1.Xây dựng một chế độ sinh hoạt hợp lý:
Để duy trì lượng đường huyết ở mức lý tưởng trước tiên bạn cần xây dựng một kế hoạch sinh hoạt hợp lý, một bữa ăn cân bằng và tham gia các hoạt động thể chất đầy đủ và tích cực, dùng thuốc hạ đường huyết theo hướng dẫn của bác sỹ. Hãy thường xuyên xem xét lại những cách để kiểm soát lượng đường trong máu và cải thiện sức khỏe tổng thể, tìm đến những lời khuyên từ bạn bè hay người thân cũng là một cách tốt để bạn có động lực hơn trong quá trình điều trị bệnh.
Chế độ ăn có chứa carb lành mạnh là cách tốt nhất để kiểm soát đường huyết
2.Giữ thói quen ăn uống điều độ và đúng giờ
Bỏ bữa, đặc biệt là bỏ bữa sáng có thể khiến lượng đường trong máu của bạn cao hơn, trong trường hợp bạn dùng thuốc hạ đường huyết vào tối hôm trước có thể gây hạ đường huyết và nguy hiểm nếu không bổ sung đường kịp thời. Khi bạn không ăn trong vài giờ sau giấc ngủ dài hoặc vì bận công việc mà bỏ bữa, glucose tích trữ trong gan sẽ được giải phóng vào máu để duy trì những hoạt động bình thường của cơ thể.
Đối với bệnh nhân tiểu đường type 2, gan không có khả năng nhận biết được lượng đường giải phóng dư thừa và có thể gây đường máu cao. Lúc này bạn cần ăn một ít carbonhydrate để báo hiệu gan ngừng gửi glucose vào máu. Bỏ bữa còn có thể khiển bạn ăn nhiều hơn, gây tăng cân. Nếu sử dụng thuốc hạ đường huyết có Sulfonylurea ( nhóm glimiperide, glipizide hoặc glyburide), tuyến tụy sẽ tiết ra insulin nhiều hơn; hoặc nếu bạn có tiêm insulin thì đường huyết sẽ bị hạ thấp rất nguy hiểm.
3.Tiêu thụ carb một cách lành mạnh
Một chế độ ăn uống quá ít carbonhydrate là không cân bằng và có thể khiến cơ thể thiếu chất xơ quan trọng, các vitamin và khoáng chất. Thiếu năng lượng có thể gây chứng đau đầu rất nghiêm trọng và không tốt cho sức khỏe về lâu về dài. Một chế độ ăn có chứa carb cân đối và ăn nhiều bữa phụ trong ngày, tiêu thụ một lượng nhỏ carb trong mỗi bữa là chìa khóa vàng cho sức khỏe.
4.Cách chế biến cũng ảnh hưởng đến lượng carb tiêu thụ
Nấu tinh bột quá chín khiến đường chuyển hóa tốt hơn và đương nhiên sẽ khiến tăng lượng đường tiêu thụ. Cách để thưởng thức những món ăn yêu thích như mỳ ý hoặc nui xào mà không lo nạp quá nhiều carb đó chính là không luộc quá chín.
Món Mỳ ý, Nui xào khoái khẩu sẽ giảm được đáng kể lượng carb tiêu thụ nếu chế biến đúng cách.
5. Dùng quế có thể giúp hạ đường huyết?
Một nghiên cứu năm 2003 ở Diabetes Care cho thấy quế có thể làm giảm glucose máu, triglycerid và cholesterol ở những người bệnh tiểu đường type 2, tuy nhiên khi các nhà nghiên cứu kết hợp các kết quả của năm nghiên cứu với tổng số 282 đối tượng có bệnh tiểu đường type 2 cho thấy quế không có ích lợi trên, kết quả của họ đã được báo cáo trong một vấn đề năm 2008 của Diabetes Care.
6.Rượu có thể làm giảm lượng đường trong máu
Rượu có tác dụng tốt với người bệnh tiểu đường
Tuy rượu có thể làm giảm lượng đường trong máu nhưng lại có kết quả thất thường dođó không được coi là một phương pháp an toàn và hiệu quả kiểm soát đường huyết.
Rượu cản trởkhả năng của gan trong việc tăng glucose trong máu và có thể làm hạ đường huyết. Điều này cần được lưu ý đặc biệt nếu người bệnh sử dụng thuốc hạ đường huyết. Trên thực tế uống rượu có thể có tác dụng hạ đường huyết vào ngày hôm sau.Rượu cũng có tác dụng là chất chống viêm do đó sử dụng với một liều lượng thích hợp là rất tốt đối với sức khỏe.
7. Uống nước để tiết kiệm năng lượng và giữ cơ thể đủ nước
Nước là thành phần không thể thiếu của một cơ thể khỏe mạnh.
Trong những thời điểm lượng đường trong máu tăng cao gây đi tiểu nhiều thì uống nước là cách đơn giản để tránh mất nước và tốt cho sức khỏe mà không nạp nhiều calorie cho cơ thể. Tuy nhiên nước không có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu.
8.Dùng giấm
Một thìa giấm có thể giúp lượng đường trong máu giảm xuống. Bằng cách giảm hoạt động của dạ dày, giấm có thể giúp đẩy lùi sự gia tăng đường huyết. Báo cáo đã chỉ ra rằng số người hạ đường huyết type 1 nhiều hơn ở những người ăn dấm có dùng insulin. Hãy thận trọng trong việc điều chỉnh insulin dựa trên lượng carb tiêu thụ, hãy lưu ý đến lượng giấm bạn dùng trong ngày nữa.
9.Dùng trà xanh
Trà xanh chứa chất chống oxy hóa tốt cho người bệnh tiểu đường.
Thay thế đồ uống có đường với trà xanh là một cách tuyệt vời để cắt giảm calo, lưu carbs, và nhận được một liều thuốc tốt các polyphenol chống lại bệnh tật. Một vài nghiên cứu cho thấy trà xanh có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2 và cải thiện độ nhạy insulin, nhưng bằng chứng là không đủcơ sở để khuyến nghị chính thức.
10.Tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi điều chỉnh thuốc
Thường xuyên tham khảo ý kiến bác sỹ để điều chỉnh liều lượng thuốc
Nếu lượng đường trong máu luôn cao, hãy đi khám để tăng lượng thuốc hoặc dùng một loại thuốc khác. Tiểu đường type 2 tiến triển theo thời gian, điều đó có nghĩa tuyến tụy sản xuất insulin kém hơn. Nếu lượng đường trong máu của bạn cao đơn giản là vì ăn quá nhiều thì không nên điều chỉnh thuốc tùy tiện mà không hỏi ý kiến bác sỹ.
11.Tập thể dục để tăng cường trao đổi chất và cải thiện giấc ngủ
Thể dục thúc đẩy hoạt động trao đổi chất giúp cơ thể nhạy hơn với insulin
Jennifer Hyman, một chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu về bệnh tiểu đường ở Rockville Centre, New York cho biết: “ Nếu bạn đang bỏ tập thể dục để dành thời gian ngủ, rất có thể là bạn đang không hoạt động đủ vào ban ngày”. Nó trở thành một vòng luẩn quẩn, vì hoạt động kém có thể làm giảm chất lượng của giấc ngủ, ngủ kém lại làm bạn mệt mỏi và không muốn tập thể dục.
12.Tự nghiên cứu kỹ trước khi dùng thuốc bổ sung
Mướp đắng và các loại mướp đắng khác ở Ấn Độ và các nước châu Á được cho là làm giảm lượng đường trong máu. Một số nghiên cứu khác cho thấy trái cây, nước trái cây, hoặc chiết xuất cải thiện dung nạp glucose. Tuy nhiên, thật không may là hầu hết các nghiên cứu chưa có thiết kế tốt nên kết quả đã bị thay đổi. Các nhà sản xuất vẫn tranh cãi về các chất bổ sung, hãy chắc chắn luôn tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ chất bổ sung nào.
Hồng Hạnh
Theo Diabeticliving.