Phân biệt loa siêu trầm chủ động và thụ động

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Loa siêu trầm thụ động cần nguồn nuôi từ một ampli rời, còn loại chủ động có sẵn ampli trong một thùng loa.

Các loa sieu tram bị coi là “thụ động” bởi nó cần nguồn nuôi từ một ampli rời, tương tự như các loa truyền thống khác. Khi loa siêu trầm dạng này cần thêm công suất để tái tạo âm thanh tần số thấp thì ampli hay receiver phải đủ sức đáp ứng được nhu cầu của loa siêu trầm mà không làm ảnh hưởng tới công suất chung của ampli hay receiver.

Đối với những trường hợp mà ampli hay receiver không đủ để đáp ứng, người ta sẽ dùng loa siêu trầm chủ động (thường gọi là Powered subwoofer hay Active Subwoofer). Các loa siêu trầm này thường có sẵn ampli được thiết kế riêng cho mình và được tích hợp chung trong cùng một thùng loa.

Một lợi thế khác của loa siêu trầm chủ động là loa này chỉ cần nối một đường cáp tín hiệu duy nhất tới đường xuất pre-amp lấy tín hiệu, giải phóng cho ampli hay receiver khỏi phải kéo thêm dải siêu trầm, chỉ tập trung cho các loa trung và loa cao để hiệu quả hơn.

Công bằng mà nói, khó có thể đánh giá loa siêu trầm loại nào tốt hơn nếu chỉ dựa vào việc loa đó là công nghệ thụ động hay chủ động. Tuy nhiên, cho đến nay các loa siêu trầm chủ động vẫn là công nghệ thông dụng nhất bởi chúng có sẵn các mạch khuếch đại riêng, không bị hạn chế bởi năng lực của ampli hoặc receiver, hay phải cần thêm một ampli rời chuyên dụng. Đặc điểm này giúp loa siêu trầm chủ động dễ dàng phối ghép với các hệ thống âm thanh rạp tại gia hiện nay, bởi lẽ hầu hết các bộ dàn này thường luôn có sẵn một hoặc 2 đường xuất pre-amp chuyên để nối với các loa siêu trầm chủ động.

Đối với loa siêu trầm thụ động lại khác. Để phát huy tối đa năng lực của loa siêu trầm, bạn cần phải mua thêm một ampli chuyên cho loa siêu trầm để kéo mà đôi khi các ampli mua thêm này còn đắt hơn cả loa siêu trầm mà đang có. Công việc thiết lập giờ chỉ còn là việc nối đường xuất pre-amp trên bộ dàn tới đường nhập (Line-IN) của ampli rời này và nối các giắc loa cổng ra (OUT) từ ampli rời tới giắc loa cổng vào (IN) trên loa siêu trầm thụ động.

Nếu loa siêu trầm thụ động có kết nối cổng vào ra speaker tiêu chuẩn, bạn có thể không cần dùng ampli rời chuyên dụng. Lúc này, bạn nối giắc loa cổng ra trái và phải trên receiver/ampli tới cổng vào trên loa siêu trầm rồi nối giắc loa cổng ra trái phải trên loa siêu trầm tới các loa trái phải chính (xem hình dưới).

Ở kiểu kết nối này, loa sub sẽ tự lấy dải tần số thấp nhờ bộ phân tần tích hợp, còn các tần số trung và cao được giữ nguyên và chuyển tới các loa phụ trách các dải này. Mặc dù không cần dùng tới ampli chuyên dụng rời, nhưng kiểu kết nối này cũng đòi hỏi receiver/ampli phải đủ khỏe để kéo được loa trầm.

Tuy nhiên, cũng có một số kiểu kết nối ngoại lệ. Chẳng hạn, nhiều loa siêu trầm chủ động có thể có cả đường Line-IN và giắc nối loa. Trong trường hợp này, loa siêu trầm có thể nhận tín hiệu hoặc từ giắc nối loa của receiver/ampli, hoặc từ cổng ra pre-amp của dàn rạp tại gia. Điều này có nghĩa là, kể cả bạn có bộ receiver đời trước mà không có cổng ra pre-amp ra, bạn vẫn có thể dùng loa trầm chủ động này thông qua cách kết nối giắc nối loa thông thường.

Khi định mua thêm loa siêu trầm để dùng với dàn rạp tại gia của mình, hãy kiểm tra xem bộ dàn của mình có đường ra pre-amp hay không (thường được ký hiệu là Sub Pre-Out hoặc Sub Out). Nếu có, tốt nhất bạn nên mua loa siêu trầm chủ động.

Nếu bạn mua một bộ dàn dạng tất cả trong hộp (HTIB) đã có sẵn loa siêu trầm đi kèm, kiểm tra xem loa siêu trầm này là loại gì. Nếu loa siêu trầm này không có Line-IN chuyên dụng mà chỉ có các giắc nối loa thông thường, bạn nên đầu tư mua thêm một ampli rời cho loa siêu trầm này. Nếu loa siêu trầm có cả giắc nối loa vào/ra, bạn có thể kết nối theo cách đề cập ở trên, theo đó cổng ra loa trái/phải trên receiver/ampli nối với cổng vào loa trái/phải trên loa siêu trầm, và cổng ra loa trái/phải loa siêu trầm nối với loa trái/phải chính.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Âm thanh - Dàn karaoke - Amply

Đánh giá loa karaoke JBL Ki512: Nghe nhạc bao phê, chơi Tết cực mê!

Đánh giá loa karaoke JBL Ki512: Nghe nhạc bao phê, chơi Tết cực mê!

Với thiết kế đẹp mắt, chất âm mạnh mẽ, chi tiết và khả năng đáp ứng đa dạng nhu cầu sử dụng, loa karaoke JBL Ki512 thực sự là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai đang tìm kiếm một hệ thống âm thanh chất lượng cao cho gia đình, phòng hát hay những sự kiện giải trí.
5 mẫu loa soundbar dưới 5 triệu đồng có công suất lớn, đáng trải nghiệm

5 mẫu loa soundbar dưới 5 triệu đồng có công suất lớn, đáng trải nghiệm

Các mẫu loa Soundbar (loa thanh) từ các thương hiệu nổi tiếng như Samsung, Sony hay LG đều được trang bị thêm các tính năng mới hiện đại để tối ưu âm thanh. Các mẫu loa thanh này thường có công suất khá lớn từ 300W và tầm giá khoảng 5 triệu đồng trở xuống, không khó để sở hữu và trải nghiệm.
Loa soundbar bình dân của hãng nào tốt nhất hiện nay?

Loa soundbar bình dân của hãng nào tốt nhất hiện nay?

Hiện nay, thị trường loa thanh ngày càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Có thể nói rằng, loa thanh là một trong những mẫu loa mang đến cho người sử dụng những trải nghiệm âm thanh vô cùng tuyệt vời khi xem phim, nghe nhạc, xem bóng đá… Vậy mẫu loa soundbar bình dân của hãng nào tốt nhất hiện nay?
Top 9 thương hiệu loa nổi tiếng, tốt nhất 2023

Top 9 thương hiệu loa nổi tiếng, tốt nhất 2023

Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc loa mới để thêm vào bộ sưu tập của mình, hay chuẩn bị để mua sắm mẫu loa đầu tiên, thì không cần tìm đâu xa. Websosanh đã tổng hợp lại top 9 thương hiệu loa nổi tiếng, tốt nhất 2023, bạn chỉ cần ‘chọn mặt gửi vàng’ là được.