7 cách đi xe máy điện vừa ngầu sang mà lại an toàn tránh xa rủi ro

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Bạn có biết, cách đi xe máy điện như thế nào ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thọ của xe cũng như sự an toàn cho người sử dụng? Dưới đây là bảy nguyên tắc vàng bạn không nên bỏ qua nếu đang điều khiển phương tiện này.

1. Không vặn tay ga rộng khi khởi động

Đây là điều cần chú ý đầu tiên trong cách đi xe máy điện an toàn. Sau khi cảm thấy thoải mái, ngồi đúng tư thế, bạn tiến hành khởi động xe và vặn ga để xe di chuyển. Cách khởi động xe máy điện cũng giống như các loại xe máy ga thông thường khác. Tuy nhiên, điều bạn phải lưu ý là không nên vặn tay ga rộng ngay lập tức sau khi khởi động. Bởi việc vặn tay ga rộng tuy có thể khiến xe di chuyển nhanh hơn nhưng lại nguy hiểm hơn. Khi mới khởi động bạn chưa định hình được các mối nguy hiểm xung quanh, nếu đi với tốc độ nhanh sẽ khiến bạn dễ bị đột ngột, giật mình khi các phương tiện khác di chuyển đến. Hơn nữa, việc vặn ga nhanh có thể khiến bạn bị mất thăng bằng, bị ngã. Do đó, sau khi khởi động xe máy điện bạn nên vặn ga từ từ. Điều này vừa đảm bảo an toàn cho bạn vừa giúp tăng tuổi thọ cho ắc quy.

2. Đội mũ bảo hiểm đúng quy định

Xét về quy định chung của nhà nước thì người điều khiển và người ngồi trên xe máy điện phải đội mũ bảo hiểm như bình thường. Xét về độ an toàn thì việc mua mũ bảo hiểm chất lượng đảm bảo an toàn tính mạng mọi người. Do đó, bạn đừng quên cách đi xe máy điện an toàn bao gồm cả việc đội mũ bảo hiểm đạt chất lượng và cài dây đúng cách nhé.

Đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn khi đi xe máy điệnĐội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn khi đi xe máy điện.

3. Tham gia giao thông đúng tốc độ

Ngoài việc tìm hiểu xe máy điện đi được bao nhiêu km thì bạn còn nên chú ý đến tốc độ tối đa đảm bảo an toàn của xe. Hiện nay, xe máy điện có khả năng đi được đến 90km trên một lần sạc đầy và tốc độ tối đa theo quy định là 35km/h. Nếu bạn đi xe với tốc độ nhanh hơn không chỉ vi phạm quy định mà quan trọng hơn là sẽ không đảm bảo an toàn cho người điều khiển, đặc biệt là khi có những tình huống bất ngờ xảy ra mà bạn không quan sát, xử lý kịp.

4. Dừng xe đúng cách

Trước khi chạm đất bạn phải đảm bảo hai chân có thể chạm được đến đất. Nếu không thể chạm được tới đất thì bạn phải điều chỉnh lại yên xe. Khi đã dừng xe hoặc dắt xe thì bạn nhớ tắt công tắc điện để đề phòng trường hợp vô tình vặn tay ga gây nguy hiểm cho người dùng. Tốt nhất là khi đã xuống xe thì nên tắt nguồn và rút chìa khóa ra khỏi ổ khóa của xe.

Trường hợp bạn phải dừng xe vì gặp chướng ngại vật thì không nên phanh quá gấp. Điều này rất nguy hiểm nếu bạn đi xe máy điện có phanh đĩa. Tốt nhất là bạn nhả ga để xe dừng từ từ và đồng thời bóp nhẹ cả hai phanh để tránh va chạm với các chướng ngại vật.

5. Sạc điện, ắc quy an toàn

Một cách đi xe máy điện an toàn, đạt tiêu chuẩn nữa là sạc điện cho ắc quy đúng cách. Thời điểm tốt nhất để sạc pin là khi xe đã đi được hơn một nửa năng lượng. Với những xe máy điện không đi thường xuyên thì ít nhất một tuần cũng phải sạc được một lần để tăng tuổi thọ cho ắc quy.

Có thể sạc xe máy điện trực tiếp trên xe nhưng phải đảm bảo vị trí cao ráo, không ẩm ướtCó thể sạc xe máy điện trực tiếp trên xe nhưng phải đảm bảo vị trí cao ráo, không ẩm ướt.

Khi sạc pin bạn có thể sạc trực tiếp hoặc có thể lấy ắc quy ra khỏi xe để sạc. Bạn cần chú ý đầu vào phải đảm bảo tương thích với đầu vào của ắc quy. Tuyệt đối không sạc xe máy điện từ nguồn điện của máy phát. Bạn nên đặt bình sạc hoặc chọn vị trí sạc thoáng mát, sạch sẽ, tránh ẩm ướt và không để dung dịch, hỗn hợp nào dính thấm vào bộ phận nạp điện.

6. Không chở quá tải trọng xe

Mặc dù các loại xe máy điện hiện nay được trang bị khung xe bằng thép có khả năng chịu được tải trọng tới 180kg nhưng theo khuyến cáo chỉ nên để hai người ngồi trên xe mà thôi. Không nên chở từ ba người trở lên hoặc chở các đồ vật, hàng hóa cồng kềnh sẽ gây nguy hiểm cho người dùng và những người điều khiển phương tiện giao thông khác.

Chỉ nên đi từ một đến hai người trên xe máy điện để đảm bảo tải trọng an toànChỉ nên đi từ một đến hai người trên xe máy điện để đảm bảo tải trọng an toà.

7. Vệ sinh thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ

Bạn có biết, việc xe máy điện đi được bao nhiêu km có mối liên quan rất lớn đến việc vệ sinh, bảo dưỡng xe không? Bởi nếu bộ phận nào đó của xe bị hư hỏng, đặc biệt là pin xe mà bạn không biết thì chắc chắn quãng đường đi được mỗi lần sạc đầy của bạn sẽ giảm xuống nhanh chóng. Lý do là bởi sau một thời gian sử dụng, các bộ phận của xe có thể bị hỏng hóc, hao mòn như yên, đinh ốc, giỏ, pin, xích… Do đó, bạn phải vệ sinh và đi bảo trì, bảo dưỡng định kỳ để phát hiện sớm các lỗi và sửa chữa kịp thời. Thời gian lý tưởng được khuyến cáo để bạn đi bảo dưỡng là từ ba đến sáu tháng.

Tin tức về Xe điện

Giải đáp: Xe đạp điện chạy bằng pin hay ắc quy tốt hơn

Giải đáp: Xe đạp điện chạy bằng pin hay ắc quy tốt hơn

Chọn xe đạp điện chạy ắc quy hay pin là câu hỏi luôn “bay nhảy” trong đầu người tiêu dùng bởi ít người hiểu rõ được mặt lợi và hại của hai loại hình lưu trữ năng lượng này. Hãy cùng Websosanh đi tìm hiểu chi tiết nhé.
Đánh giá xe máy điện Vinfast Klara S 2023

Đánh giá xe máy điện Vinfast Klara S 2023

Những thông tin đánh giá xe máy điện Vinfast Klara S 2023 trong bài viết dưới đây sẽ giúp người sử dụng hiểu hơn về chất lượng xe điện này của thương hiệu Vinfast.
Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!