10 loài hoa Tết phổ biến nhất và ý nghĩa phong thủy của chúng

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Hoa Đào hay Hoa Mai là những loài hoa không thể thiếu trong những ngày Tết truyền thông Việt Nam. Bên cạnh đó, những loài hoa như hoa ly, hoa lan, hoa cúc cũng là những loài hoa mang ý nghĩa tốt đẹp cho một năm mới an khang, thịnh vượng.

Websosanh – Mỗi loài hoa tượng trưng cho một vẻ đẹp, một ý nghĩa riêng. Nhiều loài hoa khiến con người phải thôn thức, phải ngắm nhìn, mắt không rời bởi vẻ đẹp đến nao lòng của chúng. Hoa trong đời sống của con người dường như là một phần không thể thiếu. Không có hoa, đời bớt hương thơm và sắc màu. Trong những ngày Tết truyền thống của Việt Nam, hoa cũng không thể không có mặt. Mỗi loài hoa khoe sắc là mỗi lời nhắn nhủ của con người gửi đến đất trời, gửi đến muôn loài.

Hoa Mai

Nếu Tết này, bạn có thể tìm thấy những bông mai 6 cánh, chắc chắn bạn sẽ may mắn cả năm…

Đối với người miền Nam, mai vàng là loài hoa biểu tượng của ngày Tết. Hoa mai vàng rực rỡ, đẹp ở sắc hoa, quý vì dáng cây và mang lại may mắn nhờ tên gọi. Những cây mai có dáng đẹp, với gốc to, da sần sùi, nhánh khẳng khiu, hình dáng đẹp như huyền nhai hổ phục lại nở hoa đúng ngày thì niềm vui lúc nào cũng hiện diện trên vẻ mặt của gia chủ.

Thường hoa Mai nở cách tết 1 tuần là đẹp nhất

Hoa mai có 5 cánh tượng trưng cho Ngũ phúc thần, đem lại điều may mắn thịnh vượng. Vóc dáng của cành mai là vóc dáng của mỹ nhân như câu Kiều “Mai cốt cách tuyết tinh thần”. Mai – Tùng – Trúc phối hợp cho tình bạn, sự thanh cao của người ẩn dật cao quý…

Hoa Đào

Miền Nam chọn Hoa Mai, thì miền Bắc và miền Trung lại “chung thủy” với hoa đào. Nếu đi đến các tỉnh ở miền Bắc và miền Trung, chỉ khi nhìn thấy bóng dáng hoa Đào ta mới thấy không khí Tết. Người ta thường mua những cành đào để trang trí cho căn nhà vào những ngày đầu Xuân. Hoa đào không chỉ có tác dụng xua đuổi tà ma mà còn có thể mang đến nguồn sinh khí mới, giúp mọi người trong nhà luôn khỏe mạnh và bình an trong năm mới.

Đào tượng trưng cho vẻ đẹp thiếu nữ có sắc mặt tươi hồng như câu thơ của Thôi Hộ “Nhân diện đào hoa tương ánh hồng”, trên sân khấu hí trường “đào hoa nhân” dùng để tả đôi mắy ướt rượt, mời gọi của vai đào lẳng. “Giọt máu đào nhễu xuống áo xanh” ám chỉ hiện tượng “Con ong đã tỏ đường đi lối về”. Cành đào dùng để cắm trước cửa ngày Tết làm bùa trấn áp ma quỷ. Hoa và trái đào nhắc đến sự tích của bà tiên Tây Vương Mẫu của chốn thiên thai là biểu tượng cho sự trường sinh.

Hoa Mẫu Đơn

Loài hoa có cái tên rất kiêu kỳ này tượng trưng cho sắc đẹp của người phụ nữ được những người Tàu coi là chúa của loài hoa đồng thời là tượng trưng cho giàu sang phú quý. Hoa Mẫu Đơn có rất nhiều màu nhưng màu đỏ vẫn là màu được người ta quí chuộng hơn cả.

Bên cạnh mẫu đơn đỏ tượng trưng cho giàu sang phú quý, mẫu đơn trắng lại tượng trưng cho người thiếu nữ trẻ đẹp, thông minh qua sự tích nàng Bạch Mẫu Đơn cùng với vị tiên Lữ Đồng Tân “Chẩm thượng” giao đấu, bất phân thắng bại …cả một đêm. Cuối cùng vị tiên ông dai sức đành phải quy hàng và bị Bạch Mẫu Đơn cù lét…

Hoa Hải Đường

Hải Đường là loài hoa tượng trưng cho mùa Xuân, nhưng chữ “Đường” thường được hiểu như là ngôi nhà lớn, nên được vẽ phối hợp trong nhiều bức tranh như với hoa Mộc Lan (Magnolia) thì có ý nói lên lời chúc “Nhà của bạn giàu sang phú quý “.

Dương Quí Phi xinh đẹp, yêu kiều thường được gọi Hải Đường Nữ Mộc Lan hay Ngọc Lan…Loài hoa này có mùi thơm ngát về đêm nên đôi khi còn gọi là Hoa Dạ Hợp.

Hoa Lan

Loài hoa Lan, tuy tên rất giản dị, đơn sơ nhưng ý nghĩa của nó thì lại vô cùng sâu sắc. Hoa Lan tượng trưng cho người quân tử, có người cho Lan là “Vương giả chi hoa”, ngụ ý chỉ tình cảm trong sáng và cao thượng.

Tuy nhiên có những điều rất hay ho mà ít người để ý xung quanh một chữ “Lan” tưởng như đơn giản đó là:”lan thất” là phòng ở của con gái, “lan hương” là hơi thở của con gái còn trinh, “Kim lan thất” là hội quán chung đụng của những nàng con gái hay con trai với châm ngôn: “Sống chung một thất Kim lan Thác/ Chôn cùng một không gian nấm mồ”.

Có một vài cành hoa Lan trong ngày Tết chắc chắn sẽ làm căn phòng nhà bạn trở nên tinh khôi và đẹp đẽ hơn!

Hoa Bách Hợp

Hoa Bách Hợp vốn là cây thuộc loại huệ (lily) nhưng loại Bách Hợp này lại thường được người Tàu gọi hoa Kim Châm (Hemerocallis) – loài hoa sống lâu mà người Tàu tin rằng nếu ăn vào sẽ có tác dụng quên hết những sự ưu phiền trong lòng.

Ngoài là loài hoa trang trí Tết, hoa Bách Hợp cũng là loài hoa được tặng và trang trí vào dịp cưới với ngụ ý mong muốn đôi vợ chồng có thể sinh nhiều con.

Hoa Sen

Hoa Sen là “quốc hoa” của nước Việt ta bởi nó có vô vàn ý nghĩa cao đẹp tượng trưng cho con người Việt. Người xưa thường có câu “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, ngụ ý rằng hoa sen dù có phải sống trong một môi trường không sạch sẽ cũng vẫn giữ được những nét đẹp, những đức tính vốn có, vẫn tỏa ngát hương thơm.

Ngoài ra, hoa Sen còn là loài hoa tượng trưng cho Bụt. Có lẽ chúng ta còn nhớ hình ảnh tượng bà quan âm ngồi trên đài sen cầu phúc lành cho con người. Bên cạnh đó, trong Hán tự hoa sen được gọi bằng hai chữ Liên và Hà,chữ Liên đồng âm trong tiếng Quan Thoại với Liên là sự liên kết, luyến là ái tình. Hà còn đồng âm trong tiếng Quan Thoại là hòa, nghĩa là hòa hợp.

Hoa thược dược

Hoa thược dược không phải là loài hoa quá phổ biến trong những ngày Tết, tuy nhiên nếu hiểu được ý nghĩa của nó có lẽ sẽ rất nhiều người mua hoa thược dược Tết này. Trong các loài hoa, mẫu đơn là loài hoa đứng đầu, được tôn xưng là “hoa vương”. Còn thược dược là loài đứng thứ hai, được coi là “hoa tướng”.

Hoa thược dược là một trong những loài hoa mỏng manh, có hương thơm mềm mại. Không chỉ thể hiện sự lãng mạn, trong phong thủy, nó thường được dùng với ý nghĩa là phương pháp hoà giải những vướng mắc trong tình yêu. Đặc biệt là hoa thược dược hồng.

Hoa thuỷ tiên

Ngày nay, người ta xem màu vàng tươi sáng của hoa như là một biểu tượng của sự hồi sinh – dấu hiệu cho sự bắt đầu mùa xuân. Thủy tiên được chọn là loài hoa của tháng ba – tiết xuân phân. Người ta cho rằng Thủy Tiên đem lại may mắn cho những ai tránh giẫm đạp lên chúng. Bên cạnh đó, vào ngày Tết, người ta còn quan niệm rằng hoa thủy tiên có tác dụng khử tà, cũng như tăng thêm tài khí cho gia đình.

Còn theo quan niệm trong văn hoá Trung Quốc, cấu trúc trong nguồn năng lượng của hoa thuỷ tiên có ảnh hưởng tới sự nghiệp, sự phát triển tài năng của gia chủ. Được sử dụng như một phương thức hoá giải trong phong thuỷ trong cung Quan Lộc, giúp cho gia chủ giữ được những của cải và được thưởng xứng đáng cho những nỗ lực mà họ đã nỗ lực để có được. Hoa thuỷ tiên màu trắng thường được sử dụng với ý nghĩa phong thuỷ nhiều hơn hoa thuỷ tiên màu vàng.

Hoa cúc

Đa dạng về màu sắc và chủng loại lại có sức sống lâu, nhiều người rất thích sử dụng hoa Cúc trong những ngày Tết để trang trí nhà cửa như mong muốn đem thêm sức sống và không khí mùa xuân ấm áp vào trong không gian sống của gia đình mình.

Mang đầy màu sắc nổi bật, hoa Cúc như mang cả mùa Xuân vào trong không gian nhà bạn. Ngoài ra, nguồn năng lượng mà hoa cúc đem lại khiến cho gia chủ có một cuộc sống bình dị và cân bằng trong mọi việc.

Hương Giang

tổng hợp

Websosanh.vn – Website so sánh đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức về Mẹo vặt

Gợi ý 15 kiểu trang trí mâm ngũ quả ngày Tết 2024 chuẩn

Gợi ý 15 kiểu trang trí mâm ngũ quả ngày Tết 2024 chuẩn

Trang trí mâm ngũ quả ngày Tết là hoạt động không thể thiếu trong ngày cuối năm. Mỗi vùng miền sẽ có những cách trang trí mâm ngũ quả Tết khác nhau, dưới đây là 15 mẫu trang trí mâm quả đẹp - độc - lạ để bạn tham khảo trong dịp Tết này.
Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!