Top 8 ống kính góc rộng cao cấp dành cho dòng DSLR của Canon

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Chúng tôi giới thiệu đến bạn 8 ống kính góc rộng cao cấp cho dòng DSLR của Canon. Các ống kính trong danh sách đều giúp máy ảnh của bạn có khẩu độ và góc nhìn rộng hơn. Hãy chọn cho mình loại ống kính phù hợp nhất.

Sigma 35mm f/1.4 DG HSM A

Óng kính Sigma 35mm f/1.4 DG HSM A

Ống kính Sigma 35mm f/1.4 DG HSM A

Ống kính cao cấp với chất lượng quang học ưu việt, tuy rằng mức giá khá cao.

Tiêu cự ở full frame/APS-C: 35mm/56mm

Khẩu độ tối đa: f/1,4

Ổn định hình ảnh: Không

Khoảng nét tối thiểu: 0,3 m

Kích thước bộ lọc: 67 mm

Trọng lượng: 665 g

Giá: 21,8 triệu

Ống kính Sigma gọn gàng, tinh xảo và chất lượng siêu cao. Nó là loại ống kính góc rộng phù hợp với máy full frame của Canon và nó là ống kính tiêu chuẩn dành cho dòng APS-C. Giá của nó không hề rẻ nhưng bạn hãy nhớ rằng đây là ống kính có độ mở cực lớn, nó lớn hơn 2 cữ (3EV) so với ống kính f/2,3 của Canon và lớn hơn 1 cữ so với ống kính f/2 35 mm của Canon. Tuy nhiên bạn cần nhớ rằng loại ống kính này không có chế độ ổn định hình ảnh. Chiếc Sigma này sở hữu chất lượng hình ảnh cực tốt nhưng giữ máy chắc chắn hoặc sử dụng chân máy khi chụp ở tốc độ màn chập thấp.

Canon EF 24mm f/2.8 IS USM

Ống kính Canon EF 24mm f/2.8 IS USM

Ống kính Canon EF 24mm f/2.8 IS USM

Ống kính Canon linh hoạt đi kèm với hệ thống ổn định hình ảnh bên trong.

Tiêu cự ở full frame/APS-C: 24mm/38mm

Khẩu độ tối đa: f/2.8

Ổn định hình ảnh: 4 cữ

Khoảng nét tối thiểu: 0,2 m

Kích thước bộ lọc: 58 mm

Trọng lượng: 280 g

Giá: 13 triệu

Chất lượng của ống kính 24 mm f/2,8 của Canon này chỉ xếp sau Sigma mà thôi. Khẩu độ tối đa của nó chậm hơn Sigma 2 cữ nhưng nó lại sở hữu góc nhìn rộng hơn và chế độ ổn định hình ảnh bên trong. Nó cũng là ống kính góc rộng sử dụng cho thân máy Canon APS-C. Nó sẽ hoạt động cực tốt nếu bạn sử dụng EOS 700D nhưng bạn có thể sẽ muốn nâng cấp lên một chiếc Canon full frame trong tương lai. Ống kính Sigma 35 mm có chất lượng quang học tốt hơn nhưng ống kính Canon này 24 mm lại rẻ hơn. Và nếu bạn ưa thích và muốn gắn bó với các chủng loại ống kính của Canon thì đây là chiếc ống kính thích hợp dành cho bạn.

Canon EF 28mm f/2.8 IS USM

Ống kính Canon EF 28mm f/2.8 IS USM

Ống kính Canon EF 28mm f/2.8 IS USM

Hiệu suất, thông số kỹ thuật và tính hữu đụng đều rất cao, tuy nhiên ống kính này không rộng bằng Canon 24 mm

Tiêu cự ở full frame/APS-C: 28mm/45mm

Khẩu độ tối đa: f/2.8

Ổn định hình ảnh: 4 cữ

Khoảng nét tối thiểu: 0,23 m

Kích thước bộ lọc: 58 mm

Trọng lượng: 260 g

Giá: 12 triệu

28 mm là tiêu cự góc rộng “cổ điển” dành cho các máy full frame và nó make a handy tiêu cự 45 mm của các máy Canon APS-C như 1200D hay 70D. Ống kính này nhỏ gọn, gần như không gây tiếng động khi vận hành và nó là một trong những ống kính nhỏ và nhẹ nhất trong danh sách này. Nó cùng dòng với ống kính Canon 24 mm f/2,8 ở trên. Cách duy nhất để phân biệt chúng đó là tiêu cự marking on the barrel. Ống kính Canon 28 mm này có hiệu suất khá tốt và giá không quá đắt.

Canon EF 35mm f/2 IS USM

Ống kính Canon EF 35mm f/2 IS USM

Ống kính Canon EF 35mm f/2 IS USM

Tuy không mở lớn như Sigma 35 mm f/1,4 nhưng ống kính Canon này cũng được coi là một sự thay thế khá ổn với mức giá rẻ hơn.

Tiêu cự ở full frame/APS-C: 35mm/56mm

Khẩu độ tối đa: f/2

Ổn định hình ảnh: 4 cữ

Khoảng nét tối thiểu: 0,24 m

Kích thước bộ lọc: 67 mm

Trọng lượng: 335 g

Giá: 13 triệu

Ống kính Canon 35 mm f/2 này mang đến cho bạn một thử thách khá thú vị. Nó không sở hữu góc nhìn rộng bằng Canon 24 mm và 28 mm ở trên nhưng nó lại sở hữu f-stop lớn hơn với khẩu độ tối đa là f/2. Nó là đối thủ “nặng ký” của chiếc Sigma 35 mm f/1,4 đứng đầu danh sách. Nó không có chất lượng quang học tốt như ống kính Sigma và f-stop của nó mở nhỏ hơn ( f/2 so với f/1,40) nhưng nó lại có giá thành phải chăng hơn và nó được trang bị chế độ ổn định hình ảnh. Thực tế thì cả 4 loại ống kính ở trên đều làm hài lòng khách hàng và rất được ưu chuộng trên thị trường.

Samyang 35mm f/1.4 AS UMC

Ống kính Samyang 35mm f/1.4 AS UMC

Ống kính Samyang 35mm f/1.4 AS UMC

Ống kính Samyang kiểu cổ này không có tính năng tự động lấy nét nhưng lại sở hữu chất lượng cực tốt.

Tiêu cự ở full frame/APS-C: 35mm/56mm

Khẩu độ tối đa: f/1.4

Ổn định hình ảnh: Không

Khoảng nét tối thiểu: 0,3 m

Kích thước bộ lọc: 77 mm

Trọng lượng: 710 g

Giá: 9,1 triệu

Ống kính Samyang 35 mm f/1,4 này rất khác biệt. Các ống kính của Samyang có giá cả phải chăng và chất lượng khá tốt nhưng bạn nên nhớ rằng ống kính này chỉ có chế độ lấy nét bằng tay chứ không có chế độ tự động. Ống kính rất phù hợp với nhiếp ảnh gia bán chuyên và chuyên nghiệp thích làm mọi thứ chậm rãi, còn nếu bạn đã dùng các máy và ống kính hiện đại, có lẽ bạn sẽ không thích chiếc ống kính này nữa. Về mặt quang học, ống kính khá tốt nếu bạn không so sánh nó với ống kính Sigma tiêu chuẩn. Giá của nó chỉ bằng khoảng một nửa giá của Sigma nhưng nó vừa to vừa dài lại nặng nề.

Canon EF 20mm f/2.8 USM

Ống kính Canon EF 20mm f/2.8 USM

Ống kính Canon EF 20mm f/2.8 USM

Ống kính rộng nhất trong danh sách có chất lượng khá ổn.

Tiêu cự ở full frame/APS-C: 20mm/32mm

Khẩu độ tối đa: f/2.8

Ổn định hình ảnh: Không

Khoảng nét tối thiểu: 0,25 m

Kích thước bộ lọc: 72 mm

Trọng lượng: 405 g

Giá: 11,7 triệu

Ống kính Canon 20 mm f/2,8 hơi cổ so với các ống kính khác trong danh sách và nó không hẳn tương thích với tất cả các máy ảnh, tuy nhiên nó sở hữu góc nhìn rộng nhất và nó có chế độ ổn định hình ảnh bên trong. Bạn có thể sử dụng nó cho dòng APS-C của Canon. Nếu bạn muốn tìm kiếm loại ống kính góc rộng cao cấp phù hợp với túi tiền của mình thì đây chính là sản phẩm dành cho bạn.

Canon EF-S 24mm f/2.8 STM

Ống kính Canon EF-S 24mm f/2.8 STM

Ống kính Canon EF-S 24mm f/2.8 STM

Ống kính rẻ nhưng chỉ sử dụng cho các máy Canon APS-C.

Tiêu cự ở full frame/APS-C: NA/38mm

Khẩu độ tối đa: f/2.8

Ổn định hình ảnh: Không

Khoảng nét tối thiểu: 0,16 m

Kích thước bộ lọc: 52 mm

Trọng lượng: 125 g

Giá: 3,2 triệu

Trường hợp này hơi “nan giải” một chút, bởi lẽ chúng ta thường so sánh xem ống kính sẽ hoạt động ra sao khi kết hợp với dòng full frame và dòng APS-C nhưng loại ống kính lại không tương thích với 2 loại cùng lúc. Đây là ống kính EF-S chỉ hoạt động khi ở các máy APS-C của Canon, ví dụ như EOS 1200D hoặc 7D Mark II. Khi đi cùng với các máy này, ống kính có tiêu cự 38 mm cho nên góc nhìn của nó chưa đạt đến tầm “góc rộng”. Giá thành của nó khá rẻ và nó là sự lựa chọn thích hợp cho các máy DSLR cảm biến nhỏ hơn.

Sigma 30mm f/1.4 DC HSM A

Ống kính Sigma 30mm f/1.4 DC HSM A

Ống kính Sigma 30mm f/1.4 DC HSM A

Thêm một loại ống kính chỉ sử dụng cho máy APS-C của Canon, nó có tiêu cự tiêu chuẩn 48 mm.

Tiêu cự ở full frame/APS-C: NAmm/48mm

Khẩu độ tối đa: f/1,4

Ổn định hình ảnh: Không

Khoảng nét tối thiểu: 0,3 m

Kích thước bộ lọc: 62 mm

Trọng lượng: 435 g

Giá: 10,9 triệu

Sigma 30 mm f/1,4 lại là một sản phẩm được thiết kế riêng cho dòng DSLR APS-C của Canon, tiêu cự của nó chưa đạt đến mức “góc rộng” mà là tiêu cự tiêu chuẩn 48 mm. Nó thực sự là một ống kính chất lượng tốt: hiệu suất quang học đứng top đầu, giá cả của nó cũng không quá đắt. Nếu bạn đang tìm kiếm ống kính tiêu chuẩn (không phải góc rộng) cho chiếc Canon định dạng APS-C thì nó thực sự là một sự lựa chọn không tồi, nhưng hãy nhớ rằng nó không phải là ống kính góc rộng và nó không sử dụng được với dòng full frame của Canon.

Hồng Ngọc

Theo Techradar

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức về Máy ảnh

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Huawei P40 Pro là điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei. Xây dựng dựa trên những thành công của thế hệ P20 Pro và P30 Pro trước đó, P40 Pro được nhắm mục tiêu cụ thể đến các nhiếp ảnh gia. Cùng khám phá xem chiếc camera của Huawei P40 Pro đem đến những gì.
Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Bây giờ khi mọi người nói về máy ảnh không gương lật, nhiều người cũng nghĩ đến sự tuyệt chủng của DSLR. Nhưng Pentax không nghĩ vậy, hãng vẫn tin tưởng vào DSLR và tiếp tục công việc của mình. Pentax K3 III ra đời tiếp nối dòng Pentax quen thuộc và được xem như trụ cột của dòng cảm biến DSLR APSC.