1. Cách thải độc tự nhiên cho da
1.1. Chế độ ăn uống thải độc từ bên trong
Nên sử dụng, bổ sung các nhóm thực phẩm giàu Vitamin C làm đẹp da, chống mỏi mệt: cam, kiwi, súp lơ… và các loại rau lá xanh như cải thìa, rau chân vịt, cần tây. Đồng thời, các loại hạt như hạt lanh, hạt chia bởi đây đều là các loại rau củ tốt cho da, giúp thanh lọc và loại bỏ độc tố. Nên uống nước thường xuyên và bổ sung một số loại thực phẩm như trứng gà, nấm, tỏi để trung hòa và loại bỏ các kim loại nặng.
1.2. Luyện tập thể dục thường xuyên
Luyện tập thể dục thường xuyên để cải thiện sức khỏe, nâng cao khả sức đề kháng. Thông qua việc bài tiết mồ hôi, làn da của bạn cũng có thể được loại bỏ những chất độc đang bị lắng cặn.
1.3. Sử dụng các liệu pháp thải độc da an toàn
Có rất nhiều liệu pháp thải độc khi da bị nhiễm độc kim loại nặng hiện đang được áp dụng như xông hơi, sử dụng mặt nạ thải độc hoặc viên uống… Tuy nhiên, nên tìm hiểu thật kỹ trước khi áp dụng và tốt nhất cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Mặt khác, bạn có thể tham khảo và săn voucher massage tại các spa chuyên nghiệp, trải nghiệm các liệu pháp xông hơi, thư giãn tinh thần, thổi bay mọi stress.
1.4. Tẩy da chết thường xuyên, đúng cách
Nên tẩy da chết thường xuyên, khoảng 1 tuần/lần. Lưu ý sử dụng đúng cách các loại kem tẩy da chết nhẹ nhàng, an toàn cho da giúp loại bỏ lớp tế bào già cằn cỗi trên bề mặt, vừa đẩy nhanh quá trình thẩm thấu các dưỡng chất qua da.
2. Phòng ngừa nhiễm chì trên da
2.1. Dùng mỹ phẩm nguồn gốc organic, hạn chế tối đa các thành phần hóa học trên da
Tốt nhất nên mua trải nghiệm dòng mỹ phẩm chăm sóc da mặt organic, chiết xuất tự nhiên hoặc sử dụng các loại rau củ, hoa quả giàu vitamin để chăm sóc da tại nhà một cách an toàn và tiết kiệm.
2.2. Rửa mặt, tẩy trang kỹ sau mỗi lần trang điểm
Rửa mặt, tẩy trang kỹ sau khi trang điểm hoặc khi ra đường tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi và các chất độc hại. Hoặc bạn có thể dùng các dòng tẩy trang nước, dầu hoặc kem làm sạch dễ dàng và vô cùng dịu nhẹ. Đồng thời, nên sử dụng các loại mỹ phẩm ít bám dính do thành phần kim loại nặng như chì sẽ thấp hơn những sản phẩm lâu trôi, bền màu.
Đôi khi mọi người thường nhầm lẫn các biểu hiện da bị nhiễm độc kim loại nặng với những bệnh lý khác về da như dị ứng, lão hóa da… nên hướng điều trị thường gặp nhiều khó khăn và kéo dài. Chính vì vậy, khi có bất cứ những dấu hiệu bất thường nào trên da, người bệnh cần tới ngay các trung tâm y tế chuyên khoa để khám, điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến.