Đánh giá máy ảnh không gương lật Fujifilm X-A2

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Năm 2013, hãng Fujifilm giới thiệu mẫu máy ảnh không gương lật dòng entry-level X-A1. Và tới đầu năm 2015, phiên bản nâng cấp của chiếc X-A1 mang tên X-A2 được tung ra thị trường. Nhưng chiếc X-A2 có những điểm gì cao cấp hơn so với mẫu máy ảnh tiền nhiệm?

Thông tin cơ bản

Tên mẫu máy ảnh: Fujifilm X-A2

Độ phân giải cảm biến: 16.3MP

Kích thước cảm biến: APS-C

Ống kính: 3.13x zoom 16-50mm

Kính ngắm: không/màn hình LCD

Độ nhạy sáng cơ bản: ISO 200 – 6400

Độ nhạy sáng mở rộng: ISO 100 – 25,600

Khẩu độ tối đa: 3.5 (theo ống kính)

Thời lượng pin: 410 lần chụp (theo chuẩn CIPA)

Kích thước: 117 x 67 x 40 mm

Khối lượng: 350 gram bao gồm pin

Giá: 11.5 triệu

Thiết kế và phần cứng

Vẻ ngoài và thiết kế tổng thể của chiếc Fujifilm X-A2 không khác quá nhiều so với chiếc X-A1, tuy có vài thay đổi nhỏ. Thay đổi đầu tiên là thiết kế màn hình LCD được gắn trên bản lề có thể lật ra phía trước, giúp bạn dễ dàng chụp ảnh selfie. Cơ cấu màn hình lật này có thể làm tăng khối lượng và kích thước của chiếc máy ảnh, nhưng không thực sự đáng kể.cho lắm

Màn hình LCD của chiếc X-A2 có thể lật nghiêng 180 độ lên trên và cũng có thể lật xuống dưới.

Mặc dù chiếc X-A1 vẫn sử dụng bộ gắn ống kính Fuji X-mount, ống kính đi kèm lại hoàn toàn mới. Chiếc X-A2 sử dụng ống kính Fujinon XC16-50mm II F3.5-5.6 OIS, đây là mẫu ống kính được phát triển từ mẫu ống kính đi kèm của chiếc X-A1, với thay đổi ở tính năng chống rung hình ảnh có tầm bao phủ rộng hơn và cũng có cự ly lấy nét gần hơn là 15cm so với cự ly lấy nét của ống kính cũ ở chế độ Macro là 30cm.

Cảm biến – Bộ xử lý – Hệ thống lấy nét

Chiếc X-A2 được trang bị với cảm biến CMOS độ phân giải 16.3MP kích thước APS-C giống như chiếc X-A1. Cảm biến này không có khả năng lấy nét theo pha mà chỉ có lấy nét tương phản. Chiếc X-A2 vẫn sử dụng cảm biến lọc màu RGBG Bayer.

Độ nhạy sáng vẫn không có gì thay đổi, với độ nhạy sáng cơ bản là ISO 200 – 6400 và có thể được mở rộng lên mức ISO 100 – 25,600.

Mặc dù là một máy ảnh thuộc dòng entry-level, bộ xử lý của chiếc X-A2 lại khá tốt. Chiếc X-A2 thừa hưởng bộ xử lý hình ảnh EXR Processor II từ chiếc X-A1 với khả năng chụp ảnh burst 30 ảnh JPEG hoặc 10 ảnh RAW + JPEG hoặc 10 ảnh RAW với tốc độ 5.6 fps.

Tính năng tự động lấy nét của chiếc X-A2 cũng có vài điểm được nâng cấp. Tính năng Auto Macro AF giúp bạn không còn phải chuyển từ khoảng cách lấy nét thường sang lấy nét macro nữa – máy ảnh sẽ tự động lấy nét cho bạn tùy theo vật mà bạn đang chụp. Ngoài ra, chiếc X-A2 còn có thêm tính năng Multi-Target AF và Eye Auto Focus.

Khả năng quay phim

Giống như máy ảnh tiền nhiệm, chiếc Fuji X-A2 có thể quay video với độ phân giải Full HD (1,920 x 1,080 pixel) ở tốc độ 30 fps và độ phân giải HD (1,280 x 720 pixel) với cùng tốc độ khung hình như trên.

Khả năng kết nối

Trên thân máy có một cổng USB 2.0 High-Speed, một cổng HDMI Type-C và một khe cắm flash ngoài.

Về khả năng kết nối không dây, chiếc X-A2 có thể kết nối với Wi-Fi và có thể kết nối với các thiết bị di động chạy iOS hoặc Android qua ứng dụng miễn phí của hãng Fujifilm mang tên Fujifilm Camera Application.

Hồng Ngọc

Theo Imaging Resource

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

Đánh giá máy ảnh ILC không gương lật Fujifilm X-T1

Đánh giá máy ảnh ILC không gương lật Fujifilm X-T1

Fujifilm X-T1 là một chiếc máy ảnh không gương lật giá khá cao nhưng mức giá đó hoàn toàn xứng đáng với các tính năng cao cấp của nó. Chiếc X-T1 này có chất lượng hình ảnh vượt trội, kính ngắm điện tử hiện đại, màn hình LCD độ phân giải cao và nhiều điều tuyệt vời khác.

Tin tức về Máy ảnh

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Huawei P40 Pro là điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei. Xây dựng dựa trên những thành công của thế hệ P20 Pro và P30 Pro trước đó, P40 Pro được nhắm mục tiêu cụ thể đến các nhiếp ảnh gia. Cùng khám phá xem chiếc camera của Huawei P40 Pro đem đến những gì.
Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Bây giờ khi mọi người nói về máy ảnh không gương lật, nhiều người cũng nghĩ đến sự tuyệt chủng của DSLR. Nhưng Pentax không nghĩ vậy, hãng vẫn tin tưởng vào DSLR và tiếp tục công việc của mình. Pentax K3 III ra đời tiếp nối dòng Pentax quen thuộc và được xem như trụ cột của dòng cảm biến DSLR APSC.