Razer HammerHead True Wireless: Lựa chọn thay thế tai nghe Airpods cho các game thủ

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Razer HammerHead True Wireless được quảng cáo với độ trễ cực thấp để chơi game cùng nhiều tính năng thú vị. Nhưng sự thật có đúng vậy không? Cùng Websosanh đào sâu tìm hiểu về cặp tai nghe true wireless này nhé!

Đôi nét về tai nghe Razer HammerHead True Wireless

Cách đây không lâu Razer mới cho ra mắt model tai nghe true wireless mới của mình có tên là Razer HammerHead True Wireless (trong bài viết mình sẽ gọi nó là Razer HammerHead TWS). Theo lời của hãng thì model này sẽ thay thế Airpods của Apple, Echo Buds của Amazon hay Pixel Buds của Google và quan trọng nhất, nó sẽ khắc phục được vấn đề mà các cặp tai nghe thường gặp phải khi chơi game, độ trễ. Nhưng liệu Razer HammerHead True Wireless có thực sự làm được điều đó? Hay đó chỉ là mánh lới quảng cáo của ‘rắn xanh’?

Đánh giá chi tiết tai nghe Razer HammerHead True Wireless

Thiết kế

Bàn về hình thức thì Razer HammerHead TWS trông khá giống Airpods nhưng màu sắc sành điệu hơn với nền đen và logo rắn 3 đầu xanh lá nổi bật. Hộp sạc của nó cũng có màu đen tạo sự đồng bộ với tai nghe. Độ hoàn thiện của tai nghe nhìn chung là tốt, nhưng chưa đạt được mức cao cấp như Airpods Pro hay Huawei FreeBuds 3.

Xem thêm: Đánh giá Huawei FreeBuds 3

Khi mở hộp sạc, tai nghe sẽ ở dạng nằm ngang thay vì đặt dọc. Và một điều khó hiểu là vị trí đặt của nó rất trái khoáy, housing bên phải thì đặt bên trái và ngược lại, dù đã sử dụng một vài ngày nhưng mình vẫn thường xuyên nhầm lẫn.

tai nghe razer hammerhead true wireless

Hộp sạc được trang bị cổng USB-C, phụ kiện đi kèm bao gồm dây sạc, một đoạn dây móc và đầu cao su trong trường hợp bạn cần độ fit tốt hơn.

Để sử dụng Razer HammerHead TWS hiệu quả hơn, Razer cũng cung cấp một phần mềm ứng dụng cùng tên gọi, nó hoạt động trên cả iOS và Android. Bằng phần mềm này, ta có thể điều chỉnh EQ của Razer HammerHead TWS hoặc lựa chọn luôn 3 profile có sẵn là Standard, Bass Boost và Treble. Ứng dụng này cũng cho phép bạn thay đổi thao tác lệnh và quan trọng nhất, có thể cập nhật firmware cho tai nghe.

Chất âm

Một ưu thế của Razer HammerHead TWS mà hẳn game thủ nào cũng sẽ ưa thích đó là nó có âm lượng cực kỳ lớn, giúp việc tái hiện âm thanh game sống động hơn hẳn. Đây cũng là lý do vì sao hãng không trang bị chống ồn chủ động cho tai nghe, vì âm lượng to cũng át đi khá lớn tiếng ồn ngoài rồi.

Mặt khác, âm lượng to nhưng chất lượng âm thanh của Razer HammerHead TWS không bị ảnh hưởng quá nhiều. Mình đánh giá chất âm của nó rất trung tính, vừa phải, hợp với những người thích có âm trầm khỏe, mạnh. Nếu bạn muốn có thêm nhiều trầm thì có thể kích hoạt Bass Boost nhưng mình thấy cài đặt mặc định của nó vẫn hay nhất, các tùy chọn EQ không đem lại khác biệt rõ ràng cho lắm.

tai nghe razer hammerhead true wireless

Gaming mode

Độ trễ là rào cản khá lớn mà tai nghe không dây cần vượt qua được nếu muốn đem đến trải nghiệm chơi game và xem video tốt hơn. Ở trường hợp của Razer HammerHead TWS, nhà sản xuất đã quảng cáo rằng độ trễ của nó chỉ có 60ms mà thôi. Nếu chỉ nhìn vào mặt số thì điều này vô cùng ấn tượng, bởi lẽ cặp Huawei FreeBuds 3 cao cấp hơn cũng chỉ có độ trễ 180ms. Thế nhưng sự thực thì có vẻ như đó chỉ là mánh lới quảng cáo của Razer mà thôi. Mình đã test cặp tai nghe này với Airpods Pro và một số tai nghe không dây khác và kết quả, chúng không khác biệt nhiều, hoặc nói, có khác biệt nhưng quá nhỏ để nhận ra.

Xem thêm: Đánh giá Airpods Pro

Pin

Đối với một cặp tai nghe không dây, bên cạnh chất âm thì thời lượng pin cũng rất quan trọng và đáng tiếc, Razer HammerHead TWS không được chấm điểm cao ở mặt này. Mình đã test cặp tai nghe này một vài ngày và nhận thấy mức pin nó cung cấp chỉ được 3 giờ 20 phút cho một lần sạc, dù là kết hợp với vỏ sạc thì nó cũng chỉ được 12 giờ, khá là ít so với tầm tiền.

tai nghe razer hammerhead true wireless

Có nên mua tai nghe Razer HammerHead True Wireless không?

Sau khi xem xét hết phần đánh giá trên đây, câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có nên mua Razer Hammer TWS không? Theo ý kiến của mình, nếu bạn đang tìm một cặp tai nghe chơi game vừa nghe được nhạc, vừa chơi game ổn và giá rẻ hơn Airpods thì nên mua em này. Còn nếu bạn yêu cầu nhiều hơn về tính năng thì nên cân nhắc các model khác, có thể thêm tiền đầu tư Airpods Pro hoặc Huawei FreeBuds 3 cũng được,vì thực chất Razer HammerHead TWS không có gì nổi bật trong tầm tiền cả. Nó không có sạc không dây, pin không nhiều, không có chống ồn chủ động, thậm chí độ trễ cũng không ‘vượt trội’ như quảng cáo nhưng vẫn là một lựa chọn khá thỏa đáng với game thủ.

Giá bán Razer HammerHead True Wireless

Razer HammerHead TWS có giá bán 100 USD (tương đương 2,3 triệu VND), chắc chắn sẽ là một lựa chọn thay thế hợp ngân sách hơn Airpods hay Huawei Buds. Tuy nhiên do nó chưa được phân phối chính thức tại Việt Nam nên nếu muốn sở hữu bạn phải đặt mua qua Amazon.

Tin tức về Loa - Micro - Tai nghe

So sánh loa JBL Charge 6 và JBL Charge 5 – 8 lý do bạn nên nâng cấp

So sánh loa JBL Charge 6 và JBL Charge 5 – 8 lý do bạn nên nâng cấp

JBL Charge series từ lâu đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu trong phân khúc loa Bluetooth di động, và JBL Charge 5 cũng không phải là ngoại lệ với âm thanh đặc trưng, thiết kế chắc chắn cùng thời lượng pin ấn tượng. Nhưng Charge 6 với hàng loạt nâng cấp mới sẽ còn giá trị hơn.
So sánh JBL Flip 7 và JBL Charge 6 – Loa bluetooth nào đáng mua hơn?

So sánh JBL Flip 7 và JBL Charge 6 – Loa bluetooth nào đáng mua hơn?

Hai mẫu loa Bluetooth mới nhất từ JBL, Flip 7 và Charge 6 đã chính thức ra mắt vào tháng 4 năm 2025 và ngay lập tức thu hút sự quan tâm từ giới yêu công nghệ. Cả hai đều có đặc điểm nổi bật, song cũng tồn tại những điểm khác biệt chính nhằm đáp ứng đối tượng người tiêu dùng khác nhau.
Tai nghe Bowers & Wilkins Px7 S3 có xứng đáng với giá tiền hay không?

Tai nghe Bowers & Wilkins Px7 S3 có xứng đáng với giá tiền hay không?

Tai nghe Bowers & Wilkins Px7 S3 mang đến những cải tiến vượt trội so với người tiền nhiệm Px7 S2e: thiết kế tinh tế hơn, chất lượng âm thanh được nâng cấp đáng kể và khả năng khử tiếng ồn chủ động (ANC) vượt trội. Nhưng, câu hỏi đặt ra là liệu những nâng cấp này có đáng với mức giá cao?
JBL Tour One M3 – Chống ồn tiên tiến với công nghệ thông minh

JBL Tour One M3 – Chống ồn tiên tiến với công nghệ thông minh

Tai nghe chống ồn cao cấp JBL Tour One M3 mang đến trải nghiệm nghe nhạc liền mạch và chất lượng vượt trội nhờ sự kết hợp của công nghệ Smart Tx và codec LC3, không chỉ kéo dài pin lên đến một tuần mà còn nâng tầm cách kết nối, thưởng thức âm nhạc của người dùng.
Sony WH-1000XM4 – "Cựu vương" có còn đáng mua khi đã có WH-1000XM6?

Sony WH-1000XM4 – "Cựu vương" có còn đáng mua khi đã có WH-1000XM6?

Dù ra mắt từ năm 2020, tai nghe Sony WH-1000XM4 vẫn là một đối thủ đáng gờm trên thị trường tai nghe không dây cao cấp. Với thiết kế thoải mái tuyệt vời, hiệu năng ổn định và mức giá hấp dẫn, liệu chiếc tai nghe này có còn là lựa chọn tốt khi mà WH-1000XM6 đã ra mắt hay không?