấp đáng kinh ngạc về thời gian khởi động hệ thống, chạy ứng dụng, xử lý dữ liệu… Điện năng tiêu thụ được hạn chế đáng kể và nhiệt độ hoạt động thấp nên (do ở thể rắn) hiệu suất hoạt động của máy tính được tối đa hóa.
Về tốc độ đọc ghi, ổ cứng SSD có tốc độ nhanh gấp từ 2 tới 10 lần so với các dòng ổ cứng HDD, đạt từ 550MB/s đến hàng ngàn MB/s. Không những vậy, các thiết bị ổ cứng SSD laptop còn có độ bảo mật dữ liệu cao, truyền nhận dữ liệu ổn định, được trang bị tính năng chống sốc nên giảm thiểu tối đa rủi ro hư hỏng thiết bị.
Tuy nhiên nhược điểm của các dòng ổ cứng SSD laptop đó là giá thành sản phẩm chênh lệch khá nhiều so với một thiết bị ổ cứng truyền thống HDD có cùng dung lượng lưu trữ. Giải pháp cho vấn đề này là bạn có thể cân nhắc sử dụng các loại ổ lưu trữ kép hoặc sử dụng cùng lúc cả hai ổ cứng HDD và SSD.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về khái niệm, nguyên lý hoạt động và những ưu nhược điểm của ổ cứng SSD laptop mà bạn cần biết. Chắc chắn những thông tin trên sẽ vô cùng hữu ích khi bạn tìm mua các sản phẩm ổ cứng SSD đấy.