8 loại filter máy ảnh chụp chân dung, phong cảnh tạo hiệu ứng mới lạ

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Filter máy ảnh có công dụng gì? Các loại filter nào cho ống kính thì phù hợp nhất? Nếu các bạn còn đang thắc mắc về câu hỏi trên hãy cùng Websosanh thông qua bài viết sau tìm đáp án cho câu trả lời nhé.

1. Filter là gì? Filter có tác dụng gì trong chụp ảnh?

Filter dịch sang tiếng Việt có nghĩa là kính lọc. Tác dụng của filter là dùng để lọc các loại ánh sáng. Ánh sáng tự nhiên có rất nhiều màu sắc khác biệt và nó tác động nhiều lên một bức ảnh.

Filter máy ảnh là gì? Kính lọc filter là một lớp kính thủy tinh được đặt trước ống kính để bảo vệ thấu kính hoặc tạo khác biệt cho ảnh. Có rất nhiều các loại kính lọc tùy vào mục đích người sử dụng. Các bạn có thể chọn cho mình một loại kính lọc theo nhu cầu sử dụng. Trong việc chụp ảnh, filter đã trở thành một công cụ không thể thiếu. Một bức ảnh sẽ không được xem là hoàn hảo nếu thiếu filter. Filter có 5 công dụng như sau:

  • Giúp tạo hiệu ứng mới lạ cho bức ảnh theo ý đồ người chụp
  • Giúp cho Lens có thể chụp trong nhiều điều kiện đặc biệt
  • Giúp chỉnh sửa ảnh hậu kỳ được nhanh chóng
  • Giúp bảo vệ thấu kính ống Lens
  • Bù đắp khiếm khuyết của Lens và máy ảnh, giúp tăng chất lượng ảnh chụp
Kính lọc filter của máy ảnh
Kính lọc filter của máy ảnh

2. Các loại Filter phổ biến hiện nay

2.1. Filter UV

Đây là một trong những loại kính lọc có khả năng ngăn tia cực tím đi vào bên trong thấu kính. Tia UV là loại ánh sáng mà mắt thường không thể nhìn thấy. Nếu tia này lọt vào bên trong sẽ có tác dụng xấu đến cảm biến ảnh. Filter UV còn loại ra được những thành phần như sương mù hoặc khói, giảm ảnh hưởng tối đa đến chất lượng những bức ảnh. Ngoài những công dụng trên thì việc ngăn bụi bẩn và các tia nước đến từ filter này cũng rất tốt.

Một loại filter UV phổ biến
Một loại filter UV phổ biến

2.2. Filter phân cực (CPL)

Hẳn có rất nhiều bạn thắc mắc filter CPL là gì? Filter này sẽ giúp chúng ta có thể chụp xuyên chất liệu kính, chụp bầu trời cho màu sắc đẹp hơn. CPL giúp cản trở những tia sáng gây lóa khi chụp các bề mặt phản xạ. Vì Filter này được cố định một phần nên bạn có thể tự do xoay để phân cực.

2.3. Filter ND (trung tính)

Nếu bạn muốn chụp một bức ảnh ở tốc độ thấp nhưng có số hiệu ứng đẹp mắt thì Filter ND là một phụ kiện không thể thiếu. Vậy filter ND là gì? Filter ND cho phép tăng hiệu quả xóa phông ảnh. Bạn có thể tự thay đổi mức độ giảm sáng cũng như cố định nó.

Neutral-density filter giúp giảm sáng cho ảnh
Neutral-density filter giúp giảm sáng cho ảnh

2.4. Filter GND

GND Filter còn được gọi với một cái tên khác là kính lọc phân cực. Filter này chỉ cản ánh sáng từ một phía nhất định. Điều này giúp chúng ta thấy được chi tiết ở cùng cực ánh sáng. Nó thường được sử dụng khi chúng ta chụp các ảnh có cả nền bầu trời và cảnh vật mặt đất. Để sử dụng loại filter này bạn cần một bộ gồm Holder, ring, filter holder.

Bạn có thể chọn loại holder và ring tùy thuộc theo kích cỡ của lens. Các bạn có thể lựa chọn kính lọc phân cực chất lượng của hãng Hoya, B+W và một số thương hiệu ưu tín khác.

2.5. Filter Color (Kính lọc màu)

Filter color hay còn được biết tới là CSS filter. Đây là một công cụ mạnh mẽ mà các nhiếp ảnh gia có thể sử dụng để đạt được các hiệu ứng hình ảnh khác nhau. (giống như các bộ lọc Photoshop cho trình duyệt). Thuộc tính của filter CSS giúp người sử dụng có các hiệu ứng như làm mờ hoặc chuyển màu khi hiển thị phần tử trước khi phần tử được hiển thị. Bộ lọc thường được sử dụng để điều chỉnh hiển thị hình ảnh, nền hoặc đường viền.

2.6. Black & White filter (Kính trắng đen)

Black & white, rất rõ để hiểu rằng nó là trắng và đen. Loại filter này giúp một bức ảnh có hiệu ứng màu trắng đen. Filter này chặn bất kỳ màu sắc nào khác vào bên trong cảm biến ảnh. Hoặc bạn có thể chọn chiếc máy ảnh không gương lật nhỏ gọn với mức giá từ 7 triệu có sẵn những hiệu ứng đen trắng.

Filter Black & White cho ảnh có màu trắng đen tự nhiên
Filter Black & White cho ảnh có màu trắng đen tự nhiên

2.7. Close-up Filter (Kính lọc macro, chụp cận)

Loại kính lọc này được những nhà nhiếp ảnh thường sử dụng chức năng macro lựa chọn. Kính chụp cận cảnh là một loại thấu kính phụ cho phép chụp macro mà không cần dùng ống kính chuyên dụng.

2.8. Filter tạo hiệu ứng

Filter này mang lại cho hình ảnh các hiệu ứng đặc biệt với những màu sắc khác nhau. Tuy nhiên đây là một loại filter không được ưa chuộng lắm do tác dụng vẫn chưa hoàn toàn như người sử dụng mong muốn.

2.9. Các loại Filter khác

Ngoài những loại filter đã kể trên còn rất nhiều các loại filter khác. Một số hãng sản xuất kính lọc: thương hiệu nổi tiếng Hoya, Benro,… Mỗi loại filter khác nhau đều mang tới một công dụng khác nhau. Nhưng tác dụng nhìn chung mà các loại filter mang lại là đều được sử dụng để lọc ánh sáng cũng như tạo nên những hiệu ứng cho bức ảnh ảnh. Các bạn cần phải biết biết cách chọn máy ảnh chuyên nghiệp như thế nào và sau đó hãy tìm hiểu thông tin về filter để có thể lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp và ưng ý.

Một số loại filter khác nhau
Một số loại filter khác nhau

3. Những lưu ý quan trọng về Filter cần quan tâm khi mua

3.1. Xác định đúng loại kính lọc phù hợp với nhu cầu

Để mua một kính lọc phù hợp bạn cần xác định được nhu cầu sử dụng cũng như mục đích khi mua. Hiện nay có rất nhiều các loại filter UV có giá rẻ mà có thể bảo vệ ống kính rất tốt. Loại “lọc sắc” ít được sử dụng vì loại này cần một máy ảnh xịn có thể cân bằng trắng hình ảnh.

Kích thước của filter cũng phải phù hợp với ống lens của máy ảnh. Filter lắp phía trước sẽ được ưa chuộng hơn loại ren xoáy vì tính hữu dụng. Tuy nhiên sẽ làm mất thẩm mỹ và cồng kềnh.

3.2. Hệ số lọc (khác nhau với mỗi loại)

Kính lọc cản được 1 khẩu độ ánh sáng được gọi là kính hệ số 2. Kính lọc được 2 khẩu độ ánh sáng là kính hệ số 4….

3.3. Hệ số trong suốt (cho phép ánh sáng đi qua, và chất lượng ảnh chụp)

Kính lọc UV, skylight là những loại kính có hệ số trong suốt. Nhưng đa phần những kính lọc có màu sắc cũng có thể cản 1 ít ánh sáng đi qua kính.

3.4. Chất liệu của Filter

Các loại filter có thể được sử dụng bằng quang kính hoặc nhựa tổng hợp. Màu sắc trên filter tùy thuộc vào loại kính và chức năng mà loại kính lọc đó mang lại.

3.5. Khả năng tương thích của Filter với ống lens

Khả năng filter tương thích với lens tùy thuộc theo khẩu độ mà lens của bạn sở hữu. Đa số các filter đều có thể lắp vào lens máy ảnh khác nhau.

3.6. Cách bảo quản, vệ sinh Filter

Để bảo quản filter và giữ cho kính luôn được tốt thì bạn không nên sử dụng filter quá 2 lớp. Sau khi sử dụng bạn nên lau Filter thường xuyên bằng khăn khô và sạch.

Vệ sinh filter thường xuyên và cẩn thận
Vệ sinh filter thường xuyên và cẩn thận

3.7. Xuất xứ , thương hiệu

Hãng kính lọc Benro lâu năm nhất ở Anh. Và mỗi hãng sản xuất kính khác nhau đều sử dụng danh sách kính lọc khác nhau. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại filter khác nhau với những thương hiệu uy tín. Nhưng kính lọc phù hợp nhất phải dựa theo nhu cầu và mong muốn của bạn.

Như vậy bài viết này đã cho bạn biết được định nghĩa và các loại filter hiện có trên thị trường, tư vấn cho các bạn cách lựa chọn filter phù hợp nhất cho máy ảnh.

Tin tức về Máy ảnh

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Huawei P40 Pro là điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei. Xây dựng dựa trên những thành công của thế hệ P20 Pro và P30 Pro trước đó, P40 Pro được nhắm mục tiêu cụ thể đến các nhiếp ảnh gia. Cùng khám phá xem chiếc camera của Huawei P40 Pro đem đến những gì.
Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Bây giờ khi mọi người nói về máy ảnh không gương lật, nhiều người cũng nghĩ đến sự tuyệt chủng của DSLR. Nhưng Pentax không nghĩ vậy, hãng vẫn tin tưởng vào DSLR và tiếp tục công việc của mình. Pentax K3 III ra đời tiếp nối dòng Pentax quen thuộc và được xem như trụ cột của dòng cảm biến DSLR APSC.
Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!