1. Sử dụng dầu thực vật cho các món có nhiệt độ thấp
Theo nghiên cứu của chuyên gia dinh dưỡng người Ba Lan – giáo sư Grazyna Cichosz, khi dầu thực vật bị đun quá 180 độ C, các chất axit béo không no (Omega-3 và Omega-6) trong dầu sẽ bị rối loạn cấu trúc tế bào, tạo ra các amin sinh vật khiến con người bị suy giảm miễn dịch do thừa liquid và tăng nguy cơ các bệnh ung thư như trực tràng, gan, phổi… Trên thực tế, để đảm bảo chính xác khi nào nhiệt độ sôi dầu đạt 180 độ C, người tiêu dùng có thể mua thêm nhiệt kế chuyên dụng trong nấu nướng để kiểm tra, đảm bảo an toàn sức khỏe khi nấu nướng.
Tuy vậy để an toàn nhất, dầu thực vật được khuyên nên sử dụng trong các món nấu nướng với nhiệt độ thấp như salad, canh và các món trộn thay vì các món như nem rán. Với các món này, dầu thực vật vừa gia tăng hương vị cho món ăn lại phát huy hết công dụng, tốt cho sức khỏe của cả gia đình. Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa có thống nhất lượng dầu nên dùng trong một ngày, nhưng từ 2 thìa cà phê là mức lý tưởng được khuyên dùng.
2. Lựa chọn dầu ép lạnh
Dầu ép lạnh là loại dầu thu được từ các loại quả hoặc hạt thông qua việc nghiền, ép bằng cối xay đá granit hoặc máy công nghiệp bằng thép không gỉ hiện đại. Khi ép, nhiệt độ ép dầu không quá 49 độ C, đồng thời không sử dụng các dung môi hoá học bổ trợ. Vì vậy, dầu ép lạnh sẽ giữ được hương thơm, mùi vị và cả giá trị dinh dưỡng nhờ cấu trúc hoá học không đổi, tối ưu hơn so với các cách thứ sản xuất khác.
Một trong những loại dầu thực vật ép lạnh được nhiều gia đình ưa chuộng hiện nay là dầu hướng dương. Dầu hướng dương có hàm lượng vitamin E cao, giúp cải thiện hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể và phòng chống ung thư. Bên cạnh đó, dầu hướng dương ép lạnh cực kỳ giàu chất chống oxy hoá, nguồn dưỡng chất quý giá giúp làn da tươi mới, chống tổn thương từ tia cực tím của ánh nắng và tái tạo tế bào hiệu quả.
3. Không dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần
Đây là điều tối kỵ trong nấu nướng bởi khi chiên đi chiên lại nhiều lần, dầu thực vật sẽ sinh ra một số chất độc như aldehyde, fatty acid oxide gây khó tiêu, đau bụng, chóng mặt, tiêu chảy… . Trong căn bếp gia đình hiện đại, không nhiều gia đình sử dụng việc dầu chiên nhiều lần, Tuy vậy, loại dầu chính được dùng tại các cửa gánh hàng rong trên hè phố hoặc các xe đẩy trước cổng trường thường là dầu chiên đi chiên lại nhiều lần. Vì vậy, các bố mẹ nên hạn chế cho con ăn các loại thực phẩm này.
4. Bảo quản dầu ăn đúng cách
Bạn không nhất thiết phải cho dầu vào tủ lạnh. Thay vào đó, bạn chỉ cần để dầu ăn ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng và xa nguồn nhiệt đã là đã đảm bảo chất lượng dầu ăn ở mức tốt rồi. Hiện nay, dầu ăn thường được đóng sẵn vào chai có nút đậy kín. Trong trường hợp bạn cần chắt ra thì nên chọn đồ đựng khô ráo, sạch sẽ và có nắp đậy chặt. Đặc biệt lưu ý rằng dầu ăn rất dễ bị oxy hoá, bởi vậy bạn nên đóng nắp thật chặt, nếu không những công đoạn bảo quản bên trên sẽ thật vô ích.