So sánh 6 máy ảnh cao cấp không gương lật đáng chú ý nhất năm (Phần 1)

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Websosanh - Trong phần 1 của bài viết này chúng tôi sẽ so sánh một số các thông số kỹ thuật và đặc điểm đặc trưng của 6 chiếc máy ảnh không gương lật cao cấp đáng chú ý nhất trong năm vừa qua.

Các dòng máy ảnh không gương lật tầm trung đã được nhiều người dùng ưu thích. Dù vậy, khi nhu cầu chụp hình của họ tăng lên cùng với các yêu cầu cao về chất lượng hình ảnh, hiệu suất chụp và thiết bị với cấu hình mạnh mẽ hơn thì máy mirrorless tầm trung không còn đáp ứng được. Lúc này, những chiếc máy ảnh không gương lật thuộc dòng cao cấp sẽ trở thành sự lựa chọn hoàn hảo cho họ.

Trong phần 1 của bài viết này chúng tôi sẽ so sánh một số các thông số kỹ thuật và đặc điểm đặc trưng của 6 chiếc máy ảnh không gương lật cao cấp đáng chú ý nhất trong năm vừa qua trong thời điểm các sản phẩm mới của năm 2015 vẫn chưa ra mắt. Từ những thông tin này bạn có thể xác định được những tính năng nào quan trọng với bạn và đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

– Fujifilm X-T1– Olympus OM-D E-M1– Leica T– Panasonic GH4– Samsung NX1– Sony A7 II

6 chiếc máy ảnh cao cấp không gương lật này đã tạo ấn tượng tuyệt vời và được những người đam mê nhiếp ảnh cũng như các chuyên gia sử dụng đánh giá cao.

1. So sánh kích thước của máy ảnh

High-end mirrorless camera dimensions comparison (row 1)High-end mirrorless camera dimensions comparison (row 2)

So với hầu hết các loại máy ảnh không gương lật khác, thì 6 chiếc máy này đều sở hữu một ngoài hình “to lớn” hơn hẳn. Bởi vì, nhiều máy trong số này được tích hợp các tính năng dành cho giới chuyên nghiệp như kính ngắm chuyên dụng và grip khiến kích thước của chúng tăng lên. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc người chụp sẽ cảm thấy dễ dàng sử dụng chúng trong nhiều tình huống. Và những chiếc máy này cũng không gây mệt mỏi khi phải chụp hình cả ngày nhờ sự nhỏ gọn của nó so với máy ảnh DSLR.

Nếu bạn đang sử dụng một chiếc máy ảnh loại DLSR và chuyển sang dùng máy ảnh mirrorless cao cấp thì chắc chắn bạn sẽ cảm thấy vô cùng ngạc nhiên về kích thước của nó. Muốn thấy rõ sự chênh lệch về kích thước những chiếc máy ảnh cùng đẳng cấp thì chỉ cần đặt Fujifilm X-T1 với Canon 7D II, và Sony A7 II với Nikon D750. 2. So sánh về trọng lượng

Tất cả những nhiếp ảnh gia đã từng lang thang cả ngày cùng với chiếc DSLR nặng trịch đeo quanh cổ sẽ hiểu rõ nỗi khổ của trọng lượng máy lớn là như thế nào. Ưu điểm tuyệt vời nhất của dòng máy ảnh không gương lật chính là ở trọng lượng nhẹ và kích thước nhỏ.

High-end mirrorless camera weight comparison (row 1)High-end mirrorless camera weight comparison (row 2)

Leica T nhỏ nhất với trọng lượng chỉ có 384gr y như một chiếc máy ảnh compact, tiếp sau là máy ảnh Fujifilm X-T1 và Olympus OM-D EM1. Trong khi so sánh 6 chiếc máy các thông số về trọng lượng đưa ra đã bao gồm cả pin lẫn thẻ nhớ nhưng riêng với Samsung NX1 thì trọng lượng của nó chỉ duy nhất tính trên body.

Trọng lượng nhẹ của các máy ảnh không gương lật đều khiến người dùng ấn tượng khi xem xét kỹ về chất lượng cũng như thiết kế của chúng khi chúng hoàn toàn có khả năng đối đầu với đủ các loại thời tiết và chống bụi hoàn hảo. Hầu hết các máy đều được sản xuất từ chất liệu hợp kim magie, chỉ có Leica là được đúc nguyên khối từ chất liệu nhôm.

3. So sánh về kích thước cảm biến

High-end mirrorless camera sensor size comparison (row 1)High-end mirrorless camera sensor size comparison (row 2)

Kích thước của các bộ cảm biến được tích hợp trên máy Olympus và Panasonic EM1 GH4 là Micro Four Thirds trong khi Sony A7 II lại sở hữu bộ cảm biến full-frame còn 3 chiếc máy ảnh còn lại sử dụng cảm biến APS –C.

Cảm biến với kích thước lớn thường đi kèm với chất lượng hình ảnh cao, chụp ảnh tốt trong điều kiện ánh sáng thấp và người chụp có thể chụp với trường ảnh sâu hơn. Tuy nhiên, với máy ảnh có cảm biến lớn cũng sẽ đòi hỏi ống kính đi kèm chuyên dụng lớn và nặng hơn.4. So sánh về độ phân giải

High-end mirrorless camera megapixel comparison (row 1)High-end mirrorless camera megapixel comparison (row 2)

Với độ phân giải từ 16 megapixel bất kỳ chiếc máy ảnh nào cũng có thể tạo ra hình ảnh có chất lượng đạt được sự hài lòng của đa số người dùng. Nhưng cũng cần lưu ý tới Sony A7 II sở hữu độ phân giải 24,3 megapixel và Samsung NX1 với 28,2 megapixel sẽ cung cấp được hình ảnh có nhiều chi tiết hơn.

5. So sánh về bộ vi xử lý

High-end mirrorless camera processor comparison (row 2)High-end mirrorless camera processor comparison (row 1)

6 chiếc máy ảnh trên đều thuộc dòng cao cấp nên không có gì ngạc nhiên nhiên khi chúng sở hữu bộ vi xử lý hình ảnh cao. Chỉ có Leica không được nhà sản xuất công bố thông số của bộ vi xử lý.6. So sánh về ngàm của ống kính

High-end mirrorless camera lens mount comparison (row 1)High-end mirrorless camera lens mount comparison (row 2)

Olympus và Panasonic EM1 GH4 đều sử dụng ống kính Micro Four Thirds mount, trong khi các máy ảnh khác mang đặc điểm ống kính của riêng nhà sản xuất.

Khác với hệ thống ống kính đa dạng của các máy ảnh DSLR, nhiều ống kính dành cho máy mirrorless vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Nhưng điều đó đang dần thay đổi và vì số lượng các ống kính không gương lật chất lượng cao được phát hành mỗi năm đang ngày càng gia tăng.

7. So sánh chế độ lấy nét tự động

High-end mirrorless camera autofocus comparison (row 1)High-end mirrorless camera autofocus comparison (row 2)

Chế độ lấy nét tự động đã trở thành lĩnh vực mà dòng máy ảnh không gương lật từ lâu vẫn đấu tranh để giành lại thế cân bằng với máy ảnh DSLR. Trong một số trường hợp và tính trên một số mức độ nhất định thì tình hình đang được cải thiện nhờ những máy ảnh mirrorless thế hệ mới có chế độ lấy nét tự động tốt hơn thế hệ trước.Hiện tại chỉ có Leica và Panasonic GH4 là sử dụng hệ thống tự động lấy nét tương phản, thậm chí máy ảnh GH 4 còn được tích hợp thêm công nghệ Depth From Defocus để tăng tốc độ. Tất cả các máy ảnh còn lại đều có hệ thống tự động lấy nét lai kết hợp giữa tương phản và giai đoạn phát hiện từ động nhờ đó máy lấy nét nhanh và chuẩn hơn.

8. So sánh tỷ lệ Burst

High-end mirrorless camera burst rate comparison (row 1)High-end mirrorless camera burst rate comparison (row 2)

Tỉ lệ Burst trong khoảng 5fps đến 15 fps có nghĩa là máy ảnh hoàn toàn chụp được các hình ảnh chuyển động với tốc độ cao. Tuy nhiên, vẫn nên lưu ý con số này dựa trên thiết lập chế độ cụ thể.

Ví dụ như trên máy ảnh GH4 tốc độ chụp nhanh sẽ giảm từ 12 fps xuống còn 7,5fps khi sử dụng AP-C. Trong khi các máy khác vẫn giữ được tỷ lệ burst tối đa trong thời gian ngắn như Fujifilm X-T1 lên tới 47 khung hình.

9. So sánh dải ISO

High-end mirrorless camera ISO comparison (row 1)High-end mirrorless camera ISO comparison (row 2)

Dải ISO rộng có nghĩa là các máy ảnh có khả năng sản xuất chất lượng cao trong một loạt các điều kiện ánh sáng. Đứng đầu trong 6 chiếc máy này là Fujifilm X-T1 với khả năng thực sự có thể mở rộng đến ISO 51.200.

Trong phần 2, chúng tôi sẽ tiếp tục so sánh những yếu tố khác của 6 chiếc máy ảnh không gương lật cao cấp được đánh giá cao nhất trong năm.

T.T(Theo GizMag)

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Máy ảnh

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Huawei P40 Pro là điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei. Xây dựng dựa trên những thành công của thế hệ P20 Pro và P30 Pro trước đó, P40 Pro được nhắm mục tiêu cụ thể đến các nhiếp ảnh gia. Cùng khám phá xem chiếc camera của Huawei P40 Pro đem đến những gì.
Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Bây giờ khi mọi người nói về máy ảnh không gương lật, nhiều người cũng nghĩ đến sự tuyệt chủng của DSLR. Nhưng Pentax không nghĩ vậy, hãng vẫn tin tưởng vào DSLR và tiếp tục công việc của mình. Pentax K3 III ra đời tiếp nối dòng Pentax quen thuộc và được xem như trụ cột của dòng cảm biến DSLR APSC.