Sử dụng chế độ ưu tiên khẩu độ của máy ảnh sao cho hợp lý

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Chế độ ưu tiên khẩu độ là gì? Tại sao phải sử dụng chế độ ưu tiên khẩu độ? Trong bài viết này, tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ về định nghĩa, tầm quan trọng và cách sử dụng chế độ này một cách hợp lý.

Một trong những cách dễ nhất để cải thiện kỹ năng chụp ảnh đó là bạn cần nắm rõ về độ sâu trường ảnh. Để hiểu về độ sâu trường ảnh, bạn lại cần phải nắm rõ về khẩu độ.

Cách nhanh nhất để thực hiện được điều đó là bạn phải sử dụng chế độ ưu tiên khẩu độ của máy ảnh. Với chế độ này, bạn chỉ việc chọn khẩu độ và máy sẽ tự cài đặt tốc độ màn chập thích hợp. Trên bảng điều khiển của các máy DSLR hoặc P&S cao cấp, chế độ ưu tiên khẩu độ được hiển thị bằng ký hiệu “A” hoặc “AV”.

Khi nào một nhiếp ảnh gia nên sử dụng chế độ ưu tiên khẩu độ?

Khi đã nói ở trên, lý do của việc sử dụng ưu tiên khẩu độ là để điều chỉnh độ sâu trường ảnh. Ví dụ như khi một nhiếp ảnh gia đang chụp phong cảnh, anh/cô ấy cần mở rộng trường ảnh để lấy nét mọi thứ cho chính xác. Trường hợp này nhiếp ảnh gia thường dùng khẩu độ f16/22.

Tuy nhiên, khi chụp một vật thể nhỏ như một mẫu trang sức chẳng hạn, bạn sẽ cần một trường ảnh hẹp hơn hoặc nhỏ hơn để làm mờ phông nền và loại bỏ những chi tiết không cần thiết. Trường hợp này các nhiếp ảnh gia thường sử dụng khẩu độ từ f1.2 cho đến f4/5.6 tùy thuộc vào kích thước của vật thể đó.

Hiểu rõ về độ sâu trưởng ảnh chắc chắn sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng ảnh, ví dụ như sử dụng trường ảnh hẹp sẽ giúp bạn “lọc” đối tượng cần chụp khỏi đám đông.

Và không gì tệ hại bằng việc dùng sai độ sâu trường ảnh. Hãy thử tưởn tượng sau khi bạn chụp cảnh đẹp, bạn hoảng hốt nhận ra chỉ một phần của ảnh là rõ nét, còn lại đều mờ mịt. Thật là một thảm họa!

Cần chú ý những gì khi chụp ở chế độ ưu tiên khẩu độ?

Khi bạn đang tập trung vào khẩu độ, bạn sẽ dễ dàng quên mất một yếu tố quan trọng khác, đó là tốc độ màn chập. Thông thường, máy ảnh sẽ không gặp vấn đề gì trong việc chọn một tốc độ chụp thích hợp. Tuy nhiên, vấn đề sẽ nảy sinh khi bạn sử dụng trường ảnh rộng, đó là thiếu ánh sáng. Lý do của hiện tượng này là bởi trường ảnh rộng thì sẽ sử dụng khẩu độ nhỏ (như f16/2 chẳng hạn) vậy nên sẽ có rất ít ánh sáng tới được ống kính. Để giải quyết vấn đề này, máy ảnh sẽ tự chọn tốc độ màn chập chậm hơn để có nhiều ánh sáng đi vào ống kính hơn.

Đối với chụp thiếu sáng, điều này đồng nghĩa với việc máy đã chọn một tốc độ chụp quá chậm, chậm đến nỗi các nhiếp ảnh gia không thể cầm mấy ảnh trên tay. Trong trường hợp này, họ phải dùng tới chân máy. Nếu bạn không mang theo chân máy, bạn có tăng độ nhạy sáng của máy để bù sáng, điều này sẽ đẩy nhanh tốc độ màn chập của máy. Và hãy nhớ kỹ là bạn càng tăng độ nhạy sáng thì ảnh của bạn sẽ bị nhiễu nhiều hơn.

Trên đây là những thông tin ngắn gọn tôi muốn chia sẻ với các bạn về chế độ chụp ưu tiên của máy ảnh. Hi vọng qua bài chia sẻ này, các bạn đã có một vốn hiểu biết cơ bản về ưu tiên khẩu độ và áp dụng những hiểu biết đó để nâng cao kỹ năng chụp ảnh cũng như cải thiện chất lượng ảnh chụp của mình.

Hồng Ngọc

Theo Camerasabout

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tìm hiểu về độ nhạy sáng (ISO) của máy ảnh kỹ thuật số

Tìm hiểu về độ nhạy sáng (ISO) của máy ảnh kỹ thuật số

ISO là một trong những vấn đề cơ bản mà bạn cần tìm hiểu khi bước chân vào lĩnh vực nhiếp ảnh. Nó rất quen thuộc nhưng không hề dễ hiểu chút nào. Hãy đọc kỹ bài viết này để biết được cách cài đặt ISO chuẩn nhất cho máy ảnh của bạn.

Tin tức về Máy ảnh

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Huawei P40 Pro là điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei. Xây dựng dựa trên những thành công của thế hệ P20 Pro và P30 Pro trước đó, P40 Pro được nhắm mục tiêu cụ thể đến các nhiếp ảnh gia. Cùng khám phá xem chiếc camera của Huawei P40 Pro đem đến những gì.
Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Bây giờ khi mọi người nói về máy ảnh không gương lật, nhiều người cũng nghĩ đến sự tuyệt chủng của DSLR. Nhưng Pentax không nghĩ vậy, hãng vẫn tin tưởng vào DSLR và tiếp tục công việc của mình. Pentax K3 III ra đời tiếp nối dòng Pentax quen thuộc và được xem như trụ cột của dòng cảm biến DSLR APSC.
Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!