4 cách phân biệt các loại máy đọc mã vạch - có thể bạn chưa biết ?

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Có máy quét mã vạch, các đối tượng kinh doanh trong các lĩnh vực như y tế, thương mại, kiểm kho, kiểm soát…sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý hàng hóa, xuất – nhập kho và tránh được những rủi ro thất thoát.

So với việc kiểm soát kho thủ công thì sắm một chiếc máy đọc mã vạch cho lĩnh vực kinh doanh của bạn sẽ có lợi hơn nhiều. Tương tự như các loại máy in mã vạch không phải cứ máy đọc, máy quét nào cũng đọc được mã vạch do muốn đọc được mã vạch thì chiếc máy quét đó phải được thiết lập đúng các thông số đúng quy luật. Mua máy đọc mã vạch thì dễ nhưng để tìm đúng được một loại phù hợp và tối ưu hiệu quả cao nhất cho lĩnh vực kinh doanh của mình thì không phải ai cũng làm được. Có thể bạn chưa biết có tới 4 cách để phân biệt máy đọc mã vạch như sau:

1. Phân biệt máy đọc mã vạch theo công nghệ chế tạo

  • CCD Scanner: đây là công nghệ dùng cảm biến ánh sáng để đọc mã vạch nên khá an toàn và có tốc độ ổn định nhưng chi phí cao hơn dòng laser scanner. Công nghệ CCD thường được dùng phổ biến ở châu Âu, Nga, Mỹ… trong các lĩnh vực như y tế, chăm sóc sức khỏe con người vì độ an toàn.
  • Laser Scanner: công nghệ này có tốc độ quét rất nhanh nhưng chi phí thấp, chính xác được dùng khá phổ biến ở Việt Nam và khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

2. Phân biệt máy đọc mã vạch theo công dụng

  • Máy đọc mã vạch 1D: là một dãy các vạch đan xen các khoảng trống song song theo quy tắc nhất định để thể hiện mã số (hoặc các dữ liệu gồm cả chữ và số) dưới dạng máy quét có thể đọc được. Mã 1D là mã 1 chiều rất quen thuộc được ứng dụng trong cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ. Khi quét, máy đọc mã vạch 1D sử dụng công nghệ tuyến tính quét cắt ngang các sọc của mã vạch, thường thì máy quét 1D sử dụng mắt CCD hoặc là laser với tia sáng dài và hẹp. Tuy nhiên máy quét 1D là chỉ quét mã ở 1 góc độ. Còn máy quét 1D cao cấp hơn có thể quét đa tia thì có giá trị khá đắt đỏ.
  • Máy đọc mã vạch 2D: đây là máy đọc mã vạch 2 chiều có ưu thế vượt trội vì mã hóa được nhiều thông tin hơn, không loại trừ kí tự đặc biệt, link website,… QR code còn có thể được in với kích cỡ nhỏ rất tiện lợi. Máy đọc mã vạch 2D có thể quét được từ khoảng cách xa tới 15 mét và trên nhiều bề mặt diện tích. Khi quét, máy đọc mã thường phát ra tia sáng chùm phủ trên mọi góc độ nên có thể quét chiều nào cũng được, rất dễ dàng và chính xác.
4 cách phân biệt các loại máy đọc mã vạch - có thể bạn chưa biết ?
4 cách phân biệt các loại máy đọc mã vạch – có thể bạn chưa biết ?

3. Phân biệt máy đọc mã vạch theo cổng giao tiếp

Có 3 loại cổng giao tiếp mà máy quét mã vạch thường sử dụng:

  • Máy đọc mã vạch dùng cổng Keyboard
  • Máy đọc mã vạch dùng cổng RS-232
  • Máy đọc mã vạch dùng cổng USB

4. Phân biệt máy đọc mã vạch theo cấu tạo

  • Máy đọc mã vạch cầm tay
  • Máy đọc mã vạch để quầy hay
  • Máy đọc mã vạch để bàn Desktop
  • Máy đọc mã vạch dạng đọc thẻ, coupon, tài liệu
  • Máy đọc mã vạch không dây “Mẹ bồng con”
  • Máy đọc mã vạch Portable Data Terminal
  • Máy quét mã vạch công nghiệp
  • Máy đọc mã vạch dạng kéo thẻ

Dù có nhiều cách để phân biệt các loại máy đọc mã vạch xong cách phân biệt thứ 2 theo công dụng vẫn được người bán và người mua sử dụng nhiều và phổ biến nhất.

Có mấy loại máy in mã vạch ? Đâu là tiêu chí để phân loại máy in mã vạch chính xác ?

Tin tức về Nhà cửa & Đời sống

Comfee CVC-SBLA1(B): Siêu phẩm hút bụi cầm tay, đánh bay mọi vết bẩn chỉ trong nháy mắt!

Comfee CVC-SBLA1(B): Siêu phẩm hút bụi cầm tay, đánh bay mọi vết bẩn chỉ trong nháy mắt!

Comfee CVC-SBLA1(B) không chỉ là một chiếc máy hút bụi thông thường, mà còn là một siêu phẩm công nghệ, hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm làm sạch hoàn toàn mới. Với thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi và công suất mạnh mẽ, chiếc máy này sẽ giúp bạn đánh bay mọi vết bẩn chỉ trong nháy mắt.