1. Vì sao nệm cao su bị mốc?
Nệm cao su sau một thời gian sử dụng thường xuất hiện nấm mốc, mùi hôi. Có nhiều nguyên nhân để giải thích tình trạng này. Về khách quan, do nước ta thuộc khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, độ ẩm trong không khí luôn cao quanh năm, cộng thêm bụi bẩn từ không khí tích tụ trên bề mặt nệm nên rất dễ dẫn đến tình trạng nấm mốc. Về chủ quan, ăn uống trên giường, không phơi phóng nệm, không vệ sinh nệm đúng cách là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nệm có mùi hôi, mốc.
2. Hướng dẫn 9 cách xử lý nệm cao su bị mốc tại nhà hiệu quả
2.1. Xử lý nệm mốc bằng chanh
Chanh là nguyên liệu phổ biến, dễ kiếm và giá thành rất “hạt dẻ”. Sử dụng chanh để tẩy sạch nấm mốc trong nệm cao su cũng rất hiệu quả, bởi trong chanh chứa một hàm lượng acid tự nhiên – có tác dụng làm sạch vết bẩn, vết mốc.
Hướng dẫn vệ sinh nệm bị mốc bằng chanh như sau: Lấy một chiếc khăn sạch nhúng vào chén nước cốt chanh đã vắt sẵn rồi thoa đều lên vùng đệm bị mốc. Sau đó, đem nệm đi phơi nắng khoảng vài giờ.
2.2. Tẩy sạch nấm mốc trên đệm bằng baking soda
Một trong những cách xử lý nệm cao su bị mốc quen thuộc và hiệu quả là dùng baking soda. Như ta đã biết, baking soda cho phép đánh bay dầu mỡ, vết bẩn cứng đầu trên rất nhiều bề mặt (kim loại, vải, kính…) một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.
Để xử lý vùng bị nấm mốc, đầu tiên bạn làm ướt bề mặt đệm bằng khăn ướt, tiếp đến là rắc đều bột baking soda lên. Sau khoảng 30 phút, bạn dùng máy hút bụi hút sạch baking soda, đồng thời dùng bàn chải nhẹ và làm khô bề mặt nệm là xong.
2.3. Làm sạch nệm mốc bằng hóa chất chuyên dụng
Trên thị trường có nhiều hóa chất chuyên dụng tẩy mốc an toàn như dung dịch amoniac, thuốc tím, sản phẩm chứa chất chlorine dioxide (Clo2),… Cách thực hiện như sau: bạn thoa đều dung dịch thuốc tím lên vùng bị mốc, chờ ráo thì thoa tiếp dung dịch amoniac và dùng bàn chải, xà bông chải nhẹ để vết mốc bay đi.
Bên cạnh đó, các chất diệt nấm mốc – thường bao bì sản phẩm có ghi chữ “encapsulate” hoặc “mold barrier” cũng là cách hữu hiệu phòng ngừa nấm mốc quay trở lại, nhất là vào những ngày mưa ẩm ướt.
2.4. Dùng hỗn hợp thuốc tím loại trừ nấm mốc trên nệm
Có thêm một cách trị nấm mốc với thuốc tím và dung dịch NaHSO3 nữa. Đầu tiên, bạn thoa dung dịch thuốc tím lên vùng nệm bị mốc, chờ ráo thì thoa tiếp dung dịch NaHSO3 lên, ngâm khoảng nửa tiếng, sau đó giặt lại là xong.
2.5. Cách dùng máy hút bụi xử lý nệm bị mốc
Bạn dễ dàng sử dụng máy hút bụi hỗ trợ quá trình xử lý nệm bị mốc bằng các chất tẩy dạng bột như baking soda, phấn rôm… Sử dụng máy hút bụi thế hệ mới, tích hợp thêm nhiều tính năng hiện đại thường xuyên cũng giúp khử mùi hôi trên nệm hiệu quả.
2.6. Dùng nước và cồn để khử mùi tiêu diệt mốc trên nệm
Đối với vết bẩn, nấm mốc cứng đầu bám trên bề mặt nệm, bạn hãy dùng nước và cồn để xử lý. Trước tiên cho một ít nước lên vùng nệm cần xử lý, đồng thời dùng khăn khô ấn mạnh vào để chất bẩn thấm bớt. Tiếp theo, bạn dùng dung dịch cồn thơm xịt vào vị trí đã đổ nước và lau sạch bằng khăn. Cách này rất hiệu quả cho nệm cao su có cấu trúc bọt hở Vạn Thành Standard.
2.7. Dùng sử dụng bột giặt làm sạch nệm đúng cách
Vì cấu trúc nệm dày, dễ ẩm mốc nên bạn càng hạn chế làm ướt càng tốt. Trường hợp phải làm ướt để khử mùi, nấm mốc bằng bột giặt thì phải thực hiện đúng cách. Bạn không nên đổ dung dịch bột giặt (đã hòa với nước) trực tiếp lên bề mặt nệm. Bạn chỉ nên dùng khăn sạch, nhúng qua hỗn hợp rồi chà lên vết bẩn, vết mốc rồi để khô.
2.8. Nước rửa chén
Trong nước rửa chén công thức mới luôn chứa thành phần tẩy rửa, cộng có mùi hương dễ chịu (hương chanh, cam) chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng về hiệu quả trị mốc của nó. Để thực hiện, bạn chuẩn bị hỗn hợp nước rửa chén, nước và giấm (nếu có). Sau đó, bạn chỉ cần dùng khăn sạch nhúng vào hỗn hợp rồi thoa lên vùng nệm bị mốc. Khi vết mốc đã bay đi, dùng khăn khô lau, đồng thời sử dụng máy sấy sấy khô vùng mới vừa xử lý.
2.9. Dùng phấn rôm
Cách xử lý nệm cao su bị mốc đơn giản, dễ dàng và tiết kiệm nữa đó là dùng phấn rôm để xử lý vùng nệm bị mốc. Cách thực hiện cũng giống như cách sử dụng baking soda ở trên, nghĩa là làm ướt vùng nệm mốc, rắc phấn rôm lên, chờ khoảng 30 phút thì làm sạch bằng máy hút bụi.
3. Phòng chống mốc cho nệm cao su như thế nào?
3.1. Tạo độ thông thoáng cho nệm cao su
Để hạn chế tình trạng nấm mốc, bạn nên tạo độ thông thoáng cho nệm cao su mỗi ngày bằng bỏ toàn bộ chăn, gối, ga giường ít nhất 30 phút. Điều này còn giúp khử mùi và ngăn chặn sự tích tụ vi khuẩn, nấm mốc gây mùi hôi trên nệm.
3.2. Vệ sinh và sử dụng ga gối đúng cách
Bạn không nên ăn uống ở trên nệm vì thức ăn dễ vương vãi xuống bề mặt nệm gây mùi hôi, ẩm mốc và dễ phát sinh vi khuẩn. Đồng thời, bạn hãy hút bụi nệm ít nhất 1 tháng 1 lần. Lưu ý là hút bụi tất cả bề mặt của nệm (mặt trên, mặt dưới).
3.3. Thường xuyên vệ sinh, phơi nắng nệm
Để tránh nấm mốc sinh sôi và phát triển, bạn hãy đem nệm ra phơi nắng ít nhất 2-3 tháng một lần. Vào những ngày nắng đẹp là lựa chọn lý tưởng cho việc phơi phóng, vệ sinh nệm hiệu quả.
3.4. Sử dụng loại nệm có khả năng kháng khuẩn
Bên cạnh những cách phòng chống mốc cho nệm kể trên, việc sử dụng loại nệm gì để hạn chế tình trạng nấm mốc cũng rất quan trọng. Hiện trên thị trường có nhiều sản phẩm nệm cao su có khả năng kháng khuẩn cực tốt với mức giá hợp lý, trong đó phải kể đến:
- Nệm cao su gòn ép Vạn Thành Ultra Care: Thành phần thiên nhiên an toàn khi nằm và được xử lý kháng khuẩn và chống nấm mốc, từ đó mang lại cho bạn một giấc ngủ êm ấm trọn vẹn. Giá sản phẩm tham khảo từ 879.000đ.
- Nệm cao su tổng hợp 4D Kim Cương màu xanh lá: Thiết kế đẹp mắt, độ đàn hồi tuyệt vời, áp dụng công nghệ kháng khuẩn hiện đại cùng giá thành chỉ từ 3.216.000đ.
- Nệm cao su thiên nhiên KYMDAN Deluxe 100 x 200 x 5 (cm): Chất liệu 100% cao su tự nhiên, có khả năng nâng đỡ cột sống và kháng khuẩn, chống nấm mốc. Giá tham khảo từ 11.350.000đ.
Hy vọng một số cách xử lý nệm cao su bị mốc cũng như cách phòng chống nấm mốc cho nệm nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả ở trên sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cả gia đình mình một cách trọn vẹn nhất.