13 lỗi thường gặp khi sử dụng kính áp tròng

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Dưới đây là những lỗi mà bạn thường gặp phải khi sử dụng kính áp tròng, bạn nên tuyệt đối tránh xa

Tổng hợp 13 lỗi thường gặp khi dùng kính áp tròng
Lỗi Cách khắc phục
Lỗi thứ 1: Không kiểm tra mắt định kỳ Kiểm tra mắt định kỳ 6 tháng 1 lần nếu dùng kính áp tròng ường xuyên hoặc ít nhất 1 năm 1 lần
Lỗi thứ 2: Không rửa tay bằng xà phòng trước khi đeo và tháo kính Nên rửa tay trước khi tháo hoặc đeo kính áp tròng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây hại cho mắt
Lỗi thứ 3: Không tráng, khử trùng khay ngâm trước khi sử dụng lần đầu Trụng qua nước sôi hoặc tráng khay bằng các loại dung dịch khử trùng để đảm bảo khay không nhiễm khuẩn. Luôn Để khay ngâm nơi khô thoáng trước và trong khi sử dụng. Không dùng nước máy trực tiếp để ngâm rửa kính và khay ngâm.
Lỗi thứ 4: Không cọ rửa kính thường xuyên Cọ rửa kính nhằm loại bỏ vi khuẩn và mảng bám trên kính để kính sạch và duy trì tuổi thọ. Bạn cần cọ rửa kính thường xuyên vào bất kỳ lúc nào bạn tháo kính ra khỏi mắt và phải tráng sạch kính bằng dung dịch ngâm trước khi đeo lần tiếp theo
Lỗi thứ 5: Không sử dụng dung dich giữ ẩm và bôi trơn khi dùng kính Dung dịch có tác dụng giữ ẩm chống khô mắt và bôi trơn cho kính để chống các tổn thương cho mắt do kính cọ sát với mắt trong quá trình sử dụng. Dung dịch nhỏ mắt còn loại bỏ các mảng bám trong do môi trường và chất tiết do tuyến lệ tạo ra giúp kính sạch và tăng tuổi thọ
Lỗi thứ 6: Sử dụng kính không rõ nguồn gốc Cần kiểm tra kỹ loại kính áp tròng bạn định mua và các giấy tờ nhập khẩu hoặc chứng chỉ chất lượng của loại kính đó, chỉ dùng các sản phẩm có xuất xứ rõ ràng và được cung cấp bởi người bán uy tín
Lỗi thứ 7: Sử dụng kính quá lâu trong ngày hoặc đeo qua đêm Thời gian đeo trong ngày không nên quá 14h và chỉ dùng các loại được khuyến cáo sử dụng được qua đêm để đeo khi ngủ
Lỗi thứ 8: Sử dụng kính quá thời gian khuyến cáo Kính áp tròng là một dạng polyme và sẽ thoái hóa dần trong quá trình sử dụng, nếu bạn sử dụng quá thời hạn khuyến cáo, kính sẽ nhanh bị khô cứng và không còn an toàn cho mắt
Lỗi thứ 9: Tận dụng dung dịch ngâm cũ còn sót lại Dung dịch ngâm kính thường không hoặc chỉ sử dụng rất ít chất bảo quản nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập, bạn cần tránh các tiếp xúc trực tiếp vào miệng chai để không làm lây nhiễm vi khuẩn vào dung dịch trong chai. Vứt bỏ phần dung dịch ngâm còn thừa nếu hết thời hạn dùng vì nó không còn an toàn nữa
Lỗi thứ 10: Đeo kính sau khi trang điểm Luôn đeo kính trước khi trang điểm để tránh bụi macara và phấn mắt rơi vào mắt gây xót và kích ứng. Nhắm mắt lại khi xịt các loại dung dịch lên tóc hoặc đeo kính sau khi làm tóc. Các chất trong chai xịt tóc có thể bám lại trên kính và gây hại cho mắt của bạn về lâu dài
Lỗi thứ 11: Dùng cùng lúc với các dung dịch nhỏ mắt không được khuyến cáo Chỉ dùng các dung dịch nhỏ mắt được khuyến cáo an toàn dành cho kính áp tròng, hỏi bác sĩ trước khi dùng các loại nước muối nhỏ mắt và nước mắt nhân tạo vì chúng có thể chứa các chất bảo quản không thích hợp với kính áp tròng gây không an toàn cho mắt và làm tan kính
Lỗi thứ 12: Sử dụng 1 cặp kính suốt nhiều tháng Kính áp tròng giống như bọt biển vậy. Chúng sẽ thấm hút các chất cặn có trong nước mắt hay protein và bám dính vi khuẩn trên mí. Cho dù bạn bảo quản kỹ lưỡng thế nào thì kính vẫn bị bẩn. Do đó, nhớ đổi kính mỗi tháng hoặc thường xuyên hơn càng tốt
Lỗi thứ 13: Đeo kính áp tròng khi đi bơi Dù trong hồ có clo để khử trùng nhưng tất nhiên là không thể nào sạch khuẩn rồi. Bên cạnh các bệnh về da thì nước hồ bơi cũng là nguyên nhân khiến bạn “ngứa con mắt bên phải, đỏ con mắt bên trái” nếu cứ đeo kính áp tròng ngụp lặn trong hồ.

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

O.N

Nguồn: Tổng hợp

Tin tức về Tư vấn mua sắm

Đánh giá so sánh máy làm sữa hạt Olivo CB400

Đánh giá so sánh máy làm sữa hạt Olivo CB400

Máy làm sữa hạt Olivo CB400 đáp ứng được nhu cầu sử dụng của gia đình nhỏ từ 2 - 4 người. Cùng xem qua bài đánh giá dưới đây để hiểu rõ hơn về dòng máy này nhé!