3 điều không thể bỏ qua khi thay dây đàn guitar

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Tuyệt đối không nên thay đổi chất lượng của dây đàn vì sẽ ảnh hưởng đến âm thanh và chất lượng, độ bền của đàn

Dây đàn là bộ phận chịu tác động trực tiếp lực từ các ngón tay, tạo lực rung và là bộ phận quyết định đến việc tạo ra âm thanh của đàn guitar. Chính vì thế, việc giữ cho dây đàn luôn tốt, có độ căng phù hợp là rất quan trọng

Tuy nhiên, sau thời gian sử dụng, dưới tác động của lực từ ngón tay, mồ hôi từ tay, tác động từ môi trường…khiến dây đàn bị mòn và trở nên gỉ sét…Đây chính là lúc chúng ta cần thay thế dây đàn guitar

Nhưng khi nào cần thay dây đàn? và thay dây nilon vào đàn sử dụng dây thép được không?…đây là những câu hỏi rất phổ biến khi thay dây đàn

Websosanh sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi này

Khi nào cần thay dây đàn?

Khi dây đàn bị dão, tiếng đàn không còn trong thì nên thay thế dây đàn mới

Khi dây đàn bị dão, tiếng đàn không còn trong thì nên thay thế dây đàn mới

Qua thời gian sử dụng và tiếp xúc, dây đàn sẽ rỉ sét, xỉn màu, dãn dây…biểu hiện có thể dễ nhận thấy là âm thanh tạo ra không được trong, hoặc nghe không được hay như trước đó, mặc dù cùng một người chơi và dây cũng đã được căng đúng chuẩn, đó là lúc cần thay thế bộ dây đàn guitar mới

Các chuyên gia về đàn guitar cho rằng thay dây đàn tốt nhất là sau 15 – 30 giờ chơi đàn (đương nhiên là chỉ tính tôgnr thời lượng chơi đàn), tuy nhiên, trong thực tế, điều này khó thực hiện vì điều kiện kinh tế đôi khi không cho phép, hoặc đơn giản, với những người mới chơi thì sau thời gian này cũng chưa khiến dây đàn bị dãn và mòn. Hoặc những người chơi với cường độ mạnh thì dây lại nhanh dão hơn

Thông thường, tùy theo mức độ chơi đàn thường xuyên mà người ta có những “chu kỳ” thay dây đàn, cụ thể:

– Các nhạc sĩ, ca sĩ, những người chyên chơi đàn và chơi đàn ở mức độ thường xuyên thì phải hàng tuần hoặc hàng tháng

– Những người ít chơi hơn thì khoảng 3 – 6 tháng thay dây đàn một lần

– Những người thường không chơi dây đàn thì đương nhiên sẽ ít phải thay hơn

Nhưng cách tốt nhất là nên dự trữ thêm một bộ dây đàn bên cạnh cây đàn guitar, khi nào dây đàn bị dãn, hoặc âm thanh không còn trong trẻo thì nên thay bộ dây mới

Thay dây đàn bằng chất liệu khác có được không?

Cấu tạo của đàn sử dụng dây kim loại và dây nilon không giống nhau, không nên thay chất liệu dây đàn

Cấu tạo của đàn sử dụng dây kim loại và dây nilon không giống nhau, không nên thay chất liệu dây đàn

Một câu hỏi mà nhiều người mới chơi đàn muốn biết khi thay dây đàn là liệu rằng nếu cây đàn của họ bằng dây thép thì họ có thể dùng dây nilon để thay thế vào không, và người lại nếu dây đàn gốc là nilon thì có thể thay thế bằng dây thép?

– Thay dây nilon vào đàn dây kim loại: Không

Đây thường là câu hỏi của những người sử dụng đàn accoustic vì họ bị đau tay khi chơi đàn bằng dây kim loại, tuy nhiên việc thay dây đàn nilon và đàn sử dụng dây kim là không được

Nguyên nhân:

+ Do bán kính của dây nilon và dây kim loại khác nhau, nên lắp vào là hoàn toàn không khớp.

+ Khi lắp dây đàn nilon thay cho dây thép, tiếng đàn bị rè, ko kêu đúng nốt

+ Saddle (ngựa đàn): ngựa đàn của đàn dây kim loại và đàn nilon có cấu tạo hoàn toàn khác nhau.

+ Bộ phận tune đàn (khoá): cấu tạo khác nhau.

Khoá đàn cho dây sắt thường là bé, do dây kim loại có khả năng căng rất cao, nên số vòng cuốn dây không cần nhiều. Ngược lại dây nylon độ căng ko cao như dây kim loại, nên khoá thường to và quấn được nhiều vòng dây

– Lắp dây kim loại vào đàn nilon: nhanh chóng hỏng đàn

Nhiều bạn cho rằng khi lắp dây đàn kim loại tì tiếng đàn trong và hay hơn, do đó, muốn dùng dây đàn kim loại thay thế cho đàn nilon, tuy nhiên điều này là không nên

Nguyên nhân

+ Đàn để lắp dây nilon được thiết kế hoàn toàn khác so với đàn lắp dây sắt, do đó, “râu ông nọ cắm cằm bà kia” sẽ gây nên hậu quả khôn lương

+ Dây nilon có lực căng ít hơn dây sắt, vì thế mặt đàn dây nilon được làm mỏng + các bộ phận như Nut (lược đàn) và ngựa đàn được làm bằng chất liệu mềm hơn đàn dây kim loại rất nhiều, do yêu cầu tạo ra âm thanh sáng, độ ngân lâu, độ vang, âm lượng của đàn dây nilon.

Do đó, lắp dây kim loại lên đàn sử dụng dây nilon, sau 1 thời gian lắp dây sắt lên, cần đàn của bạn sẽ… cong veo, ngựa đàn và lược đàn sẽ mòn 1 cách nhanh chóng nhất

+ Không tương thích

Đàn acoustic dây sắt, có 1 bộ phận gọi là truss rod. Đó là 1 thanh kim loại được ăn sâu bên trong cần đàn, có tác dụng gia tăng khả năng chịu lực cho cần đàn, đồng thời điều chỉnh độ cong thẳng của cần đàn theo ý thích (bằng cách vặn bằng vít lục lăng).

Bộ phận này hoàn toàn không có ở đàn dây nilon, do đó, việc lắp lên là không tương thích

Bảo dưỡng dây đàn như thế nào lâu hỏng nhất?

Thường xuyên lau sạch, vệ sinh đàn để đàn guitar bền bỉ nhất

Thường xuyên lau sạch, vệ sinh đàn để đàn guitar bền bỉ nhất

Để dây đàn có độ bền, thì cách chơi đàn và cách bảo dưỡng đàn rất quan trọng, do đó, bạn cần hết sức chú ý, cụ thể:

– Nên rửa sạch và lau khô tay trước khi chơi đàn guitar.

– Làm sạch và dưỡng dây đàn 1 tuần 1 lần hoặc bất cứ khi nào cảm thấy dây đàn cần được làm sạch hay có tín hiệu là tay bạn bị dơ khi chơi đàn guitar.

– Những lưu ý khi vệ sinh dây đàn guitar:

+ Không nên để dây đàn quá căng khi làm sạch dây.

+ Đối với đàn guitar sử dụng dây nylon bạn chỉ cần một chút nước sạch để lau dây đàn, không nên sử dụng bất kì dung dịch hóa học nào

+ Đối với dây đàn kim loại cần có bộ vệ sinh riêng

+ Nên sử dụng vải mềm, hạn chế sử dụng khăn giấy vì nếu không gấp khăn giấy đúng chiều bột giấy sẽ bám vào dây đàn.

+ Sau khi vệ sinh dây đàn, nếu khi chơi đàn bạn có cảm giác nhờn ở tay, bạn có thể dùng giấy ăn để lau khô dầu lại một lần nữa trên dây đàn.

Trên đây là những lưu ý khi thay dây cho đàn guitar, mong rằng cây đàn của bạn luôn có được những âm thanh hay nhất

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

O.N

Tin tức về Tư vấn mua sắm

Đánh giá so sánh máy làm sữa hạt Olivo CB400

Đánh giá so sánh máy làm sữa hạt Olivo CB400

Máy làm sữa hạt Olivo CB400 đáp ứng được nhu cầu sử dụng của gia đình nhỏ từ 2 - 4 người. Cùng xem qua bài đánh giá dưới đây để hiểu rõ hơn về dòng máy này nhé!