5 điều nhất định phải biết khi mới sử dụng máy ảnh DSLR

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng sử dụng hiệu quả chiếc máy ảnh đầu tiên của bạn cho bước đầu tiên trên con đường nhiếp ảnh.

Bạn đang có ý tưởng muốn mua chiếc DSLR đầu tiên của mình? Và mong muốn chụp được hình ảnh đẹp, ấn tượng. Nhưng có trên tay chiếc máy ảnh chuyên nghiệp đầu tiên, bạn dễ rơi vào “cảnh” choáng ngợp và hết sức đau đầu trước những chức năng và thông số của nó. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng sử dụng hiệu quả chiếc máy ảnh một cách phù hợp nhất cho bước đầu tiên trên con đường nhiếp ảnh.

Không sử dụng Auto quá nhiều

Sai lầm lớn nhất của người dùng máy ảnh DSLR mới là quá phụ thuộc vào chế độ chụp hình tự động (Auto). Trên các máy ảnh chuyên nghiệp, chế độ A sẽ cho khả năng chụp hình khá tốt bởi lẽ cảm biến được cài đặt sẵn cho các chế độ được tích hợp trong máy. Vì thế, nếu bạn muốn chụp những tấm ảnh phá cách thì sẽ khó thực hiện bởi lẽ chính vì quá lạm dụng A mà bạn mù tịt các thông số và khó kiểm soát được chất lượng ảnh.ISO – Khẩu độ – Tốc độ màn trập

Một bức ảnh được tạo ra bằng cách nắm bắt ánh sáng vì thế mối quan hệ giữa các yếu tố ISO, khẩu độ, tốc độ màn trập rất quan trọng.ISO dùng để chỉ độ nhạy khi thu ánh sáng có sẵn trên máy ảnh. Con số thấp nhất để chỉ độ nhạy thấp, ở ISO thấp chất lượng hình ảnh thu được sẽ mịn và ít noise hơn so với ISO cao. Khi tăng ISO lên và chụp trong môi trường ánh sáng quá thấp hình ảnh nhận được sẽ không được sắc nét.

Tốc độ màn trập là lượng thời gian màn trập của máy ảnh được mở để lộ ánh sáng đi tới cảm biến của máy ảnh. Tốc độ chậm sẽ cho phép nhiều ánh sáng – tất nhiên hình ảnh thu được sẽ mờ hơn- còn tốc độ nhanh hơn sẽ cho ít ánh sáng đi qua. Tốc độ màn trập sẽ phụ thuộc vào ý tưởng chụp hình của bạn.

Khẩu độ là từ chỉ kích thước mở của ống kính cho phép ánh sáng đi qua màn trập chiếu vào cảm biến của máy ảnh. Thông số này được đo lường bằng f-stop.

Tìm hiểu kĩ các tính năng Manual của máy ảnh

Để nhanh chóng hiểu được chiếc DSLR của mình bạn cần phải học hỏi và tìm tòi phần PASM của DSLR. PASM là từ viết tắt của Program, Aperture, Shutter, và các chế độ Manual, mặc dù đối với người dùng Canon thì từ viết tắt này có đôi chút xa lạ.

Program là “con đường” để bạn có thể thực hiện và sử dụng được đầy đủ các thế mạnh trên chiếc DLSR của mình vì nó cho phép chọn lựa tốc độ màn trập tối ưu với chế độ mở. Và bạn có thể điều chỉnh bằng tay các thông số để ghi được hình ảnh đẹp và theo đúng ý tưởng của bạn.

Aperture Priority là chế độ cung cấp cho bạn toàn quyền kiểm soát các thiết lập khẩu độ của máy và thiết lập độ sâu của trường ảnh. Nhờ vào khả năng tự động cài đặt tốc độ màn trập dựa trên phân tích của cảm biến. Nếu bạn không chụp các đối tượng có tốc độ chuyển động nhanh hoặc muốn có độ sâu cụ thể của trường ảnh thì nên sử dụng chế độ này.

Tốc độ màn trập nhanh sẽ dễ dàng nắm bắt những hình ảnh động, nhưng đồng thời nó cũng không cho phép ống kính có nhiều thời gian để kịp điều chỉnh khẩu độ. Dù vậy, tính năng này sẽ rất phù hợp khi chụp ảnh thể thao.

Với chế độ điều chỉnh bằng tay sẽ cho phép bạn có toàn quyền kiểm soát tất cả các yếu tố và chức năng của máy ảnh. Có thể nó sẽ gây khó khăn cho bạn trong thwoif gian đầu nhưng không có cách nào tốt hơn để bạn học hỏi và tìm hiểu về cơ chế hoạt động của chiếc máy ảnh DSLR

Hiểu biết về flash

Nhiều máy ảnh DSLR có tích hợp sẵn một cửa sổ pop-up flash khá tiện khi bạn chụp trong môi trường thiế sáng. Nhưng flash này thường chớp trực tiếp vào đối tượng của bạn nên gây ra tình trạng viền đen trên ảnh. Vì thế, một chiếc đèn flash chuyên dụng là cần thiết để bạn có thể kiểm soát ánh sáng được linh hoạt hơn.

Bạn cũng có thể thử nghiệm hiệu ứng đặc biệt khi tắt flash của máy ảnh và đặt nó trong bounce flash và bạn sẽ nhận được hình ảnh phản xạ ánh sáng thú vị.

Ống fix hay ống zoom

Việc lựa chọn góc chụp là phần khó nhất và để đáp ứng được ý tưởng chụp thì khoảng cách chính xác để chụp cần phải được tính toán chuẩn.Không có câu trả lời là đúng hoàn toàn khi đưa ra lời khuyên cho bạn nên sử dụng ống kính zoom hay ống kính fix với đề tài bạn muốn chụp. Nếu bạn có khoảng cách đủ gần để chụp thì không cần phải dùng tới ống zoom.

Nhưng riêng với những đối tượng chụp nhu động vật hoang dã, chụp toàn cảnh thì nên sử dụng ống zoom với tiêu cự tốt nếu không hình ảnh bạn thu được sẽ như mớ hỗn độn không rõ ràng.

Xem lại hình ảnh bạn đã chụp

Chất lượng hiện thị của các máy DSLR là cải tiến tuyệt vời giúp bạn ngay lập tức xem được “thành quả” của mình. Nó còn giúp bạn biết được tấm ảnh vừa chụp đã đẹp hay chưa? Và có cần chụp lại tấm ảnh khác không? Góc bạn vừa chụp liệu có hiệu quả, có cần phải di chuyển để lấy được tấm hình ưng ý? Nếu bạn đã có thời gian thì nên lại ảnh bằng máy tính bảng và laptop để có thể nhận ra được độ mịn và sắc nét của ảnh.

T.T (Theo Gizmodo)

Tin tức về Tư vấn mua sắm

Đánh giá so sánh máy làm sữa hạt Olivo CB400

Đánh giá so sánh máy làm sữa hạt Olivo CB400

Máy làm sữa hạt Olivo CB400 đáp ứng được nhu cầu sử dụng của gia đình nhỏ từ 2 - 4 người. Cùng xem qua bài đánh giá dưới đây để hiểu rõ hơn về dòng máy này nhé!